Chia tay luôn mang đến những nỗi đau, tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc chia tay một khoản tiền dành cho việc mua sắm cũng mang lại nỗi đau tương tự? Trên hành trình mua hàng, hiệu ứng tâm lý Pain of Paying – nỗi đau thanh toán là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến quyết định mua hàng của người tiêu dùng bị gián đoạn. Vậy Pain of Paying đến từ đâu? Có cách nào chữa lành nỗi đau này không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h!
Pain of Paying là nỗi đau thanh toán hay nỗi đau khi phải trả tiền, đây là tâm lý tiêu cực khi khách hàng cảm thấy chán nản, đau buồn vì phải thanh toán một khoản tiền nhất định. Nỗi đau thanh toán thậm chí có thể làm mất đi niềm vui khi nhận được món đồ đã mua.
Hiệu ứng tâm lý Pain of Paying được xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học. Pain of Paying được biết đến lần đầu tiên vào năm 1996 bởi giáo sư Ofer Zellermayer, ông đã phát hiện ra rằng việc phải trả tiền gây ra những cảm xúc đau đớn dù ít hay nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ việc hầu hết chúng ta đều không thích cảm giác mất mát vì phải chi tiền.
2 vị giáo sư tâm lý học Brian Knutson và Roger Lowenstein đã phát hiện ra rằng cảm giác đau sẽ xuất hiện trong não bộ con người khi phải trả tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng thuỳ đảo Insula sẽ tăng cường kích hoạt khi chúng ta thực hiện thanh toán. Phần não này là trung tâm của nỗi đau, thường phát các tín hiệu như lo âu, sợ hãi, căng thẳng, sang chấn,… Pain of Paying tác động rất lớn tới suy nghĩ và hành vi tiêu dùng, gây gián đoạn quyết định mua sắm và ảnh hưởng đến mối liên kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
Cảm Giác Đau Khi Thanh Toán là điều không thể tránh khỏi khi cân nhắc chi tiêu, trừ khi bạn dư giả tiền bạc và không phải để tâm đến các khoản thanh toán. Nguyên nhân xuất hiện nỗi đau thanh toán đến từ việc chúng ta không muốn mất tiền.
Mức độ nỗi đau thanh toán có thể thay đổi tuỳ vào mỗi cá nhân, hoàn cảnh hay điều kiện khác nhau. Chẳng hạn như, một số người cảm thấy hài lòng khi bỏ tiền để mua sắm tiêu dùng như ăn uống, tiệc tùng, shopping,… số khác lại cho rằng chỉ xứng đáng sử dụng tiền cho mục đích đầu tư, mua nhà, mua đất,…
Không những thế, trong quá trình mua sắm, tâm lý này có thể “đau hơn” hoặc “đỡ đau” phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó có thể là thời điểm thanh toán, hình thức thanh toán hay thậm chí là cách viết giá tiền,… Chẳng hạn, nếu bạn mua vé buffet trả tiền trước thì bạn sẽ có tâm lý ăn cho thỏa vì đã trả tiền cho tất tần tật. Ngược lại, nếu bạn gọi món và thanh toán sau khi ăn, bạn sẽ suy nghĩ “giá cao nhưng chất lượng không tương xứng”.
Khoảnh Khắc Thanh Toán gây ra nhiều nỗi đau cho người tiêu dùng. Lúc này, não bộ sẽ xuất hiện hiệu ứng tâm lý Loss Aversion – ám ảnh về sự mất mát. Tâm lý khoản tiền vốn là của mình bị lấy đi và được chuyển cho người khác khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta thường quá để tâm vào tổn thất hơn là những lợi ích nhận được khi chúng xảy ra vào cùng một thời điểm. “Cảm giác vật lý” khi thanh toán cũng ảnh hưởng tới mức độ nỗi đau thanh toán. Cảm giác quẹt thẻ thanh toán thường nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc chứng kiến tiền mặt rời khỏi ví.