Tình trạng bé từ chối bú bình tự nhiên là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh thường gặp khi cho bé uống sữa công thức hoặc sữa mẹ từ bình sữa. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
Nguyên nhân khiến bé từ chối bú bình tự nhiên
1.1. Bình sữa có mùi lạ
Nếu bình sữa có mùi lạ, khác biệt so với bình thường do bạn thay đổi một số thao tác nào đó, bé có thể phát hiện ra ngay vì trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mùi vị. Do đó, bạn cần kiểm tra lại quy trình chuẩn bị bình sữa, cụ thể như sau:
- Có thể bình sữa vẫn giữ lại mùi sữa từ lần trước hoặc còn mùi nước rửa bình sữa do chưa được rửa sạch.
- Hâm nóng bình sữa trong lò vi sóng dễ khiến sản phẩm có mùi nhựa.
- Bình mới thường có mùi nhựa khó chịu.
- Cấu trúc mới của bình sữa có thể làm bé không thoải mái hoặc không thích sự thay đổi.
Nước rửa bình sữa D-nee chai 500 ml giúp loại bỏ cặn bẩn trong bình
1.2. Núm vú bình cũ không phù hợp với bé
Khi bé lớn lên, việc sử dụng núm vú cũ có thể gây khó chịu vì kích thước không phù hợp với nhu cầu bú của bé.
Đồng thời, nếu bạn chọn núm ti mới có kích thước không phù hợp hoặc quá cứng thì bé có thể cảm nhận và từ chối bú vì cảm giác không thoải mái. Đặc biệt, mẹ cần tránh mua núm vú có lỗ quá nhỏ vì chúng có thể làm sữa chảy ra nhỏ giọt, khiến bé cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi sử dụng bình sữa.
Bộ 2 núm ti Tommee Tippee Closer to Nature 422124 kích cỡ 3
1.3. Mùi vị, cấu trúc và nhiệt độ của sữa
Thay đổi loại sữa bột mới có thể tạo ra mùi vị khác biệt so với bình thường, điều này có thể làm bé không muốn bú nữa. Do đó, khi thay đổi loại sữa, bạn nên thay từ từ để bé quen dần, tránh thay đổi đột ngột để bé không trở nên lười biếng trong việc uống sữa.
Thay đổi tỷ lệ nước và sữa khi pha sữa có thể thay đổi kết cấu từ đặc sang lỏng. Điều này có thể làm bé cảm thấy không thoải mái và từ chối bú bình vì không quen với kết cấu mới này.
Một số bé thích uống sữa ở nhiệt độ phòng, trong khi có trẻ lại thích uống sữa ấm hoặc lạnh. Vì vậy, hãy kiểm tra nhiệt độ sữa cẩn thận để đảm bảo phản ánh sở thích và nhu cầu của bé như mọi khi.
Nếu bé bú sữa mẹ trong bình sữa nhưng tự nhiên bỏ bú, đó có thể là do sữa mẹ bị đông lạnh và rã đông không đúng cách. Hơn nữa, việc sử dụng sữa đã hết hạn cũng có thể thay đổi mùi vị, gây ra lý do bé từ chối bú.
Sữa bột Similac 5G số 2 400g (6 - 12 tháng)
1.4. Trẻ bắt đầu mọc răng
Trong quá trình mọc răng, bé có thể cảm thấy khó chịu và ngứa vùng nướu, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bé lười bú. Vùng nướu sưng đau khiến việc bú bình trở nên không thoải mái cho bé. Đôi khi, bé có thể chỉ cắn núm vú để đỡ đau và khó chịu.
Ti ngậm Dr.Brown's dạ quang (0 - 6 tháng) - Màu xanh
1.5. Trẻ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe
Ngoài các nguyên nhân trên, khi cảm thấy không khỏe, bé cũng trở nên lười bú hơn. Các vấn đề sức khỏe trẻ nhỏ dễ gặp phải bao gồm:
- Cảm cúm, cảm lạnh
- Nhiễm trùng tai
- Bị tưa miệng
- Bị viêm họng, đau họng
Siro Hồng Tâm Pharmacy HiBaby giúp bé ăn ngon 20 gói (từ 1 tuổi)
1.6. Hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề
Các bé nhỏ thường xảy ra nhiều triệu chứng như: Táo bón, đau bụng, tiêu chảy,... do hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển toàn diện. Các bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày,... kéo theo những cơn đau khiến bé quấy khóc, bỏ bú, không chịu uống sữa.
Men vi sinh BioAmicus Complete hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột 10 ml (Từ 0 tháng)
1.7. Trẻ bị nấm lưỡi
Nếu trẻ bị nhiễm nấm candida albicans, lưỡi bé sẽ bị nấm với dấu hiệu là những vết loét đỏ, có nhiều mảng trắng. Bị nấm miệng khiến bé ăn không ngon, bị đau do các vết loét. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình đột ngột. Phụ huynh nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1.8. Trẻ đang trong giai đoạn khủng hoảng
Trẻ nhỏ thường trải qua những giai đoạn khủng hoảng, lúc này, bé dễ cáu gắt, khó chịu với mọi thứ xung quanh. Điều này thường dẫn đến tình trạng bỏ bú, không ngủ ngon, quấy khóc nhiều hơn,... và một số dấu hiệu khác.
1.9. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu trên, còn có một số lý do khiến bé đang bú bình tự nhưng bỏ đột ngột, cụ thể:
- Trẻ bị phân tâm trong khi bú: Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn khám phá rất hứng thú với mọi thứ xung quanh, do đó không có gì lạ nếu bé đang bú nhưng dừng đột ngột vì bị thu hút bởi các chuyển động xung quanh, âm thanh của tivi,...
- Trẻ đã bú no hoặc không cảm thấy đói: Nếu mẹ tiếp tục cho bé bú khi con đã quá no, hoặc những lúc con chưa thấy đói thì chắc chắn bé sẽ không muốn bú bình nữa.
- Trẻ không còn hứng thú với việc bú bình: Với trẻ trong độ tuổi bú sữa kết hợp với các bữa ăn cháo hay bột ăn dặm, bé sẽ chán bú bình và có hứng thú với các thức ăn đặc hơn.
Cháo tươi SG Food Baby vị bò, đậu Hà Lan và cà rốt gói 240g
Hướng dẫn 12 cách khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú bình
2.1. Rửa sạch bình sữa trước khi pha sữa cho bé
Bình sữa và sữa pha trong bình có thể có mùi lạ, gây khó chịu cho bé nếu vẫn còn sót lại các cặn sữa hoặc nước rửa bình. Vì thế, hãy vệ sinh và rửa bình đúng cách để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé cũng như giúp bé không ngửi hay nếm thấy mùi lạ khi sử dụng bình sữa.
Túi nước rửa bình sữa Wesser 500 ml hương bưởi
2.2. Thay núm vú bình sữa phù hợp
Bạn nên dựa vào độ tuổi và sở thích của bé để chọn núm vú phù hợp. Có thể tham khảo các tiêu chí như sau:
- Tránh mua núm vú ngắn, bằng phẳng và chọn núm vú dài, đáy rộng dốc dần về phía đầu để bé ngậm sâu vào bình sữa dễ dàng hơn.
- Để bé không bị ngợp, mẹ có thể thử sử dụng núm vú 'chảy chậm' hoặc núm vú đặc biệt 'dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ'.
- Trong trường hợp bé dị ứng với cao su, hãy chọn các núm vú mềm, dễ nén bằng silicone để bảo vệ bé tốt nhất.
Bộ 2 núm ti Philips Avent SCF652/23 size 2
2.3. Lựa chọn sữa công thức có vị mà trẻ yêu thích
Nếu vị sữa công thức không phù hợp với khẩu vị của bé sẽ khiến bé không muốn bú sữa. Mẹ có thể quan sát và chọn các sản phẩm có vị ngọt hoặc nhạt phù hợp với sở thích của con. Hãy kiểm tra hạn sử dụng của sữa để tránh sữa đã hết hạn có thể thay đổi mùi vị.
Sữa bột Abbott Grow số 2 hương vani 900g (6 - 12 tháng)
2.4. Đánh giá chất lượng sữa mẹ
Có trường hợp sữa mẹ vắt ra có mùi khó chịu hoặc có vị như xà bông, điều này là do enzyme lipase phân hủy chất béo trong sữa mẹ. Ngoài ra, mùi vị sữa mẹ cũng có thể thay đổi do chế độ ăn uống chứa các thực phẩm tạo mùi như dầu cá, khiến bé không thích vị sữa.
Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên tránh các loại thực phẩm tạo mùi mạnh khi cho con bú, đặc biệt là khi thấy bé có biểu hiện không muốn bú sữa mẹ trong bình.
Ngoài ra, sữa mẹ sau khi vắt ra để dự trữ, nếu không được đông lạnh và rã đông đúng cách, sẽ làm thay đổi vị và chất lượng của sữa, thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.
Máy hút sữa bằng tay Gluck Baby GP22-1
2.5. Quan trọng nhiệt độ sữa
Bạn cần hiểu rõ sở thích của bé, liệu bé thích uống sữa ở nhiệt độ phòng, sữa lạnh hay sữa được hâm nóng. Điều này giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ sữa phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho bé thích việc bú sữa hơn.
Ví dụ, đối với các bé ưa sữa ấm, bạn có thể sử dụng máy hâm sữa để làm nóng sữa đến một nhiệt độ vừa đủ mà không lo sữa mất dưỡng chất. Còn nếu bé đang sưng nướu do mọc răng, bạn có thể làm lạnh sữa và núm vú để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bú.
Máy hâm sữa Gluck Baby GN05 - Màu ngẫu nhiên
2.6. Chọn thời điểm bú phù hợp
Nếu bé đã no thì bé sẽ không muốn bú sữa. Vì vậy, hãy cho bé bú khi bé cảm thấy đói. Tuy nhiên, đừng để bé quá đói mà hãy quan sát để biết khi nào là thời điểm lý tưởng để cho bé bú.
Ngoài ra, hãy cho bé uống sữa vào thời điểm bé cảm thấy vui vẻ nhất trong ngày vì khi bé trong tâm trạng tốt, bé sẽ ngoan ngoãn hơn. Khi bé có chút buồn ngủ, nhu cầu ăn uống sẽ tăng lên và bạn có thể dễ dàng cho bé bú hơn.
Sữa bột Meiji Growing Up Formula 800g (12 - 36 tháng)
2.7. Tạo cơ hội cho bé quen với bình sữa
Để giải quyết vấn đề bé từ chối bú bình, mẹ có thể giúp bé quen với bình sữa bằng cách mô phỏng hành vi như bé đang bú mẹ qua các bước sau:
- Bước 1: Cho bé ngậm núm ti giả, sau đó xoa nhẹ theo phần má và nướu của bé để bé làm quen với núm ti. Chọn sản phẩm có thiết kế tương tự núm ti mẹ.
- Bước 2: Nếu bé không chịu ngậm núm ti, hãy thử lại sau. Nếu bé chấp nhận, đặt ngón tay vào trong lỗ núm ti, xoa nhẹ núm ti vào lưỡi bé để tạo cảm giác giống việc bé đang bú sữa.
- Bước 3: Quan sát phản ứng của bé, nếu bé chấp nhận ngậm núm ti, nhỏ vài giọt sữa vào núm ti (không cần gắn bình sữa). Dần dần cho bé uống từng ngụm sữa, sau đó mới gắn bình sữa cho bé bú đủ.
Bộ 2 núm ti KuKu KU5278A size XL
2.8. Bọc bình sữa trong áo của mẹ
Có những lúc mẹ phải vắng nhà và nhờ người khác chăm sóc bé. Sự thiếu vắng của mẹ cũng có thể khiến bé không muốn bú bình. Để khắc phục, người chăm sóc có thể bọc bình sữa trong áo mà mẹ đã mặc để khi bé bú, bé luôn cảm thấy an toàn như đang trong vòng tay của mẹ.
2.9. Tìm không gian yên tĩnh và thư giãn để bé bú
Bé có thể dễ bỏ bú bình khi bị phân tâm bởi môi trường xung quanh. Vì vậy, hãy chọn không gian yên tĩnh và mở nhạc êm dịu không lời để giúp bé thư giãn. Điều này cũng sẽ kích thích bé bú ngoan và tập trung hơn.
Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF693/13 cổ rộng 260 ml (1 - 6 tháng)
2.10. Thay đổi tư thế cho bé bú
Các mẹ có thể thử thay đổi tư thế cho bé khi bú để giúp bé tìm kiếm kiểu bú phù hợp nhất, mang lại sự thoải mái và tránh gây khó chịu. Ví dụ, nếu muốn bé vừa bú vừa ngắm nhìn xung quanh, bạn có thể đặt bé nằm trên đầu gối của mình.
Trong một số trường hợp, bé thích những chuyển động nhẹ trong lúc bú, mẹ có thể đung đưa bé trên tay hoặc bồng bé di chuyển qua lại, từ đó khiến bé có hứng thú uống sữa hơn.
Bình sữa cổ rộng Tommee Tippee Closer to Nature 422750 150 ml
2.11. Dùng cốc cho bé uống sữa
Nếu mẹ đã thử những cách trên nhưng không thành công, mẹ có thể cho bé uống sữa bằng cách đút từng muỗng, đối với các bé lớn hơn có thể uống sữa từ cốc. Mẹ không nên ép bé uống hết một lúc mà nên để bé uống từ từ theo tốc độ phù hợp, việc ép uống hoặc đổ sữa nhiều vào miệng bé có thể gây sặc.
Muỗng PIYOPIYO PY630081
2.12. Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe
Khi bé gặp vấn đề về sức khỏe, có thể dẫn đến tình trạng khó chịu và lười bú bình. Vì vậy, nếu phát hiện hoặc cảm thấy bé không khỏe, các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp.