Ồ, khủng khiếp! Thật là tồi tệ khi phát hiện ra phân của chuột trong nhà! Nhưng không biết loài chuột phiền toái nào đã làm bẩn nhà bạn: chuột nhắt hay chuột cống? Đừng lo lắng - chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt. Dưới đây là một số lời khuyên và mẹo để giúp bạn nhận diện, dọn dẹp và tiễn các vị khách không mời mà đến này ra khỏi nhà.
Các bước
Làm sao để phân biệt phân của chuột nhắt?

Phân của chuột nhắt có kích thước nhỏ hơn hạt gạo. Phân của chuột nhắt có hình dáng giống như viên đạn, dài khoảng từ 0,3 đến 0,6 cm và thường có thể nhọn ở hai đầu.
- Những viên phân của chuột nhắt thường chỉ dày khoảng từ 1 đến 2 mm.

Phân chuột nhắt thường có màu đen đậm. Thường thì phân chuột nhắt có màu đen, nhưng không phải lúc nào cũng vậy– thực ra đặc điểm này còn phụ thuộc vào việc con vật đã ăn gì. Viên phân để lâu sẽ chuyển thành màu xám, thường có vẻ bụi bặm và dễ vụn.
- Viên phân mới sẽ có độ bóng bên ngoài.
- Khi ở dưới ánh sáng nào đó, phân chuột nhắt có thể trông như màu nâu sẫm.
Nhận diện phân chuột cống bằng cách nào?

Kích thước phân chuột cống cỡ bằng quả nho khô. Các viên phân dày hơn và dài hơn hạt gạo và thường tròn ở hai đầu. Viên phân trung bình dài khoảng 1,5-2 cm.
- Phân chuột cống thường có chiều rộng ít nhất 3 mm.
- Một số viên phân có một đầu nhọn và một đầu tròn.

Phân chuột cống thường có màu nâu, đen hoặc xám. Phân chuột mới tinh trông có vẻ nhớt và kết cấu như bả matit. Những viên phân cũ sẽ khô và có màu xám, trông như dễ vỡ vụn.
Phân chuột có gây bệnh cho người không?

Có, phân chuột có thể gây bệnh. Phân chuột có thể mang một số mầm bệnh như hội chứng phổi do virus Hanta, sốt Lassa, sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta, bệnh viêm não do virus Lymphocytic Chori-meningitis, bệnh nhiễm virus Arenaviruses Nam Mỹ và một số bệnh khác. Bạn có thể bị nhiễm một trong các bệnh này chỉ vì hít phải bụi từ phân chuột hoặc vô tình chạm vào phân chuột.
- Các bệnh nhiễm virus arenaviruses Nam Mỹ bao gồm bệnh sốt xuất huyết Argentine, sốt xuất huyết Bolivia, sốt xuất huyết Sabiá và sốt xuất huyết Venezuela.
Tôi nên làm gì khi phát hiện phân chuột?

Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm bệnh. Đeo găng tay dùng một lần để bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải của con vật. Để an toàn hơn, bạn nên đeo cả khẩu trang. Nếu có thể, bạn hãy mở các cửa sổ và cửa ra vào gần đó khoảng nửa tiếng trước khi bắt đầu dọn dẹp để cho không khí trong lành lùa vào.

Khử trùng khu vực ô nhiễm bằng thuốc tẩy pha loãng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị xịt khu vực ô nhiễm bằng thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc tẩy pha loãng. Dùng khăn giấy sạch hốt phân chuột và vứt đi.
- Dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng theo tỷ lệ 1 phần thuốc tẩy với 10 phần nước.
- Nếu dùng thuốc diệt khuẩn, bạn hãy kiểm tra nhãn xem phải pha loãng theo tỷ lệ nào. Có thể bạn phải chờ một thời gian nhất định để các hóa chất khử trùng cả khu vực.

Khử trùng các vật dụng và không gian xung quanh bằng thuốc tẩy pha loãng. Nhìn xung quanh nơi bạn phát hiện phân chuột - có thứ gì ở gần đó không? Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên lau chùi mọi đồ vật xung quanh bằng thuốc sát trùng để đảm bảo tiêu diệt mọi mầm bệnh nếu có. Sau đó, bạn hãy lau sạch sàn nhà và các bề mặt khác bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng hoặc thuốc sát trùng. Nếu cần, bạn có thể dùng máy làm sạch bằng hơi nước hoặc xà phòng giặt nệm để làm vệ sinh đồ đạc có khả năng bị nhiễm bẩn.
- Nếu bạn tìm thấy phân chuột ở gần giường, hãy đem ga trải giường và chăn đi giặt chế độ nước nóng.
Tôi có thể sử dụng máy hút bụi để dọn phân chuột không?

Có thể, nhưng không nên. Mặc dù bạn có thể hút sạch phân chuột, nhưng điều này cũng có thể làm bay phát bụi, gây nguy cơ hít vào các mầm bệnh. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn giấy và dung dịch sát trùng hoặc dung dịch tẩy pha loãng để giảm nguy cơ hít phải khí độc.
- Vì cùng lý do, bạn cũng không nên quét phân chuột bằng chổi và xẻng hót rác.
Có các dấu hiệu nào khác cho thấy có chuột trong nhà không?

Tìm các dấu vết gặm của chuột. Chuột là loài chuyên gia trong việc gặm nhai, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy túi thức ăn bị gặm. Chuột cũng có thể gặm các vật liệu như sàn nhà và tường để vào nhà.
- Một lỗi nhỏ cũng đủ để gây ra hậu quả lớn. Bạn có tin không, chuột nhắt có thể trườn qua các lỗ nhỏ không tới 2,5 cm, trong khi chuột cống có thể trườn qua các lỗ hở rộng khoảng 3 cm.

Tìm các vật liệu dùng làm tổ mà chuột nhắt có thể đã thả rơi trong nhà. Chuột nhắt thích ẩn náu trong những vật liệu nhỏ như bông, vật liệu cách nhiệt, giấy và rác. Hãy kiểm tra kỹ trên sàn để tìm các mẩu vật liệu nhỏ xung quanh nhà; nếu bạn phát hiện bất kỳ mẩu rác nào thì khả năng cao có chuột ở gần đó.
- Thú gặm nhấm thường thích những nơi tối tăm và rời rạc để trú ẩn. Có thể bạn sẽ tìm thấy tổ chuột nhắt ở những nơi như vậy.

Chú ý đến các vết dầu mỡ hoặc bẩn dọc theo tường và sàn nhà do chuột cống để lại. Chuột cống thường để lại các vết dầu mỡ khi chúng di chuyển trong nhà. Nếu bạn thấy các vết dầu mỡ xung quanh nhà, có thể là dấu hiệu của sự hiện diện của chuột cống.
Tôi phải làm gì khi phát hiện có chuột trong nhà?

Phải bịt kín tất cả các lối vào nhà. Kiểm tra kỹ mọi khu vực trong nhà để tìm lỗ hở và bịt kín chúng. Chuột có thể trườn qua các khe nhỏ nhưng hãy đảm bảo bạn đã bịt kín tất cả các lối vào, bao gồm cả khu vực bên ngoài nhà.

Đặt bẫy kẹp. Đặt bột đậu phộng vào bẫy kẹp và đặt chúng xung quanh những khu vực mà chuột thường đi qua. Nhớ là chuột cống thường rất cảnh giác, nên có thể mất một thời gian để bắt được chúng.

Dọn dẹp các nguồn thức ăn và vật liệu làm tổ xung quanh nhà. Đảm bảo rằng thức ăn được đựng trong hộp cứng và không để thức ăn rơi vãi. Hãy loại bỏ những vật liệu mà chuột có thể sử dụng để làm tổ, như đống củi hoặc bụi cây.
Lời khuyên
- Khẩu trang không có khả năng lọc virus, nhưng có thể bảo vệ bạn khỏi bụi và mốc khi dọn dẹp.