Niễng | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Poales |
Họ (familia) | Poaceae |
Phân họ (subfamilia) | Ehrhartoideae |
Tông (
| Oryzeae |
Chi (genus) | Zizania L. |
Danh pháp hai phần | |
Z. latifolia (Griseb.) Turcz. ex Stapf | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Niễng hay củ niễng, giao bạch (tiếng Trung: 茭白; bính âm: Jiāobái), lúa bắp, lúa miêu (danh pháp hai phần: Zizania latifolia), là một loại cỏ lâu năm thuộc chi Zizania trong họ Hòa thảo (Poaceae). Đây là loài cỏ duy nhất trong chi này có nguồn gốc từ châu Á, trong khi các loài khác có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Với cả thân và hạt đều có thể ăn được, niễng được dùng như một loại cây lương thực. Hạt của nó từng là thực phẩm quan trọng ở Trung Quốc cổ đại và được thu hoạch từ niễng mọc hoang. Hiện tại, loài cây này đã trở nên hiếm trong tự nhiên và việc sử dụng nó như lương thực đã không còn phổ biến ở Trung Quốc và khu vực châu Á, tuy nhiên vẫn được trồng để lấy thân làm rau.
Miêu tả
Niễng có vẻ ngoài giống như lau sậy, thường sống dưới nước hoặc ở đất bùn, cao từ 1 đến 2,5 m. Cây có nhiều rễ, thân rễ và thân bò phát triển (đường kính 1 - 1,5 cm), thân đứng mịn, phần gốc to và xốp, phần ngọn thì gầy hơn. Lá hình mác, dài từ 0,3 đến 1 m, rộng 2 đến 3 cm, có bề mặt ráp và mép lá dày lên. Cụm hoa hình chùy dẹp, dài từ 30 đến 50 cm, với trục hoa to và nhiều nhánh, mang hoa cái màu vàng xanh phía trên và hoa đực màu tím phía dưới.
Niễng thuộc bộ Poales và họ Poaceae, cùng họ với lúa gạo, và cũng ra bông với hạt có thể nấu cơm. Trong tiếng Anh, cây này được gọi là lúa hoang (wild rice). Trong tiếng Trung, nó được gọi là cô (菰). Cây niễng phát triển chậm vào mùa đông, nở vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Hạt của nó gọi là giao bạch tử (茭白子), có thể được nấu thành cơm (điêu hồ phạn 雕胡饭) sau khi xay xát.
Tuy nhiên, niễng thường bị nhiễm một loại nấm than (Ustilago esculenta) khiến mầm ngọn phình to thành củ niễng và không thể ra hoa kết hạt. Nếu không thu hoạch củ niễng làm rau, ngọn này cũng sẽ bị thối và chết. Để trồng niễng, người ta phải giữ lại những mầm non chưa bị nấm và không gieo hạt. Do đó, việc trồng niễng rất khó khăn và không thể nhân giống dễ dàng.
Gieo trồng
Zizania latifolia từng được trồng như một cây lương thực ở châu Á. Thành công trong việc thu hoạch phụ thuộc vào sự hiện diện của nấm than Ustilago esculenta. Hiện nay, niễng chủ yếu được trồng để lấy thân phình to do bị nhiễm nấm, dùng làm rau. Nấm U. esculenta khiến thân niễng bị phì đại, các tế bào gia tăng kích thước và số lượng. Niễng không thể ra hoa kết hạt do sự nhiễm nấm, vì vậy người ta nhân giống niễng bằng phương pháp vô tính qua thân rễ. Các cây niễng mới bị nhiễm nấm có mặt ở môi trường trồng niễng. Thân phình to trong tiếng Việt gọi là củ niễng, còn ở Trung Quốc gọi là cao duẩn (高笋, gao sun) hoặc kal-peh-soon và giao bạch (茭白). Ở Nhật Bản, nó được gọi là makomotake. Đoạn thân phình có thể rộng tới 3-4 cm và dài tới 20 cm. Loài cây này đã được trồng ở Trung Quốc ít nhất khoảng 400 năm. Nó có mùi vị dễ chịu, mềm, và có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn, trở nên giòn khi xào. Mùa thu hoạch chính vào cuối thu và đầu đông (tháng 9-11).
Công dụng
Thảo dược
Cây niễng cung cấp một loại thuốc có tên giao bạch tử (茭白子 - Fructus Zizaniae), đây là hạt niễng được phơi khô hoặc sấy khô.
Ẩm thực
Thơ văn
Trong thơ Đường, bài thơ 'Trọ nhà Tuân Ảo dưới chân núi Năm Cây Tùng - Túc Ngũ Tùng Sơn Hạ Tuân Ảo Gia' (宿五松山下荀媪家) của Lý Bạch đã kể về việc bà chủ nhà đãi ông một bát cơm nấu từ hạt cây niễng, và sự biết ơn đến mức không thể ăn hết.
Hình ảnh
Chú thích
Thông tin về Zizania latifolia có thể tìm thấy trên Wikispecies Tư liệu liên quan đến Zizania latifolia có trên Wikimedia Commons