Key Takeaways |
Chiến lược làm bài IELTS Listening Part 3: Trước khi nghe:
Trong khi nghe:
Sau khi nghe:
|
Giới thiệu về phần nghe IELTS Listening Part 3
Ví dụ:
Thảo luận giữa giáo sư và sinh viên về dự án/ đề tài nghiên cứu khoa học
Thảo luận giữa các học sinh, sinh viên về bài tập nhóm/ phương pháp nghiên cứu
Đáng chú ý là, trong quá trình này, các câu hỏi và ý kiến tranh luận sẽ liên tiếp được đặt ra, điều này yêu cầu thí sinh phải luôn tập trung để nghe hiểu toàn bộ đoạn thông tin.
Các loại câu hỏi thường xuất hiện trong Phần 3 của IELTS Listening
Completion - Điền từ vào ghi chú/ bảng/ đoạn văn/ quy trình
Trong dạng bài Completion, thí sinh cần điền vào khoảng trống một phần thông tin nghe được từ audio để hoàn thành đoạn bảng biểu / bài tóm tắt ngắn cho trước. So với Part 1 IELTS Listening và part 2 thì part 3 sẽ có tốc độ nhanh hơn và có khá nhiều bẫy gây nhiễu thông tin hơn. Dạng bài Completion ở part 3 đòi hỏi thí sinh khả năng nghe hiểu và chắt lọc những ý chính trong bài nghe.
Dạng Completion sẽ phân ra thành những loại như sau:
Form completion - Điền từ vào mẫu đơn
Thông tin cần điền vào thường sẽ liên quan đến các thông tin cá nhân như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, …
Note completion - Điền từ vào ghi chú
Thí sinh cần điền các thông tin còn thiếu trong một bài tóm tắt ngắn về một bài giảng hoặc hội thoại.
Table completion - Điền từ vào bảng biểu
Các thông tin cần điền sẽ liên quan đến các đề mục rõ ràng như: nơi chốn, thời gian, giá cả, …
Flow - chart completion - Điền từ vào quy trình
Điền các thông tin còn thiếu vào một quy trình theo thứ tự biểu hiện bằng các mũi tên.
Diagram completion - Điền từ vào sơ đồ
Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ miêu tả chu trình vận hành của một loại máy móc.
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Đây là dạng câu hỏi phổ biến nhất trong đề thi IELTS Listening. Dạng câu hỏi này sẽ đánh giá một loạt các kỹ năng nghe hiểu của thí sinh, từ nghe hiểu chi tiết đến nghe hiểu ý chính. Ngoài các câu hỏi multiple choice cơ bản (chọn 1 phương án trong 3 hoặc 4 phương án có sẵn), thí sinh còn sẽ gặp dạng bài multiple choice chọn nhiều hơn 1 phương án.
Sự khó khăn của dạng bài này nằm ở số lượng lớn thông tin, so sánh giữa các đáp án cũng như tổ hợp paraphrasing xuất hiện trong bài nghe.
Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn chọn 1 trong 3 phương ánDạng câu hỏi Multiple Choice cho phép chọn nhiều hơn 1 phương ánNối thông tin - Matching information
Dạng bài này yêu cầu thí sinh nối thông tin trong câu hỏi với các phương án cho trước, số phương án có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với số câu nên trong nhiều trường hợp, một phương án có thể được dùng để trả lời nhiều lần (số phương án ít hơn số câu hỏi) hoặc có thể không dùng để trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào (số phương án nhiều hơn số câu hỏi).
Dạng bài này đánh giá kỹ năng theo dõi cuộc hội thoại và xác định mối liên hệ giữa các dữ liệu trong bài nghe.
Dạng bài nối thông tin với số lựa chọn ít hơn số câu hỏiDạng bài Matching với số lượng lựa chọn nhiều hơn số câu hỏiCâu hỏi trả lời ngắn – Trả lời bằng câu hỏi
Dạng bài này yêu cầu thí sinh cung cấp câu trả lời ngắn chính xác cho một câu hỏi trong đề bài. Dạng câu hỏi này đánh giá kỹ năng lắng nghe các thông tin cụ thể của thí sinh.
Chiến lược thực hiện phần 3 của bài thi IELTS Listening
Trước khi bắt đầu nghe
1. Xác định dạng câu hỏi:
Bước đầu tiên, thí sinh nên xác định dạng câu hỏi và lưu ý như những yêu cầu quan trọng đặt ra bởi đề bài. Những yêu cầu này có thể là yêu cầu về số lượng đáp án cần chọn hay ở dạng bài Completion sẽ là số lượng từ hoặc chữ số được phép điền.
2.Đọc lướt các câu hỏi và gạch chân dưới các từ khóa quan trọng:
Điều này sẽ đảm bảo thí sinh có thể hiểu các câu hỏi và đáp án trong bài nghe, đồng thời có định hướng trước về nội dung của bài nghe. Một lý do khác là Part 3 sẽ kiểm tra sự nghe hiểu của thí sinh nhiều hơn là vận dụng kỹ thuật Nghe lấy từ khóa hoặc thông tin riêng lẻ.
Bên cạnh đó, việc xác định từ khoá sẽ giúp thí sinh theo dõi thông tin trong bài nghe và xác định được vùng thông tin chứa đáp án. Từ khóa là những từ quyết định nội dung chính của câu đó và được dùng để xác định đoạn thông tin có chứa đáp án. Từ khóa có 2 loại:
Từ khóa không thể thay thế:
Tên riêng (VD: Boston, Bradcaster)
Con số (VD: 1999, 4.45)
Thuật ngữ (VD: herbivores, amphibian, NASA)
Từ khóa có thể thay thế: danh từ chung, động từ, tính từ
Trong quá trình nghe
1.Đoán câu trả lời:
Đối với dạng Completion hay Labelling a map/ plan, thí sinh có thể thử dự đoán loại thông tin/ loại từ cần điền vào chỗ trống. Từ cần điền có thể là:
Tên riêng: tên người, tên đường, tên địa điểm
Con số: số đếm, ngày tháng, thời gian
Danh từ
Động từ
Tính từ
Trạng từ
Trong dạng câu hỏi Multiple choice, thí sinh cần phân biệt sự khác nhau giữa các phương án. Một số phương án có nội dung khá dài, vì thế thí sinh chỉ nên gạch chân điểm khác biệt giữa các phương án để dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa các đáp án.
2. Hiểu được bản chất của bài thi Part 3 listening:
Như đã đề cập ở phần trước, vì đây là một cuộc thảo luận nên mỗi người tham gia vào cuộc thảo luận sẽ lần lượt phát biểu ý kiến. Các ý kiến này có thể mang tính tương đồng hoặc trái ngược nhau. Ngoài ra, thí sinh cần chú ý liệu các đối tượng có đạt được sự tán thành cho mỗi ý kiến được nêu ra hay không.
3.Nhận diện các yếu tố gây nhiễu:
Trong quá trình nghe, thí sinh cần cực kỳ cẩn thận và lưu ý đến các yếu tố gây nhiễu. Các yếu tố sẽ luôn xuất hiện ở các phương án được đề cập trong bài nghe, mặc dù những phương án này không đáp ứng câu hỏi đề bài hoặc chứa một phần thông tin không liên quan đến câu hỏi Yếu tố gây nhiễu có thể là:
• Phương án được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại
• Phương án được đưa ra nhưng bị bác bỏ sau đó, có thể qua các dấu hiệu sau: but, however, although, yet, actually, rather than, instead, not really, …
4.Nhận diện thông tin được paraphrase:
Bài nghe thường sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt tương đương thay vì lặp lại toàn bộ đáp án. Do đó, khi đã gạch chân các keyword trên câu hỏi và đáp án, thí sinh cũng nên dự đoán trước các từ đồng nghĩa/ cách diễn đạt khác của từ khóa.
5.Tạo ghi chú trong trường hợp chưa nghe ra đáp án:
Trong trường hợp này, thí sinh có thể ghi chú nhanh vài thông tin nghe được (tên địa điểm, ngôn ngữ chỉ hướng giúp định vị,...) để đối chiếu sau.
Sau khi kết thúc việc nghe
Kiểm tra lại các đáp án đã chọn/ điền.
Kiểm tra phần ghi chú đối với các câu chưa nghe được để đưa ra đáp án phù hợp nhất.
Bài tập thực hành
Link audio
Questions 21–30
Complete the notes below. Write no more than three words for each answer.
Questions |
Novel: (21) ………………… |
Protagonists: Mary Lennox; Colin Craven |
Time period: Early in (22) ………………… |
Mary moves to UK – meets Colin who thinks he’ll never be able to (23) ………………… . They become friends. |
Point of view: “Omniscient” – narrator knows all about characters’ feelings, opinions and (24) ………………… |
Audience: Good for children – story simple to follow |
Symbols (physical items that represent (25) …………………):
|
Motifs (patterns in the story):
|
Themes: Connections between
|
Đáp án:21. The Secret Garden
22. (the) 20th/twentieth century
23. walk
24. motivations/motivation
25. abstract ideas
26. roses
27. dark(ness) to light(ness)
28. sức khỏe
29. môi trường
30. tình bạn con người