Dàn ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Định vị đoạn thơ: 4 khổ thơ đầu nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về tư thế hùng hồn ra trận và sự can đảm của các chiến sĩ lái xe
II. Thân bài: Phân tích bài thơ
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Hình ảnh chiếc xe không kính được tác giả mô tả trần trụi, chân thực
Không có kính không có vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
-> Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần, tăng thêm sự khốc liệt của chiến tranh
=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
2. Hình ảnh người lính lái xe
- Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hùng hồn, can đảm dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu cơ bản:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
-> Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
- Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự can đảm, hùng hồn của họ.
- Những khó khăn, gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
a, Tư thế hùng hồn, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy
- Hình ảnh chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn
+ Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
+ Họ với tư thế hùng hồn “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất
+ Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...
+ Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự can đảm, hùng hồn, trẻ trung, lãng mạn
- Họ tự tin, can đảm đối diện với gian khói lửa chiến tranh
- Giọng điệu can đảm, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có... ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm chán nản người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
b, Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
- Những người lính lái xe vui vẻ, hào hứng “chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
- Họ hồn nhiên, tinh nghịch và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng đội chặt chẽ, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, gần chết
- Chiến tranh khốc liệt nhưng những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội xe không kính” cùng nhau tiến lên đường gian khó phía trước.
- Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ không ngừng tiến lên, đi tiếp con đường gian khó phía trước.
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm chán nản người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.
III. Kết bài
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là tác phẩm trữ tình cách mạng sâu sắc. Qua bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã vẽ nên hình ảnh các chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng tình yêu và lòng kính trọng chân thành.
- Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình ảnh những chiếc xe không kính trong cuộc chiến bom đạn gay go thể hiện phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ trong cuộc chiến chống Mỹ.
Bài mẫu
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn...
'Những đoàn quân trùng trùng ra trận' được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước' thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật viết năm 1969, hơn 30 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sĩ trong binh đoàn vận tải quân sự. Ở bốn khổ thơ đầu, giọng thơ mạnh mẽ hùng hồn vang lên như một tráng ca anh hùng:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Hai câu đầu như một lời hỏi - đáp rất hồn nhiên tự nhiên của người lính Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn “kính vỡ đi rồi'. Các điệp ngữ: “không có... không phải... không có”, “bom giật, bom rung” đã làm cho âm điệu thơ hùng tráng, gợi tả không khí ác liệt chiến trường, vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sĩ can trường, dày dạn kinh nghiệm trong khói lửa.
Một tư thế chiến đấu rất đẹp:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Cái ngồi 'ung dung” đàng hoàng làm chủ tình thế. Một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa chiến trường: 'Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ “nhìn' đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.
Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trước. 'Nhìn thấy gió...”, “nhìn thấy con đường...”, rồi “nhìn thấy sao trời...”; các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Xe không kính, xe phóng băng băng, nên “gió vào xoa mắt đắng”. Chữ “đắng' chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Sao trời và cánh chim mà người chiến sĩ “thấy” tưởng “như sa vào buồng lái' đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính ra trận trong mọi thời gian đêm ngày, trên mọi địa hình gian khổ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim:
Như sa như ùa vào buồng lái.
Sau gió “xoa mắt đắng” là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi' như một tiếng “mặc kệ” cất lên, biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho những mái tóc xanh trở thành “tóc trắng như người già”. “Mặt lấm” cũng chẳng cần vội rửa. Cách hút thuốc “phì phèo”, tiếng “cười hu ha” là những chi tiết nghệ
thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của tiểu đội xe không kính:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già,
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh “bom giật bom rung”, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa. Hai câu thơ nối tiếp xuất hiện như tiếng nói của người lính coi thường mọi thử thách:
- Không có kính, ừ thì có bụi,
- Không có kính, ừ thì ướt áo.
Mưa rừng dữ dội, vả lại xe không kính, gian khổ không thể nào kể xiết: “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”. Trong gian khổ các anh vẫn hiên ngang xông tới chi viện cho chiến trường miền Nam phía trước:
Không có kính, ừ thì ướt áo,
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Con người và thời đại được nói đến trong đoạn thơ trên là những chiến sĩ lái xe can trường và dũng cảm, lạc quan và yêu đời, trẻ trung và hồn nhiên trong gian khổ và nguy hiểm trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước.
Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thơ hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,... đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca. Bom, gió, bụi, mưa được nhà thơ nói đến đã diễn tả đầy ấn tượng về gian khổ, ác liệt chiến trường. Trên cái nền ấy, hình tượng tiểu đội xe không kính sừng sững hiện lên trong tầm vóc những anh hùng cho ta nhiều ngưỡng mộ.