Lười. Một hiện tượng không xa lạ với chúng ta. Ai cũng đã từng nghe về ''lười'' và ai cũng từng trải qua cảm giác đó. Lười đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, từ việc không muốn làm việc đến việc không muốn học, không muốn vận động, không muốn chăm sóc bản thân và thậm chí là lười suy nghĩ.
Xã hội phát triển, công nghệ tiến bộ, và con người ngày càng bận rộn, làm cho vấn đề của sự lười trở nên phức tạp hơn. Nhưng liệu sự lười có đáng sợ đến vậy không? Đôi khi nó chỉ là cách thư giãn, giải trí sau những ngày căng thẳng mệt mỏi. Nhưng khi lười trở thành thói quen, nó trở thành một vấn đề cần phải giải quyết.
Chúng ta thường tự bào chữa cho sự lười của bản thân, cho rằng chỉ là cần thư giãn, sau một ngày làm việc căng thẳng. Nhưng không có cái gọi là một chút lười. Mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, đều là một chút lười. Ngay cả việc giảm cân cũng có những ngày cheat day, vậy tại sao chúng ta không cho phép bản thân thư giãn, nạp lại năng lượng? Nhưng vấn đề là nghỉ ngơi quá đà có hại.
Những bài luận về hậu quả của sự lười biếng đã được nhiều giáo viên đề cập. Nhưng nguyên nhân thực sự vì sao chúng ta lại lười biếng vẫn là một ẩn số. Bởi vì não bộ nói với chúng ta: ''Bạn đang làm việc''. Chúng ta tự tạo ra một cảm giác chăm chỉ, mặc dù thực tế chúng ta đang lười biếng. Chúng ta đặt ra mục tiêu, vẽ ra bức tranh thành công trong tương lai, nhưng thực tế, chúng ta chỉ là mải mê trong những ảo tưởng đó. Đôi khi động lực không đủ để chống lại sự lười biếng. Nếu không thể chiến thắng bản thân, sự lười biếng sẽ làm ta trở nên nhỏ bé.
Sự ảo tưởng và lười biếng dần thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta. Nó khiến chúng ta trở nên lười biếng, giam giữ chúng ta trong vòng quay của những nỗ lực không thực tế. Chính tôi, người viết những dòng này, cũng đang bị cuốn vào đó. Tôi lên kế hoạch cho mùa hè, tôi đặt ra mục tiêu, tôi đầy đau khổ với những câu cổ vũ, tôi mơ về thành công, tôi muốn là niềm tự hào của gia đình, muốn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người. Nhưng sáng thức dậy vào lúc 9, 10 giờ, tôi lại ngủ quên, hoặc lướt Facebook Watch. Tất cả những gì tôi làm chỉ là ngồi im, ăn uống, và sống trong mơ ước. Việc đầu tiên sau khi thức dậy là mở máy tính để kiểm tra new feed thay vì làm việc cần thiết.
Mùa hè sắp kết thúc rồi, bạn đã hoàn thành bài tập hè chưa? Bạn đã học được những kiến thức bạn dự định trước khi hè đến chưa?...
Lười đang trở nên phổ biến. Vậy chúng ta cần làm gì để vượt qua sự ảo tưởng đó?
''Không làm trái lòng lương tâm
Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn
Không ngần ngại trước chính bản thân
Không e ngại trước thời đại
Thực ra, mình cũng không có câu trả lời rõ ràng, nhưng mình muốn chia sẻ với bạn hai câu chuyện.
Câu chuyện đầu tiên: Mình có quen một người chị, năm nay chị ấy vừa hoàn thành kỳ thi đại học và kết quả không như mong đợi. Chị ấy học suốt ngày, suốt đêm, thậm chí khi mọi người đều đã ngủ say. Nếu mọi người cố gắng 100%, thì chị ấy phải cố gắng gấp đôi. Chị ấy không chỉ chăm chỉ mà còn được công nhận có tài năng, có thiên phú, nhưng kết quả không như ý muốn.
Người ta nỗ lực như vậy mà vẫn không thành công, vậy thì bạn cũng đừng nghĩ rằng bạn có thể ngồi yên và thu hoạch thành công.
Câu chuyện thứ hai: Đây là câu chuyện về một người anh mình quen, anh ấy lớn hơn tôi một đời nhưng lại học đại học muộn hơn tôi một năm. Anh ấy bỏ học từ cấp 3 từ lớp 11, đi làm gần 10 năm, lương tháng hơn 15 triệu nhưng quyết định trở lại trường. Thực ra, có nhiều bạn lớp 12 thi còn chưa chắc đã đỗ, thì làm sao một người đã bỏ học cả chục năm lại có thể thành công. Liệu anh ấy chỉ ngồi và trông chờ, hay là lướt TikTok trong khi chờ đợi giấy mời từ trường.
Chuyện đó không phải là hiếm trong thế giới khốc liệt này, các bạn trẻ ạ.
Nhiều người đổ lỗi cho hoàn cảnh, vì hoàn cảnh không tốt nên họ cho phép mình trở nên lười biếng, vì họ không nhận được sự giúp đỡ nên được phép lười biếng. Ôi bạn ơi, thủ khoa Đại học Y Hà Nội 2021 đã phải ngủ trong ống cống suốt 10 năm để nuôi bản thân. Bạn có dám khẳng định rằng hoàn cảnh khó khăn hơn không khi bạn đang cầm điện thoại, máy tính sành điệu đọc bài này.
Chúng ta không được lựa chọn nơi sinh ra, nhưng chúng ta có quyền quyết định tương lai của bản thân. Hoàn cảnh chỉ là một phần nhỏ trong việc xây dựng con người, không phải là lý do để đổ lỗi cho sự thất bại do lười biếng của bản thân.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe về kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc, kỳ thi được xem là khốc liệt nhất thế giới với hơn 10 triệu thí sinh tham gia. Đây thực sự là một con số khủng khiếp và cuộc cạnh tranh để giành được vé vào đại học thật sự là một cuộc chiến, khi chỉ có 3% trong số 10 triệu đó được nhận vào các đại học hàng đầu như Thanh Hoa hay Bắc Đại.
Ở Việt Nam, chênh lệch chỉ là 0,01 điểm, nhưng đôi khi đủ để phân định người đỗ và người trượt, khiến một số vui mừng, một số lạc lõng không biết tương lai sẽ ra sao.
Những con số nhỏ nhặt đó xuất phát từ những điều vô cùng nhỏ bé. Chỉ cần cố gắng một chút hôm nay, bạn sẽ đến gần hơn với cánh cửa thiên đường vào ngày mai.
Mỗi người có cách nhìn nhận và đối diện riêng, nhưng không nên mơ mộng xa vời, và lạc hồn trong ảo tưởng. Bố mẹ, thầy cô không thể thay đổi tư duy của bạn, chỉ có bạn mới có thể làm điều đó, chỉ có bạn mới có thể đánh thức ý chí và quyết tâm của chính mình. Chỉ có bạn xứng đáng nhận được thành quả từ nỗ lực thực sự của mình.
Hãy thức dậy, rời xa giường, mở sách ra, cầm bút viết bài, hãy bước đi xa khỏi những ảo mộng, đánh bại nỗi sợ hãi bên trong và nắm lấy thành công ở hiện tại.
''Tuyên thệ của các thí sinh Trung Quốc trước kỳ thi Cao Khảo:
Chúc các bạn
May mắn luôn đi cùng
Gặp lại nhau ở đỉnh cao thành công
Vươn lên trời cao
Hẹn gặp lại trong những tia nắng
Tác Giả: Trần Ngọc Hà