Trong bài thi IELTS Writing, Lexical Resource (Nguồn ngữ vựng) là một trong bốn tiêu chí chính dùng để đánh giá bài viết của thí sinh. Trong tiêu chí này, khả năng sử dụng từ vựng của thí sinh sẽ được đánh giá thông qua sự chính xác (precision), linh hoạt, phù hợp cũng như độ rộng. Tuy nhiên, điều này thường không dễ dàng thực hiện được bởi vì trong một số trường hợp, thí sinh gặp khó khăn trong việc xác định được đâu là từ vựng cần được sử dụng, phân biệt các từ đồng nghĩa, để có cách diễn đạt phù hợp cho các ngữ cảnh khác nhau, đặc biệt là nhầm lẫn trong thao tác chuyển đổi câu với nghĩa không đổi, phương pháp paraphrasing– một thao tác vô cùng quan trọng trong IELTS Writing. Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng đồng nghĩa thuộc chủ đề Media, phân tích sự giống và khác nhau của chúng về nghĩa, phân biệt các từ đồng nghĩa, để giúp người đọc cải thiện khả năng dùng từ chính xác và phù hợp.
Phân biệt các từ đồng nghĩa trong phần viết IELTS về Media
Quảng cáo – Thương mại – Khuyến mãi – Tiếp thị
Định nghĩa – Bối cảnh sử dụng
Giống: Đều mang nét nghĩa chung là quảng cáo, tiếp thị, các hình thức truyền thông các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đến đối tượng người mua, khách hàng.
Khác
Advertisement (/ədˈvɜːtɪsmənt/ /ˌædvərˈtaɪzmənt/) (danh từ đếm được) được đùng để chỉ các ấn phẩm dùng để quảng cáo cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó nói chung. Ví dụ: Tờ rơi, biển quảng cáo trên đường, mục thông tin sảm phẩm trên báo, đoạn clip quảng cáo trên TV, v.v.
We can see advertisements everywhere nowadays. They are on TV, radio, newspapers, magazines, social media, and so on.
Commercials on TV are more interesting than advertisements in magazines.
Promotion (/prəˈməʊʃn/) (danh từ đếm được hoặc không đếm được) dùng đề nói tới phương thức quảng cáo bằng các hoạt động thực tế. Ví dụ: give-away, tặng coupons giảm giá, mở quầy dùng thử ở các siêu thị, tặng thẻ tích điểm, tài trợ các sự kiện, v.v.
Companies may do book promotions by giving away free bookmarks.
Marketing (/ˈmɑːkɪtɪŋ/ /ˈmɑːrkɪtɪŋ/) (danh từ không đếm được) là từ có nét nghĩa bao hàm cả ba từ được nhắc đến ở trên, dùng để chỉ tổng thể các hình thức hoạt động, ấn phẩm có mục đích quảng bá và đưa sản phẩm ra thị trường.
Smart marketing is essential for companies to build a successful brand.
Ví dụ về viết câu trong phần Writing của IELTS
Như đã phân tích, tuy bốn từ trên có nét nghĩa tương đồng nhưng không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Xét ví dụ về các cách chuyển đổi từ ý tưởng tiếng Việt sang tiếng Anh:
Ý tưởng tiếng Việt:
Những bài quảng cáo trên báo có thể hữu dụng hơn trong việc thu hút khách hàng lớn tuổi.⇒ Advertisements in newspapers may be more effective in attracting older customers. (Đúng)
Thay advertisements bằng commercials: Không hợp lý vì commercials là những sản phẩm quảng cáo có bao gồm clip hình ảnh và âm thanh, không xuất hiện trên báo)
Thay advertisements bằng promotion: lệch về nghĩa vì promotion nói đến một khía cạnh khác của tiếp thị/quảng bá sản phẩm
Thay advertisements bằng marketing: lệch về nghĩa vì advertisements chỉ là một bộ phận nhỏ trong marketing
Ý tưởng tiếng Việt:
Tiếp thị/Quảng bá sản phẩm online cần được quản lý chặt chẽ.⇒ Online marketing needs to be strictly regulated. (đúng)
Thay marketing bằng promotion: chấp nhận được vì promotion ở dạng không đếm được thể hiện được nét nghĩa tiếp thị/quảng bá nói chung
Thay marketing bằng advertisements hoặc commercials: lệch về nghĩa – nghĩa chưa bao quát vì advertisements và commercials chỉ nói đến các ấn phẩm chứ chưa đề cập đến các khía cạnh khác của tiếp thị.
Phóng viên – Nhà báo – Phóng viên thư ký
Định nghĩa – bối cảnh sử dụng
Giống: đều chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông
Khác:
Journalist (/ˈdʒɜːnəlɪst/ /ˈdʒɜːrnəlɪst/) (danh từ đếm được) là từ dùng chung với nghĩa bao hàm để chỉ tất cả những người làm việc trong giới báo chí và truyền thông.
Reporter (/rɪˈpɔːtə(r)/ /rɪˈpɔːrtər/) (danh từ đếm được) là một từ dùng để chỉ một phân loại cụ thể của nghề journalist, cụ thể là những người có nhiệm vụ đi thu thập thông tin và sau đó đăng tải lên báo đài và các phương tiện truyền thông khác. Reporter thường không đưa ý kiến của mình vào việc tường thuật thông tin.
Correspondent (/ˌkɒrəˈspɒndənt/ /ˌkɔːrəˈspɑːndənt/) (danh từ đếm được) là từ chỉ những phóng viên hoạt động ở một khu vực hoặc lĩnh vực cụ thể, ví dụ như ở một quốc gia khác. Correspondent thường nêu lên ý kiến của mình trong khi truyền tải thông tin.
Ví dụ về viết câu trong phần Writing của IELTS
Như đã làm rõ ở nên, người học cần lưu ý điểm khác biệt về nghĩa của ba từ trên để paraphrase một cách chính xác. Xét ví dụ về các cách chuyển đổi từ ý tưởng tiếng Việt sang tiếng Anh:
Ý tưởng tiếng Việt:
Làm phóng viên ở một đài tin tức ở địa phương có thể khá nhàm chán.⇒ Being a reporter at a local news station can be boring. (đúng)
Thay reporter bằng journalist: phù hợp vì journalist mang nét nghĩa bao hàm reporter
Thay reporter bằng correspondent: không phù hợp về nghĩa.
Báo – Tờ rộng – Báo lá cải
Định nghĩa, bối cảnh sử dụng
Giống: Cả ba từ đều được dùng để chỉ các loại báo
Khác:
Newspaper (/ˈnjuːzpeɪpə(r)/ /ˈnuːzpeɪpər/) (danh từ đếm được) là từ mang nghĩa bao hàm, dùng để chỉ các thể loại báo chí nói chun
Broadsheet (/ˈbrɔːdʃiːt/ /ˈbrɔːdʃiːt/) (danh từ đếm được) là một phân loại của newspaper, loại báo khổ lớn.
Tabloid (/ˈtæblɔɪd/ /ˈtæblɔɪd/) (danh từ đếm được) là loại báo khổ nhỏ. Từ này hiện nay đang dần mất đi nét nghĩa trung tính ban đầu và đang dần được sử dụng để chỉ loại báo chuyên đăng tải những tin tức gây sốc, giật gân, chứa nhiều hình ảnh, các tờ báo kém chất lượng, báo lá cải nói chung.
Ví dụ về viết câu
Xét ví dụ về các cách chuyển đổi từ ý tưởng tiếng Việt sang tiếng Anh:
Ý tưởng tiếng Việt:
Các tờ báo uy tín có vai trò rất quan trọng trong ngành báo chí hiện nay.⇒ Trustworthy newspapers play a very important role in journalism nowadays.
Thay newspapers bằng broadsheets: không phù hợp vì broadsheets chỉ đại diện cho một loại báo, không thể thay thế cho newspapers – từ mang nét nghĩa bao quát.
Thay newspapers bằng tabloids: không phù hợp vì thường tabloids không được mô tả bằng trustworthy (trừ trường hợp người viết đang có ý mỉa mai và sử dụng cụm này như một oxymoron)
Bài báo – Cột báo – Bài tựa
Định nghĩa, bối cảnh sử dụng
Giống: đều dùng để chỉ các loại bài viết trên báo.
Khác:
Article (/ˈɑːtɪkl/ /ˈɑːrtɪkl/) (danh từ đếm được) là từ có nét nghĩa bao hàm được dùng để chỉ các thể loại bài viết đăng tải trên báo chí nói chung.
Column (/ˈkɒləm/ /ˈkɑːləm/) (danh từ đếm được) là từ dùng để chỉ loại bài viết xuất hiện trên báo thể hiện những quan điểm, ý kiến cá nhân của một tác giả nào đó.
Editorial (/ˌedɪˈtɔːriəl/ /ˌedɪˈtɔːriəl/) (danh từ đếm được) là loại bài viết thể hiện quan điểm chính thống của một tòa soạn, một nhà đài, thường được viết hoặc giám sát bởi chính tổng biên tập tòa soạn hoặc người đứng đầu nhà đài.
Ví dụ về viết câu trong phần Writing của IELTS
Như đã phân tích ở trên, các từ này tuy đều có nghĩa là bài báo tuy nhiên nhưng lại sở hữu các nét nghĩa khá khác biệt. Người học cần chú ý khi phân biệt các từ đồng nghĩa này ở sự khác biệt về nét nghĩa này để sử dụng đúng mục đích, đặc biệt để paraphrase một cách chính xác. Xét ví dụ về các cách chuyển đổi từ ý tưởng tiếng Việt sang tiếng Anh:
Ý tưởng trong tiếng Việt: Bài viết tường thuật tin tức đang rất được đón nhận ⇒ News reporting articles are currently very well-received. (đúng)
Thay articles bằng columns: không chính xác vì columns là dạng bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không phải là news reporting
Thay articles bằng editorial: không đúng về ngữ cảnh vì giống như columns, editorial là dạng bài viết phê bình và nêu lên quan điểm.