Đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều, dài 34 câu, trích từ câu 618 - 652 trong Truyện Kiều.
Trước cảnh gia biến, Kiều quyết định để mình bị bán chuộc cha. Cuộc mua bán diễn ra với sự trang trọng như lễ hỏi vợ của quý tộc xưa.
Đoạn thơ này tố cáo hiện thực xã hội với việc buôn bán người, khiến nhân phẩm bị chà đạp. Câu thơ 'Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong' lên án sự bất lương của đồng tiền và người sử dụng nó.
Ngoài ra, đoạn thơ cũng thể hiện nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều là bức tranh hiện thực sâu sắc về xã hội. Người mua là Mã Giám Sinh, người bán là mụ mối, và người bị mua là Thúy Kiều. Đoạn thơ này lên án việc buôn bán người và làm mất đi nhân phẩm con người.
Nghệ thuật tả người trong đoạn thơ này được thể hiện qua việc diễn đạt chi tiết và châm biếm về nhân vật Mã Giám Sinh.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...
Một chữ 'tót' đầy khinh bỉ, đã vạch trần chân tướng kẻ 'Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa'.
'Cân sắc cân tài', 'ép', 'thử” những cử chỉ, cách thức mua người ấy của tên lái buôn họ Mã mới thật ghê tởm! Chỉ sau khi đã 'mặn nồng một vẻ một ưa', Mã Giám Sinh mới 'dặt dìu' mua bán. Hắn là kẻ khôn ngoan đến róc đời, trong mọi mánh lới buôn thịt bán người. Cũng sang trọng kiểu cách như ai. Chẳng qua chỉ là hoa hòe hoa sói thớ lợ:
Rằng: 'Mua ngọc đến Lam Kiều',
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Hai chữ 'cò kè' đã bóc trần bản chất bủn xỉn của một kẻ 'Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề'.
Qua nhân vật Mã Giám Sinh, ta càng thấy rõ bút pháp hiện thực trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Nét vẽ nào cũng sắc sảo tạo nên tính cách xấu xa, đồi bại của nhân vật Mã Giám Sinh. Chi tiết nghệ thuật nào cũng rất sống, đằng sau nét vẽ là thái độ khinh bỉ của nhà thơ đối với loại người bạc ác tinh ma này! Bức chân dung phản diện của Mã Giám Sinh có giá trị tố cáo hiện thực đặc sắc, lên án nạn buôn thịt bán người vô nhân đạo, đạo đức giả trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.
Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn thơ có giá trị tố cáo đanh thép và sâu sắc nhất trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc sảo giúp chúng la thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt bán người trong xã hội, ở đây là Mã Giám Sinh. Nhà thơ đã lên án mặt trái đồng tiền hôi tanh 'Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong” Đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều: phải bán mình chuộc cha, thương tiếc tài sắc giai nhân bị dập vùi, đó là giá trị nhân đạo.
Đoạn thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong tự sự (cảnh mua Kiều), trong tả người, tả Mã Giám Sinh, tả mụ mối thì sử dụng bút pháp hiện thực, chi tiết hiện thực; tả Kiều thì thiên về ước lệ, rất biến hóa, tài tình. Ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm đầy ấn tượng.
Tóm lại, cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. Đoạn thơ là sự khởi đầu tiếng kêu thương của một kiếp đoạn trường.