Trong SEO nội dung, một yếu tố quan trọng giúp bài viết có thể lên top là outline. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình tạo outline cho bài viết SEO hiệu quả như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp outline là gì và quy trình tạo outline chuẩn SEO giúp bài viết dễ dàng lên top.
Tìm hiểu về khái niệm Outline là gì?
Outline đơn giản là dàn ý của một bài viết bao gồm các yếu tố chính như chủ đề, mục lục thể hiện ý chính trong bài viết. Dàn ý giúp người viết và người đọc hình dung được bố cục, cấu trúc của một bài viết hoàn chỉnh.
Mỗi mục chính trong dàn ý tóm tắt các nội dung ngắn gọn để người viết dễ dàng tiếp cận và phát triển từng ý với nội dung phù hợp. Các mục chính được chia thành các mục nhỏ khác nhau và được giải thích chi tiết hơn.
Nhìn chung, Content Writer có thể hiểu outline như là một bản đồ tư duy biểu thị các ý chính trong bài viết. Outline được xây dựng để người viết dễ dàng sắp xếp và phát triển các ý tưởng thích hợp. Xây dựng outline chuẩn giúp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nội dung trong bài viết. Sử dụng outline trong quá trình viết bài giúp hiểu rõ hơn về chủ đề mà mình sẽ viết.
Content outline là gì?
Về phương diện Content Marketing, content outline là dàn ý biểu thị cấu trúc của một bài viết trong Content Marketing trước khi chỉnh sửa nội dung chính. Khi xây dựng content outline, Content Writer cần liệt kê các yếu tố như tiêu đề, ý chính của bài viết, xu hướng và phong cách viết. Người viết cũng cần xây dựng content outline dựa trên ngành nghề, từ khóa và đối tượng đọc giả.
Trong viết SEO, content outline cần đảm bảo tính logic, sự thống nhất và phân phối đồng đều từ khóa để gây ấn tượng tốt với người đọc khi tìm kiếm. Xây dựng một outline chi tiết và đầy đủ giúp tiết kiệm thời gian chỉnh sửa sau này.
Quy trình xây dựng content outline
Sau khi đã hiểu content outline là gì, bạn cần nắm rõ quy trình xây dựng outline chuẩn SEO. Để xây dựng outline cho bài viết SEO, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Định rõ đối tượng độc giả
Cách xây dựng mỗi dàn ý phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Hiểu rõ đối tượng đọc giả giúp bạn xác định văn phong viết bài phù hợp nhất và sử dụng từ ngữ thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng Call to action phù hợp để thúc đẩy họ quan tâm hơn.
Bước 2: Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa phù hợp
Sau khi đã hiểu đối tượng đọc giả để xây dựng outline là gì, bạn cần phải tạo ra một bộ từ khóa phù hợp. Đối với mỗi đối tượng, từ khóa có thể khác nhau về độ tuổi, ngành nghề, trình độ, tính cách và thói quen tư duy. Nghiên cứu sẽ giúp bạn lựa chọn từ khóa phù hợp và tối ưu hiệu quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó, bạn cần đặt mình vào vai trò của người tìm kiếm để hiểu họ muốn chọn từ khóa nào. Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ người dùng nghiên cứu từ khóa phù hợp với đối tượng. Nhờ vào các công cụ này, bạn có thể tìm kiếm từ khóa 'Trendy' có tần suất cao hoặc thói quen của người truy cập vào các ứng dụng khác để xây dựng bộ từ khóa hiệu quả hơn.
Bước 3: Tham khảo layout của 10 bài viết top đầu và tổng hợp
Ngay sau khi đã xác định từ khóa phù hợp cho outline là gì, bạn cần tham khảo các bài viết đối thủ thuộc top 10 trên Google. Điều này giúp bạn xây dựng outline với nội dung đa dạng, phong phú và tránh việc trùng lặp với các bài viết khác. Các mục heading cần được tinh chỉnh ngôn từ và sử dụng từ khóa khác để làm mới hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn sẽ nắm được cách xây dựng outline của đối thủ hoặc khách hàng mục tiêu để có thể phát triển phù hợp hơn. Tham khảo outline của các đối thủ giúp bạn xây dựng bài viết SEO hiệu quả.
Bước 4: Xây dựng outline và các heading chuẩn SEO
Để viết bài chuẩn SEO, bạn cần tối ưu hóa Heading từ tiêu đề đến Heading 3. Từ khóa chính nên xuất hiện ở tiêu đề và Heading 2, còn Heading 3 có thể chứa từ khóa phụ và mở rộng để làm giàu nội dung. Hãy lên kế hoạch cho các Heading trước khi viết để bài viết có cấu trúc logic và dễ đọc cho người đọc. Kỹ thuật này áp dụng hiệu quả cho mọi lĩnh vực viết bài.
Bước 5: Xây dựng Meta Title và mô tả Meta Description
Trong phần giải nghĩa Content outline ở trên, bạn cũng biết một trong những thành phần quan trọng của outline là Meta Title và Meta Description. Tiêu đề Meta không chỉ chứa từ khóa chính mà còn phản ánh nội dung mà bạn muốn truyền tải trong bài. Một Meta Title phù hợp nên có độ dài từ 65 đến 70 ký tự. Ngoài ra, tiêu đề cần thể hiện các yếu tố hấp dẫn như top, con số hay tổng hợp.
Đối với meta description, nên sử dụng từ khóa ở đầu đoạn. Không copy sapo từ bài viết mà viết lại hoàn toàn mới. Đảm bảo meta hiển thị đầy đủ trên trang tìm kiếm với độ dài tối đa 158 ký tự.
Bước 6: Chèn từ khóa LSI hay từ khóa phụ
Ngoài từ khóa chính trong outline là gì, bạn cần nắm từ khóa LSI hay từ khóa phụ. LSI là những từ có ý nghĩa tương đương với từ khóa chính. Sử dụng LSI hợp lý giúp Google hiểu rõ chủ đề và cải thiện SEO.
Tuy nhiên, cần chú ý không đặt quá nhiều từ khóa chính vào bài viết để tránh bị Google coi là spam và ảnh hưởng đến thứ hạng. Thay vào đó, sử dụng từ khóa LSI để thay thế phần nào cho từ khóa chính, vẫn giữ nội dung tự nhiên và mượt mà.
Số lượng từ khóa LSI trong bài viết phụ thuộc vào độ dài từ khóa chính và tổng thể nội dung. Thường nên sử dụng từ khóa LSI 2-3 lần trong mỗi đoạn văn và trải đều trong bài viết. Để tìm thêm từ khóa LSI hiệu quả, có thể sử dụng công cụ như Ahrefs, Keywordtool,…
Bước 7: Tổng hợp từng nguồn tham khảo cho từng Heading
Đối với mục Heading, cần tổng hợp từng nguồn tham khảo riêng và đặt ở cuối mỗi outline. Chọn lọc các nguồn tham khảo một cách chính xác, không để quá nhiều dữ liệu trong cùng một bài viết để tránh khó khăn trong triển khai dàn ý.
Bước 8: Tối ưu chuẩn URL cho outline bài viết
Ngoài việc tìm hiểu outline là gì, cần nắm tầm quan trọng của link URL. URL (Uniform Resource Locator) đóng vai trò quan trọng trong thu hút người đọc và tối ưu hóa SEO. Tuy nhiên, URL dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và khả năng lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Để tối ưu hóa URL, hãy thực hiện các bước sau:
- Bảo tồn từ khóa chủ đề: Đặt từ khóa chủ đề một cách tự nhiên vào URL để nâng cao khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Loại bỏ từ không liên quan: Loại bỏ các từ không cần thiết để URL ngắn gọn, dễ nhớ và tập trung vào nội dung chính.
- Tối ưu hóa tên file hình ảnh: Sử dụng từ khóa mô tả chính xác nội dung hình ảnh để cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm hình ảnh.
Lưu ý khi thiết kế outline
Vậy bạn đã hiểu quy trình tạo outline là gì. Ngoài các bước và yếu tố cần thiết, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo Outline Content đạt chuẩn SEO, tuân thủ nguyên tắc Google và tránh bị phạt. Dưới đây là những lưu ý bạn cần nắm trong quá trình xây dựng nội dung outline chuẩn SEO:
- Đánh giá và đóng góp ý kiếnkhi hoàn thành outline, hãy chia sẻ với sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng để họ đóng góp ý kiến về tính đầy đủ, logic và phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.
- Kiểm tra lỗi chính tả: Lỗi chính tả ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và đánh giá chất lượng bài viết/trang web.
- Tối ưu hóa các yếu tố SEO: Kiểm tra kỹ lưỡng link juice, internal link, external link, URL, từ khóa chính, từ khóa phụ,…
- Tối ưu hóa hình ảnh: Đảm bảo đặt URL, thẻ ALT cho ảnh đúng chuẩn SEO.
Theo các lưu ý này, bạn có thể xây dựng nội dung outline đúng chuẩn SEO, giúp bài viết đạt thứ hạng cao trên Google và thu hút nhiều người đọc hơn.
Các tiêu chí kiểm tra bài viết chuẩn SEO sau khi hoàn thành outline
Sau khi đã hiểu quy trình xây dựng outline là gì, bạn cũng cần phải biết các tiêu chí cần đảm bảo khi kiểm tra một bài viết chuẩn SEO. Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần nắm như: