
Ốc sên hay ốc sên, là tên thông thường cho các động vật thân mềm chân bụng có vỏ tròn, có kích thước trung bình, đít tròn, có vỏ màu nâu đen cho đến đen tuyền, và thường dùng làm đồ ăn.
Môi trường sống
Ốc sên sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước. Ốc sên ăn lá non, bùn non (các vi sinh vật trong bùn non). Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa khi trời ửng nắng ốc sên bò lên bờ ruộng rất nhiều. Ở Việt Nam, mùa khô ốc thường vùi sâu vào đồng ruộng nứt nẻ. khi mưa xuống mới mò ra và sinh sôi nảy nở trên mương ruộng.Ốc sinh sản chủ yếu vào tháng năm. Ốc sên là một trong ba loại ốc đồng phổ biến ở Nam bộ Việt Nam.
Một số loài ốc sên điển hình
- Pila conica (Gray, 1828): Ốc sên đen, ốc lác, ốc nhồi
- Pila polita (Deshayes, 1830): Ốc sên, ốc nhồi miền Bắc
- Bellamya chinensis (Gray, 1834): Ốc đá, ốc Campuchia
- Pomacea canaliculata (Lamarck, 1819): Ốc sên vàng
Cấu tạo
Ốc sên vỏ mỏng, phần đuôi xoắn nhọn và lớn hơn ốc lác. Thành phần thịt của ốc có khoảng 50% là nước, 4% protid mà chủ yếu là keratin và collagen. Đông y cho rằng ốc có tính hàn nên dùng để giải nhiệt, giải độc, giải rượu.
Giá trị


Ốc bươu là một món ăn dân dã phổ biến và rất ngon ở Việt Nam. Ở miền Bắc có bún riêu ốc, ốc chuối đậu, ốc luộc lá chanh... Ở miền Nam có ốc hấp tiêu, ốc bươu hấp chấm nước mắm gừng, và ốc bươu nhồi... Ốc bươu nhồi thịt là một món ngon mang hương vị đặc trưng của miền Bắc và được phát triển tại miền Nam. Ốc bươu vàng là một loại ốc gây hại nặng cho nông nghiệp vì tốc độ sinh sản và khả năng phá hoại của chúng, từng được xem là một đại dịch ở Việt Nam. Ốc bươu cũng là vector lây nhiễm dịch bệnh; vào năm 2014, một mẫu ốc bươu từ chợ ở TP.HCM đã được phát hiện dương tính với phẩy khuẩn tả.
Chú thích
- “Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang”. Truy cập 20 tháng 6 năm 2014.