1. Hiện tượng nổi hạch sau tai là gì?
Hạch, còn được gọi là hạch bạch huyết, là những cụm tế bào nhỏ trong cơ thể, thường xuất hiện ở các vùng như nách, bựng, cổ, tai,... Hạch có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp phát hiện và loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
Những hạch này có tác dụng như các trạm kiểm soát an ninh trong cơ thể. Chúng chứa các tế bào bạch cầu, loại tế bào trong máu có nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh và loại bỏ các tế bào chết. Khi hạch bạch huyết sưng lên, đó là dấu hiệu tích tụ các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Hạch bạch huyết có nhiệm vụ như trạm kiểm soát an ninh của cơ thể
Vì vậy, chúng ta có thể thấy, hạch bạch huyết có tính chất hoàn toàn có lợi. Tuy nhiên, khi hạch bạch huyết sưng lên, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Vì vậy, khi bạn phát hiện ra hạch bạch huyết dưới da, hãy đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh sớm.
Trường hợp nổi hạch sau tai là hiện tượng phổ biến. Hạch bạch huyết nổi lên thường có kích thước nhỏ, chỉ như những hạt đậu xanh. Những hạt hạch này dễ khiến người ta nhầm lẫn với mụn trứng cá sau tai.
2. Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết sau tai
Một số nguyên nhân gây ra nổi hạch sau tai bao gồm:
-
Do rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.
-
Cơ thể bị nhiễm trùng, xuất hiện các loại vi khuẩn có hại.
-
Do hiện tượng ung thư di căn.
-
Mắc các bệnh nghiêm trọng như: HIV, viêm xương khớp, gout, nhiễm trùng ở răng, nhiễm trùng tai, viêm xoang, biến chứng của bệnh cảm cúm,...
-
Biến chứng do bệnh lao cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở tai.
-
Với các trẻ em có hệ miễn dịch yếu, hiện tượng nổi hạch phía sau tai là bình thường, không liên quan đến sự biến chứng của các căn bệnh nói trên.
3. Cảnh báo nổi hạch sau tai có nguy cơ mắc bệnh gì?
Như chúng ta đã biết, hạch không mang ý nghĩa xấu. Tuy nhiên, khi hạch sưng lên đồng nghĩa với việc cơ thể đang có những dấu hiệu bất thường. Vậy, nổi hạch sau tai là dấu hiệu mắc những căn bệnh nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
3.1. Dấu hiệu của bệnh ung thư
Theo các chuyên gia, nổi hạch sau tai là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh ung thư. Tuy nhiên, các viên hạch này thường nhỏ và không gây đau đớn nhiều. Điều này khiến cho việc phát hiện sớm tình trạng này khó khăn.
Bạn có tin không? Nổi hạch sau tai là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp và các ung thư khác ở vùng cổ và đầu.
Nổi hạch sau tai là biểu hiện cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư
Đặc biệt, nổi hạch phía sau tai là dấu hiệu rõ ràng nhất cho nguy cơ ung thư tuyến giáp. Các bệnh nhân mắc bệnh này thường thấy các viên hạch sau tai có kích thước khác nhau. Kích thước của các hạt hạch này cũng sẽ lớn dần theo thời gian và tình trạng bệnh.
Vì vậy, nổi hạch là tình trạng rất nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các viên hạch sưng lên. Điều này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện các bệnh sớm. Điều này cũng là cơ sở để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, sớm nhất.
3.2. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết
Hạch sau tai cũng là một trong các loại hạch bạch huyết. Khi các viên hạch này sưng lên, có thể cho thấy hệ bạch huyết của bạn đang gặp vấn đề.
Thông thường, hệ bạch huyết là hệ thống kiểm soát an ninh của cơ thể, có chức năng tiêu diệt các độc tố và vi khuẩn nguy hại. Khi hệ bạch huyết gặp vấn đề, có thể xảy ra tình trạng các hạt hạch sưng lên ở khu vực cổ và sau tai.
Vì vậy, nếu bạn thấy xuất hiện các hạt bạch huyết sau tai, hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám để kiểm tra và chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết của bạn (nếu có).
3.3. Cảnh báo nguy cơ mắc u nang bã nhờn
Những viên hạch sau tai có thể cảnh báo về sự bất thường của tuyến bã nhờn
Các nghiên cứu cho thấy rằng, nổi hạch ở vùng tai cũng có thể do các bệnh lý như u nang bã nhờn gây ra. Các u có thể hình thành từ các vị trí tuyến bã nhờn bị tổn thương. Ngoài ra, sự cố về quá trình tổng hợp và phân giải cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các u và các viên hạch ở vùng sau tai, vùng cổ.
U, hạch sau tai cũng là dấu hiệu cảnh báo về tuyến bã nhờn bị tổn thương bởi các yếu tố như: vết cắt, trầy xước, mụn bọc, mụn trứng cá,...
3.4. Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng
Hạch ở vùng cổ, tai sưng lên có thể do tế bào chết và vi khuẩn có hại ứ đọng lại ở các hạch bạch huyết vùng này. Nhiễm trùng ở vùng này cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như thủy đậu, sởi, viêm họng. Hạch sau tai và hạch vùng cổ không được chữa trị kịp thời có thể gây bệnh viêm vú.
Bệnh viêm vú có thể phát sinh do biến chứng nhiễm trùng xương mastoid, loại xương thường có ở vùng tai. Ngoài ra, viêm vú có nguy cơ hình thành các u, hạch sau tai chứa mủ. Do đó, nói rằng nhiễm trùng vùng tai có thể dẫn đến bệnh viêm vú là hoàn toàn chính xác.
Hãy có các biện pháp điều trị những cục u, hạch sau tai sớm nhất có thể trước khi chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
4. Một số biện pháp hạn chế nổi hạch sau tai
Dựa trên việc tìm hiểu các dấu hiệu bệnh liên quan đến hiện tượng nổi hạch sau tai, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị một số phương pháp giảm thiểu tình trạng này.
Để duy trì bản chất của hạch bạch huyết nói chung và hạch sau tai nói riêng thay vì gây ra những bệnh lý không mong muốn. Bạn cần thực hiện một số phương pháp như sau:
-
Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe. Một số thực phẩm giàu vitamin C có lợi bạn nên sử dụng: Ổi, cam, chanh, quýt, táo,...
Bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để tận dụng lợi ích của hạch
-
Sử dụng dầu dừa, dầu tràm để bôi lên vùng bị sưng.
-
Xin ý kiến bác sĩ để được điều trị các bệnh nhiễm trùng, các hạt hạch.
-
Sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Thường xuyên quan sát sự bất thường trong cơ thể để phát hiện sớm tình trạng nổi hạch sau tai.
-
Thực hiện các ca phẫu thuật, giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết.
-
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm sưng hạch sau tai như: Massage các mạch bạch huyết, chườm ấm hoặc chườm lạnh các u, hạch,...
Tuy nhiên, phương pháp điều trị tốt nhất là người bệnh nên đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Đây là cách mang lại hiệu quả cao, có thể điều trị căn bệnh triệt để và ít gặp biến chứng.
Bên trên là những kiến thức cơ bản liên quan đến hạch bạch huyết và hiện tượng nổi hạch sau tai. Bạn hãy tham khảo để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình. Khi thân thể xuất hiện những hạt hạch ở bất kỳ cơ quan hay bộ phận nào, bạn hãy đến gặp các chuyên gia, y bác sĩ để được tư vấn trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.