Đại thái đao (大太刀) là một loại kiếm trường truyền thống của Nhật Bản (đao Nhật - Nihonto), được các samurai sử dụng trong thời kỳ phong kiến.
Từ ō (大 - 'đại') có nghĩa là lớn, da(ta) (太 - Thái) là dày, và chi (刀 - Đao) cũng có thể đọc là katana hoặc tō (trong Nihontō - kiếm Nhật). Ōdachi - Đại Thái Đao có thể hiểu là thanh kiếm lớn và dày.
Để được gọi là một thanh ōdachi, thanh kiếm phải có lưỡi dài hơn 3
Mục đích
Thực tế, ōdachi được sử dụng với hai mục đích chính - làm đồ thờ cúng và trang bị cho binh sĩ. Cụ thể như sau:
- Ōdachi được dùng như một vật để thờ cúng trong miếu (hoặc chính xác hơn là một vật thờ cho các vị thần). Một số trong số này được dùng để lễ trước khi đi chiến, trong khi một số khác lại được thấy (thường trong chùa) - như một thanh kiếm huyền thoại.
- Với độ dài rất dài của mình (trung bình từ 165–178 cm) và lưỡi kiếm có thể dài tới 4–5 ft, ōdachi trở nên không thích hợp cho chiến đấu gần. Thay vào đó, một số cho rằng chúng được sử dụng bởi binh sĩ vì chiều dài của lưỡi kiếm cho phép họ dễ dàng đánh hạ đối phương từ dưới (mà không phải lo lắng về việc 'ngã ngựa' như khi sử dụng kiếm khác).
Sản xuất
Việc làm ra một thanh ōdachi theo phương pháp rèn truyền thống rất khó, chủ yếu vì lưỡi kiếm quá dài, điều này làm cho việc làm nóng toàn bộ lưỡi kiếm một cách đồng đều khi rèn (điều kiện cần để rèn kiếm) và khi ủ (để kiếm đạt độ cứng phù hợp) trở nên rất tốn kém. Quá trình này cũng phức tạp hơn vì phải sử dụng công cụ tôi lớn để làm nguội toàn bộ lưỡi kiếm để tránh biến dạng. Không những vậy, quá trình mài (chính xác hơn là chà bóng) cũng phải làm khác so với các thanh kiếm thông thường do kích thước lớn của nó. Để mài ōdachi, phải treo nó lên trần nhà hoặc một nơi cố định, không thể di chuyển như các loại kiếm thông thường.
Để sở hữu một thanh ōdachi hoàn chỉnh, gần như chỉ có thể đặt hàng riêng.
Người ta còn kể lại rằng, năm 1971 đã được làm một thanh ōdachi theo yêu cầu của một người sắp chết (hiện nay nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân tại Texas). Mục đích của thanh kiếm này là để làm hài lòng thần linh và bảo vệ gia đình của người quá cố sau khi ông ta qua đời.
Cách sử dụng
Ōdachi quá dài để samurai có thể mang bên hông như katana hay tachi. Có hai cách để mang ōdachi:
- Cách đầu tiên là đeo nó sau lưng, tuy nhiên, thực tế cho thấy cách này không hiệu quả vì khó để rút ra nhanh chóng (do độ dài quá lớn).
- Cách thứ hai là đơn giản mang ōdachi bằng tay, khi đi thì vác trên vai.
Trong thời kỳ Muromachi, người ta thường sử dụng ōdachi theo nhóm hai người, một người mang kiếm và người còn lại đi cùng để giúp trong việc rút ra.
Ōdachi chủ yếu được sử dụng để chém hoặc đâm theo chiều dọc và cách sử dụng của nó cũng khác biệt so với loại kiếm thông thường.
Dần mất sự phổ biến dần
Tầm quan trọng của ōdachi bắt đầu giảm từ sau cuộc vây hãm Ōsaka vào năm 1615 (trận chiến cuối cùng của Tokugawa Ieyasu với Totoyomi Hideyori). Sau đó, nó chỉ xuất hiện trong các buổi lễ.
Nguyên nhân được cho là:
- Kể từ khi giành được quyền lực, chính quyền Mạc phủ Tokugawa (hay còn gọi là Mạc phủ Edo) đã thiết lập một luật mới quy định chiều dài của kiếm (trong Genna 3 - 1617, Kan'ei 3 - 1626 và Shōhō 2 - 1645).
- Sau khi luật này được thực hiện, hầu hết các thanh ōdachi đã bị cắt giảm chiều dài (và khi đã giảm rồi thì không còn được gọi là ōdachi nữa), và đó là lý do khiến ōdachi trở nên hiếm hoi.
Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi trong chiến đấu, ōdachi vẫn được sử dụng trong các miếu thờ Thần đạo vì kĩ thuật để làm ra một thanh ōdachi rất cao, do đó nó vẫn được xem là phù hợp để thực hiện các nghi lễ với thần linh.