Đề bài
Câu 1 (trang 33, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Thực hành diễn đạt về: Từ “đế” trong tác phẩm bài thơ Nam quốc sơn hà (truyền thuyết về Lý Thường Kiệt).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào kiến thức đã học ở các phần trước để trình bày.
Lời giải chi tiết
Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ nói về một vấn đề văn học trung đại: Từ “đế” trong tác phẩm bài thơ Nam quốc sơn hà (truyền thuyết về Lý Thường Kiệt).
Ý tưởng nằm ở câu đầu tiên “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó chữ “Đế” là tâm hồn của câu (và của cả bài) mà tất cả các bản dịch đều dịch thành “vua” (“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…).
Dịch như vậy vì các dịch giả đã quên rằng từ “vua” của chữ quốc ngữ cũng bao gồm hai từ Hán là “Đế” và “Vương”. Tuy cùng có nghĩa là “vua”, nhưng hai loại vua này có địa vị khác biệt rất lớn.
Điều này dẫn đến sự phân biệt rõ ràng giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - người cai trị duy nhất trong vương quốc; còn “Vương” là vua của các quốc gia lân bang - tức là những người phục tùng “Đế” hoặc được “Đế” công nhận.
Bài thơ Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn phủ nhận quan điểm dẫn đến mối quan hệ phi lý đó, để khẳng định sự độc lập của nước ta và sự đối đầu ngang hàng giữa Nam quốc (của Hoàng đế ta) với Bắc quốc (của Hoàng đế Trung Quốc).
Bài thuyết trình đến đây kết thúc. Em rất mong nhận được những đóng góp để bài thuyết trình trở nên hoàn thiện hơn.