Từ những gợi ý sau đây, hãy đặt tiêu đề cho một báo cáo nghiên cứu:
Câu 1 (trang 19, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10 )
Từ các gợi ý sau, em hãy viết tiêu đề cho một báo cáo nghiên cứu:
Thần thoại Hy Lạp |
|
Sử thi Ấn Độ |
|
Ca dao hài hước |
|
Truyện truyền thuyết |
|
Truyện cổ tích |
|
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết, hứng thú của bản thân và từ việc tham khảo một số tài liệu liên quan , xác định một số vấn đề cụ thể mà em muốn tìm hiểu.
Lời giải chi tiết:
Thần thoại Hy Lạp |
Nghiên cứu về vẻ đẹp hình tượng của người anh hùng sử thi trong thần thoại Hy Lạp. |
Sử thi Ấn Độ |
Nghiên cứu điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh hùng trong sử thi Ấn độ với các loại sử thi khác (Tây Nguyên, Hy Lạp…) |
Ca dao hài hước |
Những câu ca dao hài hước, châm biếm về bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam . |
Truyện truyền thuyết |
Nghiên cứu tính kì ảo trong truyện truyện truyền thuyết. |
Truyện cổ tích |
Ước mơ và khát vọng về cuộc sống qua truyện cổ tích. |
Câu 2 (trang 20, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10 )
Từ một trong những vấn đề dưới đây, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 – 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa hoặc lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó và một đoạn văn trình bày các cách thức triển khai nghiên cứu:
- Hình tượng người anh hùng trong sử thi “Đăm Săn” và “Ra-ma-ya-na” qua góc nhìn so sánh.
- Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).
Phương pháp giải:
Chọn đề tài, suy nghĩ về ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó đối với việc học văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng và với cuộc sống.
Nêu các phương pháp, công cụ đã sử dụng để tìm hiểu tư liệu, tra cứu, ghi chú, tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề văn học dân gian.
Lời giải chi tiết:
-
- Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu: Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng văn hóa dân gian. Những áng sử thi như Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliat – Ôđixê của Hi Lạp... đã chiếm một vị trí trang trọng trong nền văn hóa nhân loại. Các dân tộc có sử thi coi đó là niềm tự hào của mình, là tượng đài lịch sử của dân tộc mình.
Người Ấn Độ nói rằng: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ”. Người Phần Lan đã viết: “Khi làm nên sử thi Kalêvala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chi tiến đến Châu u, mà đến cả thế giới văn minh, Kalevala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan (M.J Eisen - 1909) | Ở Việt Nam, những bản sử thi Ê Đê: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi,... sử thi Mường: Đẻ đất đẻ nước, sử thi Thái: Ăn ệt luông... cũng được đánh giá rất cao: “Những tác phẩm đó không còn là của riêng một dân tộc mà là vốn quý của cả nước” (Tố Hữu - Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với dân tộc ta và thời đại ta - Nxb Văn học, Hà Nội -1973). Việc nghiên cứu những tác phẩm này từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ mang lại những thông tin có giá trị không những cho ngành văn hoá dân gian mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác như: dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học...
- Cách thức triển khai nghiên cứu:
1. Lập giả thiết
Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng. Giả thiết khoa học cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
- Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
2. Thu thập và xử lý dữ liệu
a. Thu thập dữ liệu.
Người nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).
Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…
b. Xử lý dữ liệu.
Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích của việc xử lý là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.
Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.
Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.
3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
- Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
- So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.
Câu 3 (trang 22, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Từ một vấn đề được lựa chọn trong bài tập 2, hãy viết các đoạn văn thể hiện những nhận định, đánh giá và nội dung thông tin mà em đã tìm hiểu được.
Phương pháp giải:
Trở lại vấn đề đã chọn ở câu 2
Nghiên cứu, xác định các mục theo một trình tự hợp lý, dựa trên từng vấn đề trong các mục, trình bày những nội dung cụ thể, bao gồm thông tin đã hiểu được qua tài liệu, quan sát, điều tra, nhận định, bình luận, và đánh giá của người viết.
Lời giải chi tiết:
Sử thi anh hùng là những tác phẩm văn học kể chuyện về những nhân vật dũng cảm, có phẩm chất cao, có tài năng vượt trội, và đã có nhiều thành tựu xuất sắc, hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về thể loại này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của sử thi anh hùng.
Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn bộ cộng đồng. Điều này khiến hình tượng người anh hùng sử thi mang ý nghĩa biểu tượng. Nhân vật anh hùng là trung tâm của sử thi. Vẻ đẹp của nhân vật anh hùng thường được thể hiện qua ngoại hình. Nhân vật anh hùng sử thi thường có hình dáng lớn hơn bình thường và được đánh giá theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của xã hội.
Người anh hùng trong sử thi Đông phương được xây dựng dựa trên cảm nhận và tư duy tôn giáo. Người Ấn Độ tập trung vào đời sống tâm linh, vì vậy hình dáng của nhân vật không chỉ là bề ngoài mà còn là cảm xúc bên trong. Trong sử thi Mahabharata, có nhiều nhân vật anh hùng lý tưởng nhưng mỗi nhân vật lại xuất sắc về một mặt nào đó. Ví dụ, hình ảnh Arjuna khiến cho chàng trở nên mạnh mẽ, như một con voi với đôi vai rộng, sức mạnh to lớn như ngọn núi. Arjuna có vẻ ngoài kiên cường và quyết tâm để giành chiến thắng. Vẻ đẹp của người anh hùng thường được so sánh với sự uy nghi và sức mạnh của các vị thần.
Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng mang vẻ ngoài thanh cao do kết hợp giữa kỹ thuật văn học và yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, đôi tai nghe được âm nhạc của thiên nhiên, là kẻ chống lại sự ghen tuông và tàn bạo.
Trong sử thi Tây Nguyên, vẻ đẹp của nhân vật anh hùng liên quan đến tự nhiên xung quanh, như núi rừng, sông suối, cây cối... được so sánh với các yếu tố trong tự nhiên. Vẻ đẹp của chàng Đăm Săn được diễn tả bằng những điều quen thuộc về môi trường rừng núi Tây Nguyên, thể hiện nét kiên cường và cảm xúc của người dân.
Để nói về vẻ đẹp của nhân vật anh hùng sử thi, chúng ta không thể không nhắc đến phẩm chất và tài năng phi thường của họ. Đặc biệt là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực của những người anh hùng sử thi. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người anh hùng sử thi, luôn sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng cao cả. Một phẩm chất khác cũng quan trọng không kém đó là lý tưởng cao đẹp, hướng tới điều tốt đẹp và công lý. Với sức mạnh vượt trội về thể chất và tinh thần, người anh hùng sử thi luôn đạt được nhiều thành công lớn, mang lại danh vọng và hạnh phúc cho cộng đồng. Tóm lại, nhân vật anh hùng sử thi thể hiện sự hoàn hảo về cả vẻ ngoài và phẩm chất bên trong, và luôn được tôn vinh và ngưỡng mộ.
Cả hai nhân vật đều đại diện cho cộng đồng. Cả Đăm Săn và Rama đều là những nhân vật anh hùng trong văn học Việt Nam và Ấn Độ, là biểu tượng của sự dũng cảm, sức mạnh vượt trội, và hy sinh cho cộng đồng. Tuy nhiên, do là sản phẩm của hai nền văn hóa và nghệ thuật khác nhau, hai nhân vật có những đặc điểm riêng biệt. Rama là hoàng tử, còn Đăm Săn là tù trưởng.
Câu 4 (trang 23, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Từ một vấn đề văn học dân gian được chọn trong bài tập 2, em viết đoạn kết luận khoảng 10 dòng.
Phương pháp giải:
Dựa trên kết quả bài tập 3, em có thể viết kết luận theo hướng đã hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
Người anh hùng trong sử thi luôn đi đôi với sức mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất đạo đức siêu việt, trở thành biểu tượng về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh đạo đức của nhân loại. Trong Ramayana, nhân vật anh hùng được tóm tắt cao quý những khát vọng lý tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm và đức hạnh của toàn bộ cộng đồng dân tộc. Vẻ đẹp này là niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc và luôn được tôn trọng và ngưỡng mộ với lòng kính trọng thán phục. Nhân vật anh hùng trong Ramayana trở thành biểu tượng của tinh thần và tính cách dân tộc Ấn Độ ưa chuộng hòa bình, hài hòa và bình đẳng. Trái lại, người anh hùng trong Sử thi Đăm Săn sở hữu vẻ đẹp hoàn mỹ về ngoại hình. Theo quan niệm của người Ê đê, Đăm Săn là biểu tượng của sự ngưỡng mộ và tự hào, với hình thể hùng mạnh, tuyệt vời và rõ ràng là mang dấu ấn của vùng Tây Nguyên. Nhân vật anh hùng trong sử thi đạt được những phẩm chất tối cao với vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, và hành động phi thường, dũng cảm, hi sinh cho cộng đồng trong cuộc chiến chống lại kẻ thù và chiến thắng với thiên nhiên.
Câu 5 (trang 23, Sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Từ một vấn đề văn học dân gian đã được chọn và triển khai qua các bài tập 1-4, em lập danh mục ba tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.
Phương pháp giải:
Chọn các tài liệu liên quan đến vấn đề văn học dân gian, sắp xếp theo tên tác giả theo hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
Tài liệu tham khảo:
1. Lưu Đức Trung (2009), Văn học Ấn Độ, NXB. Giáo dục, Hà Nội, trang 111, 112.
2. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Anh hùng ca Homerơ, NXB. Văn học, Hà Nội, trang 109.
Câu 6 (trang 24, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Từ một vấn đề văn học dân gian đã được lựa chọn và triển khai qua các bài tập 1-5, em trình bày một hoặc một số minh chứng ở phần phụ lục.
Phương pháp giải:
Chọn một số hình ảnh, tài liệu giải thích, chứng minh và làm rõ thêm cho các khía cạnh đã đề cập trong nội dung, lần lượt trình bày theo thứ tự các chương/mục.
Lời giải chi tiết:
Phụ lục 1. Sử thi Ramayana
Câu 1 (trang 25, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
Phương pháp giải:
- Xem lý thuyết viết báo cáo ở phần 1 mục II trang 8.
- Chú ý loại văn bản và tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian là trình bày những kết quả đã tìm hiểu về vấn đề văn học dân gian bằng văn bản. Đây là dạng báo cáo khoa học, thể hiện các nội dung mô tả và suy luận, phân tích và đánh giá, bình luận và kết luận của người nghiên cứu về văn học dân gian một cách logic, thuyết phục theo một cấu trúc nhất định.
Câu 2 (trang 25, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10)
Sử dụng sơ đồ để trình bày cấu trúc và nội dung từng phần trong một báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn học dân gian.
Phương pháp giải:
Xem lại cách viết báo cáo ở phần 2 mục II trang 18-24.
Chú ý cấu trúc và nội dung của từng phần rồi tạo sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
Câu 3 (trang 25, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10 )
Các yếu tố cần chú ý khi viết các phần của báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian là:
Phương pháp giải:
Để biết thêm về cách viết báo cáo, hãy xem phần 2 mục II trang 18-24.
- Các yếu tố cần chú ý khi viết các phần của báo cáo nghiên cứu:
Lời giải chi tiết:
- Viết tiêu đề: Cần diễn đạt ngắn gọn về vấn đề văn học dân gian sẽ được giải quyết và phạm vi nghiên cứu.
- Viết phần mở đầu:
+ Nêu lí do chọn vấn đề văn học dân gian.
+ Nêu mục đích nghiên cứu.
+ Trình bày các câu hỏi nghiên cứu.
+ Mô tả cách thức nghiên cứu về vấn đề văn học dân gian, bao gồm các phương pháp, công cụ tìm kiếm, tra cứu tài liệu, các phương thức quan sát, khảo sát,...
- Viết phần nội dung:
+ Trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến câu hỏi nghiên cứu đã xác định trước đó. Kết quả nên được sắp xếp theo mức độ quan trọng của nội dung.
+ Nội dung báo cáo được trình bày dưới dạng các đoạn văn, mỗi đoạn cần nêu rõ luận điểm và luận cứ. Tuỳ thuộc vào nội dung, mỗi đoạn có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, mô tả và bình luận, phân tích và đánh giá. Phần nội dung có thể trình bày theo từng mục, thậm chí theo chương (nếu là báo cáo lớn, có nhiều nội dung). Mỗi mục hoặc chương cần có tiêu đề để định hướng cho người viết và người đọc.
- Viết phần kết luận:
+ Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
+ Tóm tắt các kết quả quan trọng đã đạt được.
+ Nêu hướng hoặc vấn đề nghiên cứu liên quan trong tương lai.
- Trình bày phần tài liệu tham khảo:
+ Trình bày các tài liệu đã tham khảo, kết nối chặt chẽ với các trích dẫn trong báo cáo để người đọc có thể xác định, kiểm tra nội dung trích dẫn, đảm bảo tính khách quan và trung thực. Sử dụng các phần mềm hoặc công cụ trên máy tính để sắp xếp, định dạng danh mục tài liệu tham khảo.
+ Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo các nhóm ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ở mỗi nhóm, sắp xếp tài liệu theo thứ tự chữ cái tên tác giả. Mỗi tài liệu cần cung cấp các thông tin: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Đối với các bài báo trên tạp chí, cần nêu thêm tên tạp chí và số trang.
- Trình bày phụ lục:
Phụ lục là nơi trình bày các minh chứng cụ thể của nghiên cứu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và cách thức thực hiện của người viết. Có các loại minh chứng sau:
+ Văn bản
+ Hình ảnh, video về các buổi diễn xướng thể loại văn học dân gian.
+ Phiếu khảo sát, quan sát, bảng hỏi, phiếu phỏng vấn, biên bản phỏng vấn nhà nghiên cứu về văn học dân gian,...