Ở phần một của bài viết, các khó khăn của việc học từ vựng cho bài thi nghe đã được trình bày rõ ràng. Ở phần này, bài viết sẽ nêu ra cách để giải quyết các vấn đề đó, và đề xuất một phương pháp học tối ưu, dựa vào các cách giải quyết vấn đề đã trình bày.
Key Takeaways |
---|
Giải pháp cho các vấn đề trên, nhìn từ góc độ học thuật, bao gồm: luôn học cách phát âm, cải thiện vốn từ cả về độ rộng và độ sâu, chọn học từ vựng với độ khó phù hợp, luyện tập nghe tiếng anh tốc độ cao và tự tạo động lực cho việc học. Phương pháp học từ vựng tối ưu cho bài thi nghe IELTS bao gồm 6 bước:
|
Issues with vocabulary learning in listening tests
Solutions for the issues
Dưới đây là giải pháp các vấn đề và khó khăn mà người học gặp phải bên trên và sau đó sẽ là phương pháp học tập được đề xuất.
Learning word pronunciation
Tầm quan trọng của phát âm trong việc nhận diện từ và hiểu nghĩa đã rõ ràng và không cần bàn cãi, tuy nhiên nhiều người học vẫn chưa thực sự chú trọng vào khía cạnh này. Để thực sự học tập cho việc làm bài Listening, người học cần chú ý học cả cách phát âm của từ vựng. Để học phát âm hiệu quả, người học có thể cân nhắc một số mẹo và thông tin hữu ích sau đây.
Thứ nhất, khi học phát âm danh sách từ vựng riêng lẻ, đọc thành tiếng là một phương pháp hiệu quả để cải thiện kỹ năng phát âm. Như được đề cập trong bài viết "7 Reasons Why Reading Aloud Is Important" trên trang web của FluentU, việc đọc thành tiếng giúp người học tập trung vào việc phát âm từng từ một cách chính xác và cải thiện khả năng phát âm của họ. Ngoài ra, đọc thành tiếng còn giúp cải thiện khả năng đọc và hiểu tiếng Anh của học viên. Việc đọc các từ và câu một cách rõ ràng giúp học viên có thể tập trung vào việc hiểu ý nghĩa của từng từ và câu, từ đó giúp cải thiện khả năng đọc và hiểu tiếng Anh của họ.
Thứ hai, khi học phrasal verbs nói riêng và tiếng Anh nói chung, luôn chú ý đến yếu tố nối âm. Điều này chắc chắn sẽ hữu ích trong bài thi nghe IELTS Listening bởi trong bài nghe có rất nhiều phrasal verbs thể hiện đặc điểm nối âm, đơn cử như “pick up” hay “ran out of”. Một mẹo rất hữu ích khác đó là người học nên tập thêm trường hợp phát âm cụm động từ đó ở thì quá khứ và ở cả dạng ngôi thứ ba số ít. Trong một số trường hợp, cụm động từ sẽ có cách nối âm hoàn toàn khác so với dạng hiện tại hoặc nguyên thể, có thể thấy được qua “picks up” và “picked up”.
Cuối cùng, người học nên học bảng phiên âm quốc tế IPA để làm chủ được phát âm và tạo ra được nhận thức về ngữ âm và âm vị (Phonological awareness). Nhận thức về ngữ âm, âm vị là khả năng nhận biết và thao tác với âm vị học của các từ trong ngôn ngữ. Việc có nhận thức về ngữ âm, âm vị tốt có thể giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc nhận diện và phân biệt các từ trong quá trình nghe.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phát triển nhận thức về âm vị có ảnh hưởng đến khả năng nhận diện từ vựng khi nghe. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Educational Psychology, các em học sinh tiểu học có khả năng nhận thức về ngữ âm, âm vị cao hơn thì có xu hướng nhận diện và hiểu từ vựng nhanh hơn khi nghe so với các em có khả năng nhận thức về ngữ âm, âm vị kém hơn. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng việc giáo dục và rèn luyện khả năng nhận thức về ngữ âm, âm vị có thể cải thiện khả năng nhận diện từ vựng khi nghe của người học.
Learning vocabulary in context
Để giải quyết vấn đề học từ vựng ngẫu nhiên và rời rạc, người học nên học từ vựng theo ngữ cảnh. Người học có thể chọn học các bài nghe có nội dung giống nhau, và chọn lựa từ vựng cần học từ phần audioscripts của các bài nghe đó. Ví dụ, một người học có trình độ tiền trung cấp (pre-intermediate) khi mới tiếp cận IELTS Listening thì có thể chọn làm các bài nghe ở Section 1 về chủ đề đặt phòng khách sạn, đặt vé chuyến đi,... để được tiếp xúc với nhóm từ vựng cùng chủ đề với ngữ cảnh được cung cấp rõ ràng dễ ghi nhớ.
Việc chọn lựa các bài nghe sao cho cùng chủ đề có thể không phải là một công việc dễ dàng, tuy nhiên, ở trên hệ thống bài viết của Mytour đã có một số bài viết giải quyết được vấn đề này cho người học. Ngoài ra, ở các số tiếp theo của series bài viết này, tác giả cũng sẽ cung cấp bộ từ vựng theo chủ đề được chọn lựa một cách phù hợp cho người học.
Expanding vocabulary
Về vấn đề về lượng từ vựng và sự phức tạp của từ vựng, trước tiên hết độc giả nên tham khảo bài viết này về lượng từ vựng chinh phục 6.5, trong đó tác giả đã nói rõ về việc học từ vựng theo độ rộng và độ sâu.
Vấn đề là, học sâu, học nhiều nét nghĩa là một việc rất tốn thời gian và công sức. Hơn nữa, việc nhớ hết các nét nghĩa chỉ từ việc đọc từ điển mà không có bối cảnh cụ thể là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này tuy vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhưng cũng có nhiều giả thuyết có liên quan. Trong đó, nhà tâm lý học Jean Piaget trong các tác phẩm The Child's Conception of the World (1929), The Child's Conception of Physical Causality (1930) và The Construction of Reality in the Child (1937) của mình đã lập luận rằng khi người học áp dụng kiến thức sẵn có để giải quyết vấn đề mà lại đối mặt với sự mâu thuẫn về logic, hay nhận ra nó không hợp lý, đó chính là lúc người học bước vào giai đoạn học tập. Đây là một động lực lớn lao cho việc tìm hiểu và học tập.
Quá trình tìm hiểu và học tập để giải quyết sự mâu thuẫn này có thể giúp người học hiểu sâu hơn về kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy logic. Hơn nữa, theo Finkenstaedt-Quinn và đồng nghiệp (2020) khi người học tự tìm hiểu để giải quyết vấn đề cụ thể, họ có thể nhớ lâu hơn vì quá trình này kích thích hoạt động tư duy và phát triển khả năng ghi nhớ thông tin. Tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề cụ thể cũng giúp người học có kinh nghiệm thực tế về cách áp dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng xử lý vấn đề và giải quyết các vấn đề khác trong tương lai.
Từ những nghiên cứu và giả thuyết này, có thể đề xuất rằng người học nên thực hiện việc học từ theo độ sâu (học nét nghĩa khó và hiếm), khi mà nét nghĩa thông thường của họ không giúp họ giải quyết được vấn đề họ đang gặp. Nói cách khác, khi người học đọc audioscripts và nhận ra rằng, nét nghĩa thông thường của một từ đang không giúp họ hiểu được nội dung mà họ đang đọc, thì đó là lúc họ nên học theo độ sâu. Việc tự mình tìm hiểu các nét nghĩa khác để giúp hiểu rõ và chính xác nội dung đang đọc, như được đề cập, sẽ giúp họ nhớ các nét nghĩa này sâu sắc hơn và việc học trở nên có ý nghĩa hơn.
Learning vocabulary with appropriate difficulty levels
Như đã đề cập, người học không nên học các từ vựng quá khó hoặc quá dễ. Do đó, người học nên xác định độ khó của từ vựng dựa theo Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu (CEFR) để từ đó quyết định xem từ vựng nào là nên học.
Hiện nay một số trang web cho phép người học nhập danh sách từ, hoặc cả phần audio scripts vào và xuất ra danh sách từ vựng sắp xếp theo khung CEFR, ví dụ như Oxford Text Checker, và người học có thể tận dụng những trang web như vậy nhằm mục đích chọn lựa từ vựng phù hợp cho việc học tập hiện tại của họ.
Cũng về độ khó, vì bản chất phần 3 và 4 trong bài thi nghe là ở môi trường học thuật, và các phần thi trong bài thi nghe IELTS sẽ có độ khó tăng dần từ phần 1 cho tới phần 4 (Cullen et al., 2014, p.9 and p.13), cho nên người học mới nên dành thời gian học phần thi 1 và 2 trong khi những người học có trình độ cao hơn nên dành nhiều thời gian hơn cho phần 3 và 4.
Becoming accustomed to fast-paced English
Để hiểu được tiếng Anh nói ở tốc độ cao, người học cần đảm bảo mình có lượng từ vựng đầy đủ (ít nhất 95% các từ vựng trong đoạn nghe đó.) Do đó, việc đầu tiên cần đảm bảo đó là người học học và mở rộng vốn từ, đặc biệt là các cách diễn đạt mang tính chất thành ngữ. Tiếp theo là phát âm. Việc sở hữu khả năng phát âm hoặc nhận diện ngữ âm tốt đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu tiếng Anh nhanh.
Cuối cùng, dù sở hữu vốn từ phong phú và phát âm tốt, một số người học cũng sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi bắt đầu tiếp xúc với các bài nghe tốc độ cao. Do đó, người học cũng cần phải luyện tập để dần dần thích nghi với tiếng Anh nói ở tốc độ cao. Trong quá trình luyện tập, có thể học kèm audio scripts để hỗ trợ việc nhận diện âm tiết và từ ở tốc độ cao.
Các phương pháp có thể sử dụng để giúp người học làm quen với đoạn nói nhanh sẽ được đề cập trong một bài viết khác.
Creating motivation for vocabulary review
Việc ngày ngày nhìn vào sổ từ vựng hoặc danh sách từ vựng có thể trở thành một việc cực kỳ nhàm chán. Cho nên cần có các phương pháp ôn tập khác, để tạo ra cảm hứng và động lực cho việc học, việc ôn tập từ vựng. Dưới đây là một số gợi ý:
Sử dụng các ứng dụng học từ vựng: Có rất nhiều ứng dụng học từ vựng như Quizlet, Memrise, Anki... Các ứng dụng này có thể giúp người học ôn tập từ vựng một cách thú vị và hiệu quả hơn thông qua các trò chơi hoặc thông qua nỗ lực để đạt được chuỗi ôn tập 7, 14, hay 30 ngày liên tiếp.
Làm bài tập trắc nghiệm. Làm bài tập trắc nghiệm về từ vựng có thể giúp bạn ôn tập từ vựng một cách đa dạng và hiệu quả. Phần lớn ứng dụng học từ vựng trên điện thoại đều có thể tạo ra các câu trắc nghiệm để người học ôn tập dễ dàng. Nghiên cứu của Jiang và Hegelheimer (2014) đã đề cập đến lợi ích của việc sử dụng công nghệ di động để học từ vựng, bao gồm việc làm bài tập trắc nghiệm. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành một phân tích tổng hợp các nghiên cứu khác nhau về việc sử dụng công nghệ di động để học ngôn ngữ và kết luận rằng việc sử dụng các ứng dụng học từ vựng trên điện thoại di động, bao gồm các bài tập trắc nghiệm, có thể cải thiện hiệu quả học tập của sinh viên.
Học từ vựng từ audio scripts và ôn tập bằng audio. Đây là một cách rất đơn giản để người học thấy được lợi ích từ việc học từ vựng của mình khi bài nghe sẽ dần trở nên dễ hiểu hơn và rõ ràng hơn. Đây chính là động lực to lớn cho việc học từ vựng để làm tốt bài nghe IELTS Listening. Người học cũng có thể trực tiếp tạo ra bài tập điền từ đơn giản từ audio scripts mà mình vừa tra cứu từ vựng. Một thời gian sau khi làm bài và tra cứu từ vựng, người học có thể lấy phần bài tập điền từ đã chuẩn bị từ trước ra và vừa nghe vừa làm. Điều này giúp cho việc học từ vựng có kết quả và đem lại động lực cho người học
Động lực cho việc học từ vựng còn có thể đến từ việc làm lại các bài nghe hoặc các bài test. Điều quan trọng lúc này là người học nhận thấy được mình đã hiểu rõ hơn khi nghe, và có thể là thấy được kết quả làm bài đã tốt hơn.
Ngoài ra, người học cũng có thể tìm kiếm các học viên hoặc nhóm học tập để cùng nhau ôn tập và trao đổi về các từ vựng trong bài nghe để tạo ra thêm động lực cho việc học từ.
Optimal vocabulary learning method for the IELTS listening test
Bước một, người học chọn lựa bài nghe để luyện tập. Việc lựa chọn cần được thực hiện để đạt được các mục đích sau: người học liên tục luyện tập các bài nghe ở cùng chủ đề để từ vựng được học theo chủ đề. Bài nghe cũng cần phải phù hợp với trình độ ngôn ngữ. Ví dụ, đối với người học trình độ thấp, chưa nên luyện tập đầy đủ bốn phần của một bài thi, hay thậm chí là phần 3 và 4 của bài thi.
Bước hai, người học tiến hành làm bài để đánh giá năng lực hiện tại. Việc thực hiện một lần hay nhiều lần hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của người học. Người học nên đánh dấu sao, hoặc ghi chú ra sổ tay riêng, những bài tập hoặc bài test mà có chứa nhiều từ vựng mình không hiểu, hoặc có kết quả làm bài không được như ý.
Bước ba, người học tra cứu audio scripts để bắt đầu quá trình học từ vựng. Ở bước này, người học ghi chú các từ vựng mới ảnh hưởng đến sự thông hiểu của bài nghe (mở rộng vốn từ) và có thể bỏ qua những từ vựng chuyên môn không quá quan trọng. Quan trọng hơn, đối với những từ vựng nhìn không lạ, nhưng khi áp dụng cách hiểu theo nét nghĩa thông thường mà vẫn thấy nội dung đó không hợp lý, thì đó chính là từ vựng mà người học cần tra cứu thêm nét nghĩa khác (học theo độ sâu.) Ngoài các nét nghĩa khác nhau, nếu người học nhận ra có idioms hoặc phrasal verbs liên quan với từ vựng đó và sau khi tra cứu nhận ra nghĩa theo đặc tính thành ngữ đó mới đúng là nghĩa được dùng trong bài, thì người học cần ghi chú và học nghĩa này. Khi ghi chú các từ vựng, người học cần chú ý cách phát âm cũng như có thể đọc lớn các từ này lên để ghi nhớ tốt hơn. Khi ghi chú từ vựng, đối với những từ có liên quan đến các câu hỏi và đáp án của bài nghe, người học lưu ý ghi chú luôn từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt tương đương được dùng trong bài nghe. Kiểm tra độ khó của từ vựng bằng từ điển Cambridge hoặc Oxford, và bỏ qua những từ không phù hợp (quá khó).
Bước bốn, người học tạo ra cách để ôn tập từ vựng tuỳ vào phong cách và sở thích của mình. Người học có thể a) ghi chú trong vở theo dạng bảng để ôn tập bằng cách che đi phần nghĩa hoặc che đi phần từ vựng b) soạn bộ từ vựng lên các ứng dụng thẻ từ vựng điện tử như Quizlet, Anki hay Zorbi c) soạn bài tập đục lỗ để làm lại khi cần ôn tập và d) copy các files audio vào một thư mục dễ truy cập và nghe lại khi có thời gian rảnh.
Bước năm, người học làm lại những bài nghe, những bài test được đánh dấu sao ở bước hai.
Bước sáu, duy trì việc ôn tập từ vựng bằng cách sử dụng các tài nguyên ôn tập đã chuẩn bị ở bước bốn. (sổ, ứng dụng, bài tập đục lỗ, file nghe của bìa đã làm…)
Tóm tắt
Nguồn tham khảo:
"3 Skills for Understanding 100% Fast-Speaking Natives – RealLife English." RealLife English – Connecting the World Through English, 26 Nov. 2018, reallifeglobal.com/3-skills-listening/.
Cullen, Pauline, et al. The Official Cambridge Guide to IELTS Student’s Book With Answers With DVD-ROM. Cambridge UP, 2014.
EnglishCentral. (n.d.). Why Pronouncing Phrasal Verbs in the Past Tense Matters. Retrieved March 12, 2023, from https://www.englishcentral.com/blog/why-pronouncing-phrasal-verbs-in-the-past-tense-matters/
Finkenstaedt-Quinn, S. A., Halvorson, A., & Hacker, D. J. (2020). Investigating the effects of problem-based learning on retention. Memory, 28(4), 489-501.
FluentU. (n.d.). 7 Reasons Why Reading Aloud Is Important. Retrieved March 12, 2023, from https://www.fluentu.com/blog/educator-english/reading-aloud/
Heyderman, Emma and Mauchline, Felicity. "Pronunciation Matters: Investigating the Impact of Pronunciation on Test Taker Performance." Journal of English for Academic Purposes, vol. 21, 2016, pp. 16-26.
Hulstijn, J. H., & Laufer, B. (2001). Some empirical evidence for the involvement load hypothesis in vocabulary acquisition. Language Learning, 51(3), 539-558. doi:10.1111/0023-8333.00164
"Installation." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/installation.
Jiang, X., & Hegelheimer, V. (2014). Effects of mobile technologies on language learning: A meta-analysis. Language Learning & Technology, 18(3), 123-139.
Lervåg, A., & Aukrust, V. G. (2010). Vocabulary knowledge is a critical determinant of the difference in reading comprehension growth between first and second language learners. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 51(5), 612-620. doi:10.1111/j.1469-7610.2009.02161.x
Nation, I. S. P., & Webb, S. (2011). Researching and teaching vocabulary. Pearson Education Limited.
Nation, I.S.P. "Learning Vocabulary in Another Language." Cambridge University Press, 2001.
Paltridge, Brian and Sue Starfield. "Getting Started: Vocabulary Learning and Teaching." Teaching and Researching: Reading. 2nd ed., edited by William Grabe and Fredricka L. Stoller, Routledge, 2013, pp. 45-67.
Pell, Christopher. "IELTS Listening." IELTS Advantage, 6 Nov. 2022, www.ieltsadvantage.com/ielts-listening-2/.
Phung, D. H., & Ha, H. T. (2022). Vocabulary Requirements of the IELTS Listening Examination: A Comprehensive Analysis. SAGE Open, 12(1). https://doi.org/10.1177/21582440221079934
Schmitt, Norbert and Schmitt, Diane. 'Lexicon in Language Instruction.' Cambridge University Press, 2014.
Segler, T. M., Pain, H., & Sorace, A. (2002). Secondary Language Vocabulary Acquisition and Learning Strategies in ICALL Environments. Computer Assisted Language Learning, 15(4), 409–422. doi:10.1076/call.15.4.409.8272.