1. Hiện tượng không rụng trứng là gì?
Quá trình rụng trứng và kinh nguyệt là một cơ chế rất bình thường trong cơ thể phụ nữ đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có trường hợp không có sự rụng trứng mà vẫn kinh nguyệt được gọi là chu kỳ không phóng trứng. Nguyên nhân là trong chu kỳ, không có nang trứng chín trong buồng trứng nên không xảy ra hiện tượng phóng trứng như thường. Mặc dù vậy, máu kinh vẫn có mặt do sự giảm đột ngột nồng độ của hai hormone progesterone và estrogen gây bong niềm mạc tử cung và chảy máu. Hiện tượng này hiếm khi xảy ra đối với những phụ nữ có sức khỏe tốt.
Rụng trứng là quá trình tự nhiên trong cơ thể phụ nữ khỏe mạnh
2. Nguyên nhân và dấu hiệu không rụng trứng
Dấu hiệu không rụng trứng thường không dễ nhận biết với những người chưa có kinh nghiệm. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau nên dấu hiệu cũng không giống nhau ở mỗi người:
Nguyên nhân không rụng trứng
Thường thì, cơ chế chung là vùng hạ đồi tiết ra hóc môn kích thích tuyến yên, tuyến yên kích thích nang noãn ở buồng trứng chín và gây ra hiện tượng phóng noãn. Khi trứng rụng không có hiện tượng làm tổ thì sẽ dẫn đến hành kinh. Tuy nhiên, một số nguyên nhân cụ thể có thể làm cho việc hành kinh không đi kèm với hiện tượng rụng trứng ở một số phụ nữ. Các nguyên nhân thường gặp là:
-
Nguyên nhân có thể là do trục dưới đồi - tuyến yên không sản xuất đủ hormone FSH và LH để kích thích buồng trứng phát triển nang noãn, thường gặp ở các bé gái mới dậy thì.
-
Nguyên nhân có thể là do suy buồng trứng, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
-
Nguyên nhân có thể là do bệnh lý ở vùng dưới đồi và tuyến yên như u tuyến yên.
-
Nguyên nhân có thể là do sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn việc rụng trứng, điển hình là thuốc tránh thai.
Còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng không rụng trứng như: phụ nữ thừa cân, béo phì, tăng prolactin máu, chế độ sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, bị căng thẳng, hay lo âu, stress,...
Dấu hiệu không rụng trứng
Để nhận biết dấu hiệu không rụng trứng, các chị em có thể để ý những triệu chứng sau:
-
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, ngắn hoặc dài hơn so với bình thường.
-
Nhiệt độ cơ thể không tăng lên ở nửa cuối chu kỳ. Trong khi nếu có phóng noãn thì cơ thể có sự tăng nhiệt độ.
-
Không có đau bụng khi hành kinh trong khi bình thường thì thường xuyên có hiện tượng này ở kỳ kinh trước đó.
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy việc không rụng trứng mà chị em có thể nhận biết được
3. Làm thế nào để nhận biết chu kỳ kinh không rụng trứng?
Ngoài các dấu hiệu không rụng trứng, để chắc chắn liệu cơ thể có gặp phải hiện tượng này hay không, cần phải thăm khám. Thông qua các phương pháp dưới đây, có thể biết được việc không rụng trứng:
Xét nghiệm hormone nội tiết: Loại xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể, từ đó xác định được nguyên nhân gây ra việc không rụng trứng.
Siêu âm đầu dò âm đạo: Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của buồng trứng, tử cung cũng như các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, nếu ở nhà, chị em có thể tự kiểm tra dấu hiệu không rụng trứng bằng que test. Đây là cách để canh chu kỳ rụng trứng cho những chị em đang muốn có thai.
Khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm là phương pháp xác định tình trạng không rụng trứng
3. Cách điều trị không rụng trứng
Nếu trứng không rụng, việc mang thai là không thể. Điều này là mối quan tâm lớn khi muốn có con. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thử:
Thay đổi lối sống
Nếu nguyên nhân là do cơ thể không đủ sức khỏe hoặc chế độ sống không khoa học dẫn đến trứng không rụng, phương pháp giải quyết là thay đổi lối sống. Bạn có thể tăng cường dinh dưỡng hoặc giảm cân một cách hợp lý. Hoặc thay đổi thói quen về vận động thể chất một cách điều độ, cân nhắc công việc và thời gian nghỉ ngơi một cách khoa học để duy trì sức khỏe tốt, kích thích sản xuất hormone trong cơ thể, cân bằng sinh lý.
Chị em nên cân nhắc dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày để duy trì sức khỏe
Điều trị bằng thuốc
Nếu có dấu hiệu không rụng trứng, chị em cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Dựa trên nguyên nhân đó, bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng thuốc.
Nếu sau điều trị theo nguyên nhân không rụng trứng mà vẫn không thể mang thai, các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI.