1. Khái quát về quá trình bài tiết nước tiểu
Để trả lời câu hỏi: nước tiểu đầu tiên được tạo ra từ đâu, trước hết chúng ta cần hiểu về quá trình bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra qua 3 giai đoạn chính: lọc tại cầu thận, tái hấp thu và bài tiết.
Quá trình bài tiết nước tiểu trải qua nhiều giai đoạn
Có 4 cơ quan của hệ tiết niệu tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nước tiểu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi cơ quan đảm nhiệm một vai trò riêng.
Thận tạo ra nước tiểu, loại bỏ các chất thải chuyển hóa và dịch dư thừa của máu ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình này giúp cân bằng nước, điện giải, kiềm toan và huyết áp cơ thể. Khi thận bị tổn thương, quá trình lọc máu và tạo nước tiểu sẽ gặp khó khăn.
Thận là cơ quan chính tham gia vào quá trình tạo nước tiểu
Từ thận, nước tiểu sẽ đi qua niệu quản đến bàng quang. Niệu quản là ống dài kết nối thận và bàng quang. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, niệu quản dài trung bình khoảng 25-30 cm.
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu, có sức chứa khoảng 300-500 ml. Khi bàng quang trống rỗng, nó là một cấu trúc rỗng; khi đầy nước tiểu, nó bắt đầu giãn rộng. Vị trí của bàng quang ở nam và nữ có chút khác biệt: ở nữ giới, bàng quang nằm trước âm đạo và dưới tử cung, còn ở nam giới, nó nằm trên tuyến tiền liệt và dưới trực tràng.
Nước tiểu từ bàng quang được thải ra ngoài qua niệu đạo. Niệu đạo ở nam và nữ có độ dài khác nhau: ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 20 cm, trong khi ở nữ giới chỉ khoảng 4 cm.
2. Giải đáp thắc mắc: Nước tiểu đầu tiên được tạo ra từ đâu?
Nước tiểu đầu tiên được hình thành trong giai đoạn lọc máu tại cầu thận.
Cầu thận được cấu tạo từ mạng lưới mao mạch xếp song song với nhau, bao quanh bởi bao Bowman. Dịch lọc từ huyết tương vào bao Bowman, đi qua 3 lớp màng lọc: lớp tế bào nội mô của mao mạch, màng đáy và tế bào biểu mô bao Bowman.
Nước tiểu đầu tiên được tạo ra từ quá trình lọc tại cầu thận
Để đi qua màng lọc, các phân tử phải đáp ứng 2 yếu tố: kích thước và lực tích điện qua màng lọc. Màng lọc cầu thận hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa bao Bowman và mao mạch cầu thận.
Máu được đưa vào thận rồi đến cầu thận, tại đây, một lượng lớn huyết tương đi qua màng lọc cầu thận. Các chất như nước, điện giải, muối, chất thải,... có thể đi qua màng lọc và di chuyển vào khoang nước tiểu của cầu thận, tạo thành nước tiểu đầu tiên.
3. Sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Sau khi lọc tại cầu thận, nước tiểu đầu vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ trải qua quá trình tái hấp thu. Một số chất như glucose, natri, protein và các dưỡng chất khác sẽ được giữ lại và hấp thụ vào máu. Còn các chất thải như urea, creatinine,... và nước sẽ di chuyển qua ống góp, đổ xuống bể thận, theo niệu đạo tới bàng quang. Đây là nước tiểu cuối hay nước tiểu chính thức, sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua bàng quang.
Nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu có nhiều điểm khác biệt
Để phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức, chúng ta dựa vào các yếu tố như: nồng độ chất hòa tan, lượng chất cặn bã, chất độc và lượng dinh dưỡng. Cụ thể, nước tiểu đầu có nồng độ chất hòa tan và chất dinh dưỡng cao hơn, trong khi lượng chất cặn bã và chất độc sẽ ít hơn so với nước tiểu chính thức.
Sự khác biệt này là do quá trình tái hấp thu và bài tiết tại ống thận. Một ngày có thể hình thành khoảng 170 - 180 lít nước tiểu đầu, nhưng sau quá trình tái hấp thu chỉ có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu chính thức được tạo ra. Quá trình tái hấp thu và bài tiết nước tiểu diễn ra tại các cơ quan sau:
- Tại ống lượn gần: tái hấp thu natri, đường, kali và nước.
- Tại quai Henle: tái hấp thu nước và một số chất khác, sau đó chuyển qua ống lượn xa.
- Tại ống lượn xa: tiếp tục tái hấp thu nước và natri.
- Tại ống góp: quá trình tương tự như tại ống lượn xa.
4. Thói quen giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu
Như đã đề cập, quá trình bài tiết nước tiểu giúp lọc bỏ chất thải, cặn bã và chất độc ra khỏi máu, đảm bảo hoạt động của các cơ quan khác. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu là rất quan trọng. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh như sau:
Đảm bảo sức khỏe thận bằng những thói quen lành mạnh
- Giữ cân nặng ổn định và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn mặn và đường
- Quản lý tốt các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường,... và tuân thủ chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,...
- Giảm căng thẳng và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Thực hiện đều đặn các bài tập thể dục.