Layer 2 (L2) là khái niệm dùng để chỉ các giải pháp hoặc giao thức được xây dựng trên một blockchain hiện có (L1) nhằm cải thiện khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch và giảm chi phí giao dịch. Các giải pháp L2 hoạt động bằng cách xử lý các giao dịch bên ngoài chain chính (L1) nhưng vẫn đảm bảo an toàn và bảo mật bằng cách liên kết trở lại chain chính khi cần thiết.
Một nghiên cứu từ Spartan Group vào tháng 12 chỉ ra rằng hầu hết các giao dịch Bitcoin L2 được thực hiện bởi Stacks, Lightning, RSK và Liquid.
Theo dữ liệu của BTCL2, quá trình mở rộng quy mô Bitcoin hiện đã phát triển vượt xa bốn dự án đó, với 73 giải pháp mở rộng quy mô Bitcoin đang được phát triển cùng tổng giá trị bị khóa (TVL) rơi vào khoảng 3,61 tỷ USD tính đến ngày 7 tháng 6 .
Mặc dù có vô số giải pháp Bitcoin Layer 2 và những người có tầm ảnh hưởng tuyên bố “Bitcoin L2” là câu chuyện mới hấp dẫn, nhưng nó vẫn gây tranh cãi.
Điều này là do cấu trúc của hầu hết các Bitcoin Layer 2 tự nhận mình giống như sidechain hơn, tức là một blockchain chạy song song với chuỗi gốc và không thừa hưởng tính bảo mật của nó. Các L2 thực sự được cho là nên hoạt động trên chuỗi gốc và thừa hưởng tính bảo mật của nó.
Bai Yu - người đứng đầu Quỹ Sinh thái CKB, đồng thời là một nhà đầu tư vào các dự án mở rộng và tương tác của Bitcoin - cho rằng thuật ngữ “L2” dành cho sidechain chỉ đơn giản là một chiến lược tiếp thị.
“Một L2 thực sự phải hoạt động trên layer cơ sở, kế thừa tính bảo mật của nó, trong khi sidechain là một blockchain độc lập với mô hình bảo mật riêng của nó”, Yu phân tích. “Việc sử dụng thuật ngữ L2 cho sidechain thực sự rất dễ dẫn đến hiểu nhầm, chủ yếu là do mục đích tiếp thị.”
Theo Mikko Ohtamaa - đồng sáng lập giao thức đầu tư thuật toán Chiến lược Giao dịch, phép thử thực sự cho một L2 chính thống là “Bạn có thể lấy lại tiền của mình mà không cần sự cho phép của người khác không?”
Cầu nối và tài sản gốc
Các sidechain không tự động hỗ trợ tài sản gốc của chuỗi gốc. Thay vào đó, Bitcoin (hoặc bất kỳ tài sản gốc nào) được chuyển qua các cơ chế chốt để khóa tài sản ở phần gốc của chúng và được biểu thị bằng các token có giá trị tương đương trong sidechain.
Optimism – công cụ mở rộng quy mô Ethereum – được xem là một Layer 2 thực sự, cũng yêu cầu ETH gốc phải bị khóa trên chuỗi gốc. Tuy nhiên, bản chất của Optimism là một bản rollup, có nghĩa là dữ liệu giao dịch sẽ định kỳ được chuyển trở lại Ethereum và tính bảo mật của nó gắn liền với chuỗi chính.
Đối với các tài sản trong sidechain được chốt, tính bảo mật phụ thuộc vào các quy tắc của chuỗi mới và có thể bị ảnh hưởng trong các cuộc tấn công.
Không có một định nghĩa chính thức nào cho L2 của Bitcoin, nhưng Ethereum có một kho lưu trữ các lập luận để tham khảo, dựa vào các cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu Polygon có nên được phép tham gia câu lạc bộ L2 hay không.
Cộng đồng Ethereum định nghĩa Layer 2 là “một blockchain riêng biệt hỗ trợ mở rộng Ethereum và thừa hưởng cam kết bảo mật của Ethereum”.
Liệu chúng có phải là Bitcoin L2 “thật” hay không?
Do đó, đa số trong số 73 dự án Bitcoin Layer 2 được liệt kê trên BTCL2 không đáp ứng các tiêu chuẩn “thông thường” của một Layer 2 chính thống. Điều này có quan trọng không?
“Degen* không quan tâm; họ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền”, Bob Bodily – CEO của thị trường Ordinals Bioniq – chia sẻ.
“Tuy nhiên, nhiều người trong ngành rất quan tâm và đang cố gắng đạt được các tiêu chuẩn và định nghĩa để làm cho nó rõ ràng hơn”, ông bổ sung.
David Schwed – CEO của công ty bảo mật blockchain Halborn cho biết rằng “không có sự thống nhất về các yêu cầu kỹ thuật thực sự” để một giao thức được coi là Layer 2, ngoài việc chúng cần giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng cho các layer đầu tiên.
“Theo tôi, việc phân biệt này không quá quan trọng vì hầu hết người dùng Layer 2 có thể không thực sự hiểu sự phức tạp kỹ thuật giữa các thuật ngữ này.”
Sự phức tạp của những gì xảy ra phía sau có thể không quan trọng đối với nhiều người dùng cuối, mục đích chính của họ có thể đơn giản là gửi và nhận Bitcoin nhanh hơn.
Tuy nhiên, cách suy nghĩ đó có thể thay đổi khi tiền của họ đối mặt với các lỗ hổng mới của các giải pháp mở rộng quy mô non trẻ không tồn tại trên chain Bitcoin gốc, được xem là blockchain an toàn, phi tập trung và bền vững nhất trong tất cả.
Theo nghiên cứu của Galaxy, các dự án Bitcoin Layer 2 là một trong những khoản đầu tư phổ biến nhất cho vốn rủi ro trong Q1. Nguồn: Alex Thorn/X
“Các mạng này có thể tạo ra thêm các điểm yếu và nguy cơ tập trung hóa tiềm ẩn không có trên chuỗi chính”, Schwed nhận định.
Schwed cũng chú ý rằng các sidechain thường sử dụng oracle hoặc các công cụ giao tiếp cross-chain để duy trì tính nhất quán với các tài sản trên blockchain chính.
Oracle là hệ thống được dùng để cung cấp dữ liệu từ các nguồn bên ngoài vào blockchain. Những công cụ này làm cho hệ thống phức tạp hơn và mang lại các rủi ro riêng.
Ví dụ: nếu một oracle bị xâm phạm hoặc nếu có lỗ hổng trong giao thức truyền thông, việc sử dụng dữ liệu sẽ không chính xác, ảnh hưởng đến các giao dịch và tính toàn vẹn của tài sản trên sidechain.
Điều này làm cho toàn bộ hệ thống dễ bị tấn công hoặc xảy ra lỗi hơn, có thể dẫn đến tổn thất tài chính cho người dùng.
Sidechain không có Bitcoin gốc
Các nhà nghiên cứu của Spartan Group chia sẻ rằng việc ra mắt các NFT Ordinals trên Bitcoin đã mở ra thời đại “xây dựng trên Bitcoin” và tạo ra một cuộc cách mạng “phát triển” về cơ sở hạ tầng và các layer mở rộng quy mô cho Bitcoin.
10 dự án hàng đầu của Bitcoin Layer 2 tính theo tổng giá trị bị khóa. Nguồn: BTCL2
Theo Cipher Wang – CEO của dự án Bitcoin Layer 2 UTXO Stack thì “đa số các giải pháp Bitcoin Layer 2 sử dụng các cầu nối cross-chain (đa chữ ký) để thuận tiện cho việc chuyển đổi Bitcoin giữa chain gốc và L2”.
Cấu trúc ví đa chữ ký, hay multisig, là khi một nhóm thực thể kiểm soát quá trình khóa và mở khóa tài sản giữa các chain, tạo ra một lớp giám sát, kèm theo đó là một lớp tin cậy và quyền hạn.
Wang cho biết: “Việc rút tiền từ người dùng không hoàn toàn bị cấm và cần sự xác nhận từ các node.”
Tuy nhiên, cấu trúc multisig không phải là yếu tố khiến các dự án Bitcoin không được xếp vào danh mục Layer 2 thực sự, vì các dự án trên Ethereum như Optimism cũng sử dụng multisig. Sự khác biệt nằm ở việc liệu những tài sản này có được bảo mật bằng công nghệ Bitcoin hay không.
Theo Punk3700 – một nhà phát triển ẩn danh đứng sau dự án mở rộng quy mô Bitcoin BVM, một điểm quan trọng khác là khả năng xác minh tài sản trong các giao dịch.
“Trên Ethereum, bạn có thể xác minh bằng hợp đồng thông minh. Còn trên Bitcoin, không có hợp đồng thông minh.”
Do đó, anh ta cho rằng, nó như câu nói rỗng “Hãy tin tôi, các bạn.”
Thông qua cấu trúc đa chữ ký, người dùng có thể truy cập vào một tài sản giữ giá trị tương đương với Bitcoin gốc ở layer thứ hai và sử dụng hợp đồng thông minh của layer này cho nhiều mục đích, bao gồm truy cập vào các dịch vụ DeFi – mặc dù DeFi trên Bitcoin vẫn còn ít phát triển hơn so với Ethereum hay Solana.
Sidechain không bắt buộc phải sử dụng token gốc của chain mẹ (hoặc thậm chí tương đương giá trị được chốt của nó) để trả phí cho các giao dịch. Tuy nhiên, Ethereum Layer 2 phổ biến như Arbitrum và Optimism sử dụng Ether làm phương tiện giao dịch, được ghi lại và bảo mật bởi chain chính.
L2 đảm bảo bạn lấy lại được tiền – sidechain thì không
Các công cụ mở rộng quy mô Ethereum như rollup có nghĩa là các giao dịch xảy ra bên ngoài blockchain Ethereum nhưng sau đó được ghi lại trên mạng. Do dữ liệu được lưu trữ trên Ethereum, người dùng vẫn có cơ hội rút Ether của họ khỏi chain chính ngay cả khi layer thứ hai gặp sự cố.
Điều này không áp dụng cho Bitcoin vì ngôn ngữ lập trình của nó, Script, hạn chế khả năng mạng hỗ trợ các hợp đồng thông minh phức tạp và hoạt động như rollup.
Các nhà phát triển đã phát triển các phương pháp để vượt qua những hạn chế này, ví dụ như soft fork, để triển khai các ứng dụng phức tạp và thậm chí truy cập vào Simplicity – một ngôn ngữ lập trình linh hoạt hơn.
Một giải pháp phổ biến để mở rộng mạng và nâng cao khả năng của hợp đồng thông minh là sử dụng sidechain – các blockchain hoàn toàn mới với các tính năng, cơ chế đồng thuận riêng và thường sở hữu token riêng để tính phí giao dịch.
Nếu một sidechain ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do nào, có thể người dùng sẽ không thể rút tài sản của họ ở lớp đầu tiên, mặc dù những người kiểm soát ví multisig có thể hỗ trợ khôi phục.
Edan Yago – giám đốc chiến lược tại nền tảng Bitcoin DeFi Sovryn cho biết vì tiền trong hầu hết các dự án Bitcoin Layer 2 không được đảm bảo bởi mạng chứng minh công việc của Bitcoin, do đó chúng không đủ điều kiện được coi là Layer 2 thực sự.
Lightning là L2 và ZK rollup có thể sẽ xuất hiện trong tương lai
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt nhất định, ví dụ như Lightning Network – mạng Bitcoin Layer 2 sử dụng hệ thống các kênh để cho phép giao dịch off-chain. Việc mở và đóng các kênh này đòi hỏi các giao dịch on-chain, được phát tới mạng Bitcoin và được xác nhận bằng cơ chế PoW.
Ngày càng có nhiều người ủng hộ việc kích hoạt lại “OP_CAT” – một code vận hành giúp nâng cao khả năng tạo tập lệnh của Bitcoin – điều mà đã bị cha đẻ của Bitcoin Satoshi Nakamoto xóa vào năm 2010 do mối lo ngại về vấn đề bảo mật.
StarkWare – một nhà phát triển đứng sau Ethereum Layer 2 Starknet – gần đây đã công bố quỹ nghiên cứu trị giá 1 triệu USD để sử dụng OP_CAT và công nghệ bằng chứng ZK để hỗ trợ mở rộng quy mô Bitcoin.
Hiện tại, Bitcoin thực sự không thể sử dụng các công cụ chia tỷ lệ ZK như ZK-rollup do các hạn chế về tập lệnh, nhưng một số dự án dựa vào một light client* để làm điều đó.
Punk3700 cho biết:
“Hiện tại, chúng tôi đang sử dụng ZK light client để xác minh, nhưng trong tương lai, chúng tôi có thể dễ dàng thay thế nó bằng OP_CAT hoặc BitVM khi chúng sẵn sàng”. Ông chia sẻ thêm rằng những phát triển như vậy có thể phải mất một năm nữa.
Ordinals và Runes nhấn mạnh tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô
Sau khi Ordinals được “diện kiến” công chúng vào năm ngoái, sự ra mắt của giao thức token có thể thay thế Runes vào tháng 4 đã làm tăng thêm nhu cầu về cơ sở hạ tầng mở rộng quy mô Bitcoin do số lượng giao dịch tăng đột biến.
Theo dữ liệu của IntoTheBlock, mức trung bình trong bảy ngày của các giao dịch Bitcoin đã tăng vọt, thiết lập ATH vào ngày 20 tháng 5 .
Giao dịch Bitcoin trung bình trong bảy ngày đã đạt mức cao kỷ lục. Nguồn: IntoTheBlock
Theo GeniiData – một nền tảng dữ liệu về Bitcoin, Runes đang chiếm hơn 61% tổng giao dịch Bitcoin vào ngày 6 tháng 6, trong khi Ordinals chiếm gần 8,5%. Phần còn lại khoảng 30% đến từ việc chuyển tiền và các yêu cầu khác.
Nhu cầu mở rộng quy mô rõ ràng đã khiến các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) săn lùng các dự án “L2” với số vốn lớn.
Theo Galaxy Digital, trong quý đầu tiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã bỏ ra 2,49 tỷ USD cho lĩnh vực tiền điện tử. Các dự án Layer 2 là một trong những điểm đầu tư phổ biến, chiếm 7% tổng số đó.
Alex Thorn – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Galaxy Digital – cho biết công ty đã theo dõi 13 vòng gọi vốn của các dự án Bitcoin Layer 2. Trong số đó, 8 dự án không tiết lộ số tiền được đầu tư, trong khi 5 dự án còn lại đã huy động được ít nhất 34,7 triệu USD. Dù chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể, Thorn lưu ý rằng giá trị được báo cáo có thể cao hơn nhiều so với con số công khai.
“Chúng tôi kỳ vọng số tiền thực tế mà Bitcoin L2 có thể huy động sẽ cao hơn đáng kể, có thể lên đến trên 100 triệu USD”, Thorn chia sẻ. “Theo nghiên cứu của chúng tôi, có thông tin cho thấy một số giao dịch vẫn chưa được công bố hoặc đã được tiết lộ công khai nhưng không nói rõ số tiền tài trợ, vì vậy con số 34,7 triệu USD chỉ là một giới hạn thấp.”
Vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong quý 1 năm 2021. Nguồn: Galaxy Digital
Mạng Lightning đặt tiêu chuẩn cho Layer 2
Yago từ Sovryn gọi Mạng Lightning là Lớp 2 “chính thống”, trong khi Ohtamaa cho rằng đây là “sáng kiến Bitcoin mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua”.
Mặc dù là một trong những dự án Bitcoin Layer 2 lâu đời và được hỗ trợ rộng rãi nhất, nhưng vẫn đối mặt với những thử thách trong việc triển khai. Theo BTCL2, tổng giá trị 320 triệu USD mà nó đã khóa đã bị vượt qua bởi các sidechain Bitcoin mới hơn như Merlin Chain và BounceBit.