Bên cạnh những phương pháp diễn đạt lại (Paraphrase) như biến đổi dạng từ và thay đổi cấu trúc ngữ pháp, sử dụng từ đồng nghĩa cũng là một công cụ tương đối đơn giản và hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu thí sinh không tinh ý phát hiện ra những chi tiết khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, sắc thái giữa các từ đồng nghĩa thì rất có thể sẽ mắc lỗi dùng từ không tương thích với ngữ cảnh và yêu cầu ngữ pháp, từ đó giảm hiệu quả diễn đạt và khiến câu văn không tự nhiên. Ví dụ: kid (trẻ con) và child (trẻ em) là hai từ đồng nghĩa, tuy nhiên child là danh từ mang sắc thái trang trọng hơn. Vì thế, chúng ta thường thấy cụm children’s rights (quyền trẻ em) thay vì cụm kids’ rights (quyền trẻ con) trong các văn bản chính thức. Như vậy, nhiệm vụ của người viết không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn từ chính xác, họ cần phải nhận biết và sử dụng các từ thay thế phù hợp cho từ đó.
Chủ đề Energy trong IELTS Writing Task 2 có thể gây khó khăn cho thí sinh bởi có một số thuật ngữ chuyên ngành dễ gây nhầm lẫn, vì vậy bài viết này sẽ nêu các cặp từ đồng nghĩa chủ đề Energy thường dùng, phân tích sự khác biệt giữa chúng và đưa ra ví dụ để hỗ trợ người đọc hình dung rõ ràng hơn.
Key takeaways
· Điện năng (Electricity) là một sản phẩm của quá trình thu thập và chuyển hóa năng lượng (Power).
· Plant là danh từ chung nhất để mô tả nhà mày điện hoặc nhà máy sản xuất hàng hóa. Factory cũng được hiểu là nhà máy, nhưng chỉ phục vụ việc sản xuất hàng hóa thông thường.
· Năng lượng thay thế (Alternative) bao gồm điện hạt nhân, còn năng lượng tái tạo (Renewable) thì không. Không phải nguồn năng lượng thay thế/tái tạo nào cũng được coi là năng lượng ‘xanh’.
· Sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy-efficient) đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm năng lượng (energy-saving) mà vẫn đảm bảo hoàn thành được mục tiêu sử dụng năng lượng.
Xu hướng ra đề về chủ đề Năng Lượng
Trong bài thi IELTS Writing Task 2, nguồn năng lượng tái tạo (từ gió, mặt trời, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học) và nguồn năng lượng không tái tạo (từ nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí,...) thường xuyên được đem lên bàn cân so sánh về những tiêu chí như: mức độ thân thiện với môi trường, tính ứng dụng, tính hiệu quả, khả năng tiếp cận người dùng, ... Đối với dạng đề này, thí sinh thường được yêu cầu đánh giá quan điểm mà đề bài đưa ra về hai dạng năng lượng này (Opinion/Discussion) hoặc phân tích những lợi ích và hạn chế của từng loại.
Đề bài ví dụ như sau: “Fossil fuels, such as coal, oil and natural gas, are the main source for many countries. However, some nations are using alternative energy such as solar power and wind power. Do you think this is a positive or negative development?”
Nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là nguồn cung chính cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia đang sử dụng năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, gió. Theo bạn, đây là một diễn biến tích cực hay tiêu cực?
Đề bài trên trình bày xu hướng ưa chuộng năng lượng thay thế ở một số đất nước và yêu cầu thí sinh đánh giá tính khả quan của tình trạng này.
Bên cạnh đó, đề bài cũng có thể liên hệ vấn đề sử dụng năng lượng với nhiệm vụ bảo vệ môi trường bằng cách đưa ra quan điểm như: tăng giá nhiên liệu là giải pháp cho các mối lo ngại về môi trường trên toàn cầu. Tương tự như dạng bài trên, người viết cần bày tỏ sự tán thành hay phản đối với góc nhìn này và đưa ra lý luận phù hợp. (Opinion)
Phân biệt các cặp từ đồng nghĩa về chủ đề Năng Lượng
Quyền lực – điện
Định nghĩa
Power (danh từ không đếm được) được định nghĩa là (1) năng lượng có thể được thu thập và sử dụng để vận hành máy móc hoặc sản xuất điện, ... hoặc (2) nguồn cung ứng điện công cộng.
Electricity (danh từ không đêm được) có nghĩa là điện năng.
Lưu ý khi sử dụng
Một số người viết thường nhầm lẫn giữa nét nghĩa (1) của power và electricity. Sự khác biệt trọng yếu đó là: điện năng (electricity) là một sản phẩm của quá trình thu thập và chuyển đổi năng lượng (power). Năng lượng có thể đến từ nguồn tái tạo được (gió, mặt trời,...) hoặc nguồn không tái tạo được (than đá, dầu mỏ,...) Vì vậy, power có thể đi kèm những danh từ/tính từ bổ nghĩa chỉ nguồn gốc của dạng năng lượng đó, ví dụ: solar power (năng lượng mặt trời), geothermal power (năng lượng địa nhiệt), ... Tuy nhiên, chúng không thường đóng vai trò bổ ngữ cho danh từ electricity.
Ví dụ
In coastal ares, wind power can be harnessed to generate electricity. (Ở các vùng ven biển, năng lượng gió
In bad weather conditions, the local electricity/power supply can be cut off unexpectedly. (Trong điều kiện thời tiết xấu, nguồn cung điện tại địa phương có thể bị cắt đột ngột.)
Nhà máy – nhà máy điện – trạm điện
Định nghĩa
Factory có nghĩa là nhà máy, nơi hàng hóa được sản xuất chủ yếu bằng máy móc.
Plant được định nghĩa bởi từ điển Oxford là một cơ sở sản xuất nói chung nơi các quy trình công nghiệp diễn ra hoặc là nhà máy điện.
Tương tự, Power station là trạm năng lượng – tức là một nhà máy điện.
Lưu ý khi sử dụng
Có thể thấy, plant là danh từ chung nhất để chỉ một nhà máy sản xuất điện hoặc hàng hóa. Để làm rõ sản phẩm của plant, người viết có thể dùng danh từ bổ ngữ, ví dụ: a nuclear power plant (nhà máy điện hạt nhân), a car plant (nhà máy sản xuất ô tô), ... Mặt khác, danh từ factory không thể dùng để chỉ cơ sở sản xuất điện mà chỉ dùng để mô tả nơi mà hàng hóa thông thường được sản xuất, ví dụ: a shoe factory (nhà máy sản xuất giày).
Ví dụ
Workers at nuclear power plants/stations must follow strict safety instructions to prevent life-threatening accidents. (Công nhân làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo các hướng dẫn an toàn nghiêm ngặt để ngăn ngừa những vụ tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.)
The dyes from textile factories pose a serious threat to the surrounding environment because they are extremely toxic. (Thuốc nhuộm từ các nhà máy dệt may gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh vì chúng cực kỳ độc hại.)
Năng lượng tái tạo – thay thế – xanh
Đây là 3 tính từ đồng nghĩa chủ đề Energy dùng để miêu tả những dạng năng lượng không có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên chúng không hoàn toàn tương đồng. Người viết cần phân biệt rõ ràng giữa 3 khái niệm dễ gây nhầm lẫn này để tránh hiện tượng lạc đề, xác định và phân tích đối tượng sai khi viết bài IELTS Writing Task 2 chủ đề Energy.
Định nghĩa
Renewable (tính từ) (thường bổ nghĩa cho danh từ “năng lượng” - energy và “nguồn tài nguyên” resources) nghĩa là có thể tái tạo trong điều kiện tự nhiên hoặc dưới sự kiểm soát của con người, và không có rủi ro cạn kiệt. Một số nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng phổ biến là sinh khối (đến từ gỗ, thực vật, nước thải), thủy điện (hydropower), địa nhiệt, gió và ánh sáng mặt trời.
Alternative (tính từ) chỉ bất cứ dạng năng lượng nào không có nguồn gốc là nhiên liệu hóa thạch.
Green (tính từ) chỉ những nguồn năng lượng khi được khai thác và sử dụng thì không (hoặc hạn chế được) tác động tiêu cực đến môi trường.
Lưu ý khi sử dụng
Người viết cần lưu ý sự khác biệt sau giữa renewable và alternative: điện hạt nhân được coi là nguồn năng lượng thay thế, tuy nhiên không phải là dạng năng lượng tái tạo được. Để tạo ra sản lượng điện năng, các nhà máy điện hạt nhân phải khai thác uranium – một khoáng sản có nguồn cung hữu hạn.
Bên cạnh đó, không phải bất cứ loại năng lượng tái tạo nào cũng được coi là ‘xanh”, bởi công đoạn khai thác và sử dụng chúng có thể gián tiếp gây tổn hại tới môi trường. Ví dụ: thủy điện không được nhìn nhận là một nguồn năng lượng ‘xanh’ vì công tác xây dựng các đập thủy điện lớn đòi hỏi quy trình công nghiệp phức tạp và diện tích đất lớn (thường đến từ hoạt động chặt phá rừng).
Ví dụ:
The damage to the environment from fossil fuels has prompted countries to do research on alternative sources of energy. (Những thiệt hại đối với môi trường từ nhiên liệu hóa thạch đã thúc đẩy các quốc gia nghiên cứu về các nguồn năng lượng thay thế.)
Exploiting renewable energy sources is not an affordable solution for many developing countries. (Khai thác những nguồn năng lượng tái tạo không phải là giải pháp có chi phí hợp lý với nhiều nước đang phát triển)
Hiệu quả năng lượng – tiết kiệm năng lượng
Đây là hai tính từ đồng nghĩa chủ đề Energy mô tả thói quen/hành vi sử dụng năng lượng.
Định nghĩa
Energy-efficient nghĩa là sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, tức là giảm thiểu năng lượng tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành một chức năng, hoạt động nào đó. Ví dụ, hai loại đèn điện có tuổi thọ và tính ứng dụng hoàn toàn tương đương nhưng loại nào tiêu tốn ít điện năng hơn sẽ được mô tả là energy-efficient.
Energy-saving mô tả bất cứ hoạt động nào được thực hiện với mục đích cắt giảm năng lượng tiêu thụ.
Lưu ý khi sử dụng
Sự khác biệt giữa hai khái niệm này được thể hiện qua ví dụ sau:
Một gia đình có nhu cầu giảm chi phí điện hàng tháng. Có hai phương pháp để họ đạt được mục tiêu này. Đầu tiên, họ có thể xem xét thay thế hệ thống đèn hiện tại bằng những bóng đèn có tuổi thọ và tính ứng dụng tương đương nhưng tiêu thụ ít năng lượng hơn. Đây là hành vi sử dụng năng lượng hiệu quả. Thứ hai, gia đình có thể quyết định không bật đèn vào ban ngày (kể cả khi điều này gây bất tiện trong sinh hoạt) để giảm lượng điện sử dụng - đây là hành vi tiết kiệm năng lượng.
Ví dụ
Các thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả được khuyến khích vì chúng giúp hộ gia đình cắt giảm chi phí sinh hoạt và mang lại lợi ích cho môi trường mà không gây ra bất kỳ bất tiện nào.
Những thói quen tiết kiệm năng lượng bao gồm làm việc nhà mà không cần sử dụng thiết bị điện gia dụng hoặc tắt đèn trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày.