Nhiều người lựa chọn cuộc sống du mục, chuyển nhà trước khi tình cảm đích thực phát triển. Họ muốn loại bỏ khái niệm về “nhà”, thậm chí phải từ bỏ gia đình.
1. Nostophobia là gì?
Nostophobia, hay nỗi sợ về nhà, là trạng thái lo lắng không bình thường về những kỷ niệm và trải nghiệm liên quan đến nơi sinh sống quen thuộc.
Những người mắc nostophobia thường cảm thấy an toàn hơn khi sống một mình hoặc ở xa những người quen thuộc. Nhiều người chọn lối sống du mục, chuyển nhà trước khi tình cảm đích thực phát triển. Điều này là nỗ lực để loại bỏ khái niệm về “nhà”, thậm chí phải từ bỏ gia đình.
Ở mức độ nghiêm trọng, nỗi sợ này có thể trở thành cơn hoảng loạn toàn diện. Những triệu chứng như nhịp tim nhanh, thở khò khè, huyết áp cao, căng thẳng cơ bắp, run rẩy và đổ mồ hôi có thể đưa một người vào tình trạng cần nhập viện.
Nostophobia có thể xuất hiện ngắn hạn. Lâu dài, có thể phát triển thành OCD và trầm cảm.
2. Nguồn gốc của nostophobia
Phobia đến từ từ “phobos” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là sợ một cách phi lý về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.
Tiền tố “nosto” chỉ sợ sự trở về nhà hoặc ý niệm liên quan, hai từ này đã xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp trong văn học.
Khi kết hợp, nostophobia ngược với “nostalgia” - nỗi nhớ nhà hoặc cảm xúc tích cực khi nhớ về quá khứ.
3. Tại sao nostophobia phổ biến?
Nostophobia thường được phát hiện ở các cựu chiến binh sau khi xuất ngũ. Sự thiếu hiểu biết và sự chia rẽ từ gia đình khiến họ cảm thấy lo sợ.
Một nghiên cứu tại Hà Lan cũng cho thấy, não bộ của những người lính trở về từ chiến trường thường nhạy cảm hơn. Họ thường coi những điều bình thường như mối đe dọa.
Tình trạng này cũng áp dụng cho người nước ngoài (expat). Việc tái hòa nhập và vượt qua sự khác biệt văn hóa không phải lúc nào cũng dễ dàng sau khi trở về quê hương.
Đặc biệt đối với người Việt di cư do chiến tranh, việc trở về quê hương giống như một cuộc hành trình đến những kí ức đau lòng, mất mát một lần nữa.
Tương tự, những trải nghiệm về bạo lực, trộm cắp hoặc tai nạn trong ngôi nhà của mình cũng có thể gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Việc bỏ nhà ra đi thường được coi là cách thức tránh xa khỏi những áp lực xã hội. Những người có nỗi sợ này thường tránh xa mối quan hệ lâu dài, cũng như việc lập gia đình và định cư.
Theo mô hình sinh học, nỗi sợ cụ thể thường có nguồn gốc từ gen di truyền. Những người có tiền sử gia đình với rối loạn lo âu có nguy cơ cao hơn mắc nostophobia so với người bình thường.