Chuẩn bị
Câu hỏi (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước bài thơ 'Đường về quê mẹ' và tìm hiểu thêm về nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trước về nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở thôn Đô Đồ, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân
- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư Sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chú ý thời điểm và không gian khi mẹ đưa 'tôi' về quê ngoại.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ khổ 1
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mẹ đưa 'tôi' về quê ngoại vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ khổ 2, 4
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Khổ 2: Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn 'tôi' về quê với 'những rặng cây đề, là con sông lượn ven đê, là cồn cỏ xanh, bãi tía, người làm đất trồng cây'.
- Khổ 4: Miêu tả cuộc sống tại thôn quê, với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh cò trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.
→ Đây đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hiểu nghĩa của từ ngữ 'mang đi' trong dòng 20 là gì?
Phương pháp giải:
Chú ý dòng 20 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Từ 'mang đi' có ý nghĩa trôi chảy của thời gian
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về thơ tự do để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Thể thơ thất ngôn
- Vần: Khổ thơ bốn câu ba vần, nhà thơ sử dụng vần ân: xuân, gần, thân tạo cho người đọc cảm giác rân rần, gần gần, phân thân, bần thần…như một tiếng chuông ngân dài mãi nỗi phân vân “U tôi” ngày ấy.
- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2/2, 2/2/3, 4/3.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ là lời của ai? Nêu ấn tượng chung của em về tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ là của người con - cũng chính là tác giả Đoàn Văn Cừ.
- Ấn tượng chung về tác phẩm: tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và chia bố cục
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Khối đầu: hoàn cảnh và lý do 'tôi' được về thăm mẹ
5 khối còn lại: khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của 'tôi'
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:
+ Về thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.
+ Về con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.
- Bài thơ là đã vẽ lên một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Bức tranh ấy bình dị, gần gũi với những hình ảnh thân thuộc. Bài thơ còn là sự nhớ nhung, biết ơn của nhà thơ với quá khứ.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ đã miêu tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua bài thơ, tác giả đã ngầm thể hiện sự biết ơn quá khứ, biết ơn người mẹ.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và mô tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện hình ảnh, chi tiết đó.
Phương pháp giải:
Trả lời theo trải nghiệm của bản thân về bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống. Qua lời thơ hình ảnh ấy lại càng hiện lên rõ nét, người mẹ đẹp cái đẹp của làng quê gắn với hình ảnh cô thôn nữ như tác giả so sánh.