Pausing và Chunking đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin tới người nghe. Người nói chia câu nói thành ‘phần’, có thể là những từ đơn lẻ hoặc nhóm từ để truyền đạt một suy nghĩ hoặc ý tưởng hoặc để tập trung vào thông tin mà người nói cho là quan trọng. Nếu không sử dụng cách tạm dừng và phân đoạn, người nghe khó có thể theo dõi ý và họ có thể bị choáng ngợp với quá nhiều thông tin. Bài viết sau sẽ đi sâu vào định nghĩa của Chunking và Pausing, sự quan trọng của chúng trong việc học tiếng Anh và cách áp dụng của 2 phương pháp này vào IELTS Speaking.
Chunking là gì?
Ví dụ: Một cấu trúc ngữ pháp người mới học cảm thấy không quen và khó áp dụng là “Have you ever….?” Trên thực tế, điểm đặc biệt là một số từ nhất định thường đi cùng với cụm này hơn các từ khác, chẳng hạn như been, seen, tried, heard… Đây không phải là hiện tượng duy nhất, rất nhiều các từ khác trong tiếng Anh cũng thường xuất hiện cùng nhau, để biểu đạt một thông tin cụ thể, chẳng hạn như brush your teeth, commit a crime, look forward to meeting you…
Một “chunk” có thể là
A collocation: Sự kết hợp từ bởi hai hoặc nhiều từ thường được sử dụng cùng nhau
Ví dụ: hard work
A functional expression: một cách diễn đạt chức năng.
Lời chào: How are you?
Tìm sự giải thích: What does X mean?
A fixed expression: một cách diễn đạt cố định, gồm nhiều từ trong đó các thanh phần khác nhau không thể thay đổi, thay thế được
Ví dụ: You’re welcome.
A sentence starter: khởi đầu câu, tức là sự kết hợp của các từ thường được sử dụng để bắt đầu câu.
Ví dụ: It depends on …
An idiom: một thành ngữ, tức là một nhóm từ có nghĩa khác với nghĩa của các từ riêng lẻ.
Ví dụ: Raise the bar
Tầm quan trọng của Chunking
Ví dụ: Để biết cách hỏi sức khỏe, thay vì phải học 3 từ “how” (có nghĩa là như thế nào), “are” (động từ to be dành cho danh từ số nhiều ở thì hiện tại đơn) và “you” (bạn, các bạn, đối tượng đang lắng nghe), người học chỉ cần học luôn 1 cụm từ là: How are you? Đối với kĩ năng nói, học cụm từ như trên giúp người viết nói lưu loát hơn, tìm một cụm từ sử dụng cho một mục đích giao tiếp cụ thể sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc tìm từng từ và lắp ghép chúng lại.
Chunking còn giúp người học tránh sử dụng sai nghĩa của các cụm từ. Người học có xu hướng muốn biết mỗi từ trong một cụm từ có nghĩa là gì. Nhưng điều đó đôi khi không hữu ích.
Ví dụ: Lấy một cụm từ đơn giản như “what’s up?”
Cụm từ này thường được sử dụng để hỏi “bạn có khỏe không?” hay “có chuyện gì vậy?” ở các nước nói tiếng Anh. Nhưng nếu chia nhỏ nó ra, sẽ nhận được cụm từ “what is up?”. Khi cố gắng hiểu từng từ một của cụm từ này, nó có thể khiến người nói nhìn chằm chằm vào bầu trời, tìm kiếm máy bay và những đám mây. Vì vậy, học cả cụm “what’s up” và nghĩa của nó sẽ giúp người học tránh mắc phải những hiểu lầm này.
Ngoài ra, vì việc sử dụng chunks là một điều người bản xứ rất thường xuyên làm, áp dụng được chunks vào bài nói của mình sẽ giúp tăng độ tự nhiên và điểm từ vựng cho thí sinh.
Ví dụ: Một thí sinh IELTS chào giám khảo của họ bằng cụm từ “How are you?” hoặc “How it’s going?” sẽ tạo được một ấn tượng tốt hơn là một người nói “Hello” hoặc “Hi”.
Chunking còn có thể giúp cải thiện khả năng phát âm của thí sinh. Vì các chunks được rất thường xuyên được sử dụng trong tiếng Anh nên thông thường, người nói sẽ không phát âm theo từ từng riêng lẻ mà sẽ xem nó như 1 từ dài, phát âm không có điểm dừng. Phát âm tốt các âm chunks này không chỉ giúp cho người nói nghe tự nhiên hơn, mà còn giúp cải thiện khả năng phát âm của mình, đặc biệt là ở yếu tố intonation (lên xuống giọng) và sentence stress (nhấn âm trong câu)
Ví dụ: Cụm từ: “I want to go to”.
So sánh 2 cách phát âm sau
Cách 1
Cách 2
Người học có thể thấy cách 2 là cách tự nhiên hơn rất nhiều. Người học cũng cần chú ý là các chunks sẽ được phát âm tương đối nhanh, không phải từ từng riêng lẻ và nó cũng có âm điệu (lên xuống giọng) hơn so với việc đọc từng từ riêng lẻ. Ngoài ra, có thể thấy khi phát âm từng từ, tất cả các âm đều như nhau. Tuy nhiên, khi đọc như một chunks, chỉ có động từ “want” được nhấn trọng âm, các từ khác thì không. Vì vậy, việc phát âm được cụm từ này như là 1 chunk giúp cho người học cải thiện điểm ở các yếu tố như: sự trôi chảy, lên xuống giọng và nhấn âm.
Pausing là gì?
Khi giao tiếp người bản ngữ không nói liên tục, họ sẽ dành một khoảng thời gian rất ngắn để ngừng giữa những nhóm từ. Sử dụng Pausing một cách hiệu quả sẽ giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Nếu sử dụng một cách hợp lý, người nghe sẽ không nhận ra được các khoảng dừng đó mà chú trọng vào nội dung người nói muốn truyền tải hơn. Tuy niên, nếu sử dụng không chính xác, người nghe sẽ khó theo được mạch văn của người nói, làm cho ý tưởng bị đứt đoạn, gây khó hiểu, nhầm lẫn.
Tầm quan trọng của Pausing
Cho người nghe thời gian để hiểu nội dung người nói vừa truyền tải
Cho thời gian để người nói suy nghĩ thêm, sắp xếp các ý tưởng của mình
Nhấn mạnh được một từ quan trọng, mang ý nghĩa chính trong một nhóm từ
Trong IELTS Speaking, sử dụng Pausing rất có lợi cho tiêu chí “Fluency and Coherence” vì nó giúp cho bài nói trở nên tự nhiên, mạch lạc và dễ hiểu hơn.
Các tình huống sử dụng Pausing
Dừng lại để thể hiện dấu câu
Trong văn viết, các câu sẽ được ngăn cách với nhau bởi các dấu câu, ví dụ như dấu chấm câu, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc khi chuyển đoạn văn. Tuy nhiên, khi nói, người nghe không thể nhận thấy các dấu câu này, vì vậy, nhiệm vụ của người nói là cho người nghe thấy được các dấu câu này bằng các khoảng ngừng. Những khoảng ngừng này sẽ cho người nghe thời gian để tiếp nhận, xử lý và hiểu được thông tin của người nói muốn truyền tải.
Dấu phẩy
Sử dụng một khoảng ngừng ngắn (khoảng ¼ – ½ giây) trong bài nói nếu như muốn trình bày một dấu phẩy để ngăn cách 2 mệnh đề trong câu.
Ví dụ: Today, / I’d like to talk to you about simplicity.
Cách đọc
Dấu chấm (. ? !)
Khoảng ngừng của dấu chấm sẽ dài hơn dấu phẩy (khoảng ½ – 1 giây). Sử dụng nó khi muốn trình bày một dấu chấm câu trong văn viết để phân biệt 2 câu văn với nhau. Người nói cần lưu ý không kết nối các câu bằng từ “and” nhiều lần vì sẽ gây khó khăn cho người nghe.
Ví dụ: Today, / I’d like to talk to you about simplicity. // How many of you in this room think this matters?
Cách đọc
Ngừng để giúp người nghe hiểu rõ ý nghĩa được truyền tải
Trong văn nói, việc nói liên tục các từ trong câu đôi khi sẽ khiến người nghe khó nắm bắt được ý mà người nói truyền đạt do thiếu thời gian để liên kết các thông tin. Vì vậy, việc ngắt nghỉ đúng chỗ cũng sẽ cho người nghe một khoảng thời gian ngắn để nắm bắt những thông tin đã được trình bày trước khi chuyển qua những nội dung tiếp theo.
Ví dụ: So sánh 2 cách đọc cho cùng một câu sau:
Cách 1
Cách 2
Có thể thấy rằng cách thứ hai dễ hiểu hơn rất nhiều – ngay cả đối với người bản ngữ – bởi vì người nói có dừng lại giữa các nhóm từ, những nhóm từ này trình bày một ý tưởng giống nhau. Điều này cho phép người nghe tiếp nhận và hiểu từng phần của câu trước khi chuyển sang một phần khác.
Thought groups
Vậy, làm thể nào để người nói có thể nhận ra những chỗ cần ngừng trong bài nói của minh? Thông thường, những khoảng ngừng sẽ được diễn ra sau một thought group. Thought group là một nhóm từ, tuy nhiên, không giống như chunks of words, nó được sử dụng để truyền tải 1 thông tin. Nó có thể là một từ hoặc nhiều từ tùy theo ngữ cảnh và thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ như sau:
Maria said, “The student is asleep.”
Ở câu ví dụ này, có một học sinh đang ngủ (không phải là Maria) và Maria là người nói câu này thì chúng ta chỉ có 2 thought groups là “Maria said” (sử dụng để truyền tải thông tin là Maria là người nói) và “The student is asleep” (sử dụng để truyền tải thông tin là một học sinh đang ngủ).
Cách đọc
“Maria,” said the student, “is asleep”.
Tuy nhiên, ở câu này, Maria là người ngủ và người nói là một học sinh khác, chúng ta sẽ có 3 thought groups bao gồm: “Maria” (thể hiện tên của người đang ngủ), “said the student” (dùng để truyền đạt thông tin là học sinh là người nói) và “is asleep” (thể hiện hành động đang ngủ của Maria.
Cách đọc
Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy có bao nhiêu thought groups trong 1 câu tùy thuộc vào ngữ cảnh và loại thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Tuy nhiên, có 3 nguyên tắc cố định sau mà người nói nên nhớ:
Quy tắc số 1: Không được ngắt quãng giữa mạo từ, giới từ, đại từ sở hữu và danh từ đứng trước chúng. Điều này có nghĩa là thường không có khoảng dừng giữa các từ trong các cụm từ sau:
The store
At school
Or my daughter.
Quy tắc số 2: Các to-infinitive (dạng động từ nguyên mẫu thêm “to”) được giữ cùng nhau, vì vậy thường không có khoảng dừng giữa:
To go
To eat
Or to drive.
Quy tắc số 3: Các cụm từ thường bắt đầu bằng liên từ, thay vì kết thúc bằng liên từ. Điều này có nghĩa là phổ biến hơn nhiều khi nói:
Do you want coffee / or tea?
Thay vì
Do you want coffee or / tea?
Stress
Việc ngừng trong tiếng Anh cũng cần được hiểu rõ, vì khi bắt đầu cuộc trò chuyện, người nói tiếng Anh vô thức nhấn mạnh từ nội dung cuối cùng của nhóm suy nghĩ. Do đó, từ nội dung cuối cùng của nhóm suy nghĩ sẽ được phát âm với trọng âm hơn và có cao độ lớn hơn.
Ví dụ: Who would you go to school when you could work and earn money?
Người ta sẽ thường nói như sau
Thay vì: nói
Việc nhấn âm không bắt buộc phải rơi vào từ cuối cùng của 1 thought group mà nó sẽ được nhấn vào các từ mang nội dung chính của câu (content word). Các dạng content word thông thường:
Danh từ
Động từ chính
Tính từ
Phó từ
Phủ định (“not”)
Wh-words (“what, where, when…”)
Sự cảm thán (“wow!”)
Lưu ý rằng các quy tắc nhấn mạnh trong một thought group sẽ thay đổi nếu người nói:
Trình bày những ý tưởng tương phản
Đưa ra một thông tin mới
Sửa chữa một lỗi;
Nhấn mạnh sự đồng tình.
Hãy nhớ rằng, trong tiếng Anh, công việc của người nói là truyền đạt thông tin một cách thật rõ ràng. Người nghe KHÔNG phải tốn quá nhiều công sức để hiểu bài nói. Vì vậy, tạm dừng và nhấn trọng âm các từ nội dung mang ý nghĩa rất quan trọng, yêu cầu người nói tiếng Anh phải hiểu rõ.
Ngừng trong các đoạn nói dài
Phần ngừng này sẽ đặc biệt quan trọng trong IELTS Speaking Part 2 vì đây có thể xem như là một bài “thuyết trình” ngắn của thí sinh. Tạm ngừng là bình thường. Những khoảng dừng bình thường sẽ không làm người nghe nhầm lẫn.
Một số tạm dừng thông thường sử dụng để:
Thở!
Kiểm tra ghi chú (notes).
Suy nghĩ thêm ý tưởng, từ vựng.
Tạm dừng giúp tâm trí “bắt kịp” với miệng. Nó sẽ cho người nói thêm thời gian để suy nghĩ. Một lỗi thường gặp là khi cần thời gian để suy nghĩ hoặc kiểm tra lại ghi chú của mình, nhiều thí sinh thường sử dụng âm phụ – “ah, oh, umm”. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm ở tiêu chí Fluency & Coherence của thí sinh vì nó khiến cho người nghe cảm thấy thí sinh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngôn ngữ và giảm độ trôi chảy. Tạm ngừng ngắn (như tạm ngừng dấu phẩy = khoảng ¼ – ½ giây, hoặc ngắt giữa các cụm chunks of words) sẽ tốt hơn vì nó là cách tự nhiên mà người bản ngữ cũng sử dụng khi nói.
Cách áp dụng Chunking và Pausing vào IELTS Speaking
Các lỗi phổ biến khi áp dụng Chunking và Pausing
Đầu tiên, bài viết sẽ giới thiệu cho người đọc một vài lỗi trong việc ứng dụng Chunking và Pausing vào IELTS Speaking:
Ví dụ câu sau: Does it really matter whether people speak with an accent as long as they can be easily understood?
Cách 1
Trong trường hợp này, người nói không sử dụng pausing. Vì vậy, câu nói trở nên rất dài dòng, không có điểm nhấn và ý chính, làm cho người nghe cảm thấy khó hiểu, không theo kịp ý của người nói.
Cách 2
Trong trường hợp trên, người nói có khoảng ngừng giữa các từ. Tuy nhiên, người nói chỉ phát âm từ từng riêng lẻ, không áp dụng được Chunking trong trường hợp này. Vì vậy, câu nói trở nên nhàm chán, thiếu tự nhiên, gây ra sự khó chịu cũng như không có sự kết nối âm và ngữ điệu.
Cách 3
Ở cách đọc này, mặc dù người nói có áp dụng pausing và chunking. Tuy nhiên, việc xác định chunking và thought groups (Does it really; matter whether people…) là không phù hợp. Các cụm từ mà người nói chia ra không mang ý nghĩa chính nào cũng như không phải là một chunk of word thông thường trong tiếng Anh. Vì vậy, câu nói trở nên khó hiểu, người nghe không nắm được ý của câu.
Cách 4
Trong cách đọc này, người nói áp dụng được pausing và chunking. Chia ra được Chunking (does it really matter) và thought groups (people speak with an accent; they can be easily understood). Ngoài ra, giữa các chunks và thought groups đều có những khoảng ngừng hợp lý. Vì vậy, câu nói là tự nhiên và dễ hiểu.
Phân tích câu trả lời mẫu trong IELTS Speaking
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn vào một câu trả lời mẫu ở phần 2 của IELTS Speaking. Người học cần chú ý cách sử dụng pausing và chunking trong câu trả lời sau. Sau khi nghe, người học cũng có thể nhìn vào transcript để thấy rõ hơn cách sử dụng của 2 phương pháp này. Pausing sẽ được kí hiệu bởi dấu “/”, các chunks of words sẽ được in đậm.
Describe something you enjoy doing with an old person in your family
You should say: • What it is • How often you do it • Who you do it with • Why you enjoy doing it with this person |
Cách đọc
Okay so, / I’m going to tell you about an activity that I like to do / with an elderly person in my family, / and that is playing backgammon / with my mother.
You know backgammon is a pretty popular board game back at home, / and every time I go home to visit my mother, / you know we always sit down with a cup of tea / in the evening / and enjoy a few games of backgammon.
We both really enjoy playing this game. / Initially, she taught me how to play a few years ago, / and I was able to practice with some friends / while traveling, / and / I became quite good at it. / And / you know eventually, one time when I went home to visit my mum, / we played a few games. You know I would always win / against her. / But over time / you know she improved a little bit / and / started winning some games / but you know we are both quite competitive / so you know it's a lot of fun. / Nowadays, / we’re about equally matched I think when we play / so sometimes she wins, / sometimes I win, but / you know we have a great time.
I think playing this game you know allows us to / strengthen our relationship I think / and have fun together.