Đồng(II) nitrat | |
---|---|
Cấu trúc của đồng(II) nitrat | |
Mẫu đồng(II) nitrat trihydrat | |
Danh pháp IUPAC | Copper(II) nitrate |
Tên khác | Cupric nitrat Đồng đinitrat Đồng(II) nitrat(V) Đồng đinitrat(V) Cupric nitrat(V) Cuprum(II) nitrat Cuprum đinitrat Cuprum(II) nitrat(V) Cuprum đinitrat(V) |
Nhận dạng | |
Số CAS | 3251-23-8 |
PubChem | 18616 |
ChEBI | 78036 |
Số RTECS | GL7875000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ |
InChI | đầy đủ |
ChemSpider | 17582 |
UNII | 9TC879S2ZV |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Cu(NO3)2 |
Khối lượng mol | 187,5544 g/mol (khan) 232,5926 g/mol (2,5 nước) 241,60024 g/mol (3 nước) 295,64608 g/mol (6 nước) |
Bề ngoài | tinh thể màu dương (3 nước) |
Khối lượng riêng | 3,05 g/cm³ (khan) 2,32 g/cm³ (3 nước) 2,07 g/cm³ (6 nước) |
Điểm nóng chảy | 256 °C (529 K; 493 °F) (khan, phân hủy) 114,5 °C (238,1 °F; 387,6 K) (3 nước) 26,4 °C (79,5 °F; 299,5 K) (6 nước, phân hủy) |
Điểm sôi | 170 °C (443 K; 338 °F) (3 nước, phân hủy) |
Độ hòa tan trong nước | 3 nước: 381 g/100 mL (40 ℃) 666 g/100 mL (80 ℃) 6 nước: 243,7 g/100 mL (80 ℃) |
Độ hòa tan | muối ngậm nước hòa tan tốt trong etanol, amonia, nước; không hòa tan trong etyl acetat tan trong hydrazin, hydroxylamin, urê, thiourê, selenosemicacbazit (tạo phức) |
MagSus | +1570,0·10 cm³/mol (3 nước) |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | trực thoi (khan và ngậm nước) |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | Ăn mòn, nguồn oxy hóa |
NFPA 704 |
0
1
3
|
PEL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu) |
REL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu) |
IDLH | TWA 100 mg/m³ (tính theo Cu) |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(II) sunfat Đồng(II) chloride |
Cation khác | Niken(II) nitrat Kẽm(II) nitrat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
(cái gì ?)
Tham khảo hộp thông tin |
Nitrat Đồng(II), với công thức hóa học Cu(NO3)2, là một hợp chất vô cơ có dạng tinh thể màu xanh dương. Muối khô của hợp chất này tạo thành các tinh thể lục lam và bay hơi trong không khí ở nhiệt độ 150–200 ℃. Nitrat Đồng(II) cũng tồn tại tự nhiên dưới dạng năm dạng ngậm nước khác nhau, trong đó các dạng phổ biến nhất là ngậm 3 và 6 phân tử nước. Những dạng này thường được sử dụng nhiều hơn trong thương mại so với trong phòng thí nghiệm.
Hợp chất khác
Cu(NO3)2 cũng có khả năng tạo thành các hợp chất với NH3 như các hợp chất tương tự của Đồng(II). Các hợp chất này bao gồm:
- Cu(NO3)2·2NH3 – bột hoặc tinh thể màu xanh dương;
- Cu(NO3)2·3NH3·2H2O – tinh thể màu xanh dương;
- Cu(NO3)2·4NH3 – tinh thể màu xanh dương (viết tắt: TACN);
- Cu(NO3)2·5NH3 – tinh thể màu xanh dương hoa ngô;
- 4Cu(NO3)2·23NH3 – tinh thể màu xanh sapphire;
- Cu(NO3)2·6NH3 – tinh thể màu dương đậm;
- Cu(NO3)2·7NH3 – tinh thể màu dương.
Phức tetramin của Đồng(II) nổ ở 257 °C (495 °F; 530 K), theo phương trình sau:
Với N2H4, phức của Đồng(II) nitrat với 2N2H4 sẽ hình thành màu xanh lục và dễ nổ.
Với NH2OH, nó tạo thành Cu(NO3)2·4NH2OH là tinh thể lớn, hình vuông màu tím đen.
Với CO(NH2)2, nó có thể tạo ra:
- Cu(NO3)2·3CO(NH2)2.3H2O – chất rắn dương nhạt, D = 1,62 g/cm³;
- Cu(NO3)2·4CO(NH2)2 – chất rắn dương, D = 1,91 g/cm³.
- Cu(NO3)2·6CO(NH2)2 – tinh thể màu xanh lam nhạt.
Với CON3H5, nó tạo Cu(NO3)2·2CON3H5 – chất rắn dương, D = 2,14 g/cm³.
Với CS(NH2)2, nó có thể tạo ra Cu(NO3)2·2CS(NH2)2 – tinh thể nâu đen, tan trong nước tạo dung dịch màu dương đen.
Với CSN3H5, nó tạo Cu(NO3)2·2CSN3H5 – tinh thể nâu.
Với CSeN3H5, hình thành Cu(NO3)2·2CSeN3H5 – một loại tinh thể màu nâu đen, ít tan trong nước, cồn, aceton, clorofom, và đioxan, không tan trong ete.