Key takeaways: |
|
Tổng quan về phần 1 của TOEIC Listening
TOEIC Listening Part 1 bao gồm 6 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 bức tranh với 4 phương án lựa chọn. Người đọc nghe và chọn câu trả lời phù hợp nhất. Tranh được chia làm 2 loại chính:
Tranh với người làm trọng tâm chiếm 5 tranh, mô tả hành động của người, nhóm người với người, nhóm người hoặc đồ vật khác. Đối với dạng tranh này có thể diễn đạt hành động, vị trí của đồ vật thay vì mô tả người.
Tranh cảnh vật, đồ vật chiếm 1 tranh, mô tả trạng thái và vị trí của đồ vật, cảnh vật. Câu có thể ở thể chủ động hoặc bị động.
Các loại tranh trong phần 1 của TOEIC Listening
Tranh tập trung vào con người
Loại tranh có một người.
Chủ ngữ giống nhau, thường sử dụng thì tiếp diễn mô tả hành động. Người học cần lưu ý xác định đó là ai, ngoại hình như thế nào, đang ở đâu và đang thực hiện hành động gì. Chi tiết hơn người đọc cần quan sát về trang phục và hành động đang nhìn, cầm, đưa, thể hiện tác động gì đối với các đồ vật trong tranh.
Loại tranh có hai người.
Chủ ngữ có thể giống nhau hoặc khác nhau. Trong tranh có thể mô tả hành động của hai người hoặc chỉ mô tả hành động một người.
Cần chú ý về chủ ngữ và động từ của câu để chọn đáp án.
Loại tranh có từ ba người trở lên
Câu mô tả hành động chung và trạng thái của nhóm thường có xu hướng là phương án chính xác. Tuy nhiên, cũng có tranh chỉ mô tả hành động riêng lẻ của cá nhân.
Hình ảnh vật phẩm trong trọng tâm
Loại tranh cận cảnh chi tiết
Mô tả cảnh vật trong không gian nhỏ. Có thể sử dụng đa dạng thì, có thể khác nhau về chủ ngữ, sử dụng cả thể chủ động và bị động, dùng nhiều giới từ khác nhau. Nếu trong tranh không có người nhưng lại có phương án ở thì hiện tại tiếp diễn thể bị động (be + being +V3/ed) thì câu đó không chính xác.
Loại tranh ngoại cảnh
Mô tả các cảnh về siêu thị, quán cà phê, phong cảnh ngoài trời, tiệm bách hóa, khu vực công cộng và đa dạng các nơi chốn khác nhau. Thường mô tả địa điểm có kèm người và vật liên quan. Có thể bao gồm nhiều chủ ngữ, thì và thể diễn đạt.
Chiến lược đối phó
Quan sát, dự đoán tranh nhanh chóng
Trong khi phần giới thiệu đề thi đang được đọc người học có thể lướt nhanh, xem chi tiết câu đầu tiên. Khi nghe xong nhanh chóng tô đáp án. Người đọc cần chú ý các dạng tranh, trạng thái mô tả của người, vật, cảnh vật và các từ vựng liên quan để đưa ra phán đoán.
Áp dụng phương pháp rê bút chì
Người học tập dùng phương pháp kê tay để loại trừ phương án sai. Đặt bút chì ở phương án A, nếu phương án B đúng hơn thì rê bút chì sang phương án B, ngược lại thì vẫn giữ vị trí tay như cũ. Lặp lại tương tự với các phương án tiếp theo đến khi nghe hết 4 câu miêu tả, vị trí bút cuối cùng chính là đáp án.
Phương pháp này giúp tăng khả năng loại trừ và giảm áp lực ghi nhớ. Tuy nhiên, người học vẫn cần luyện tập thường xuyên để tăng sức bền và giới hạn ghi nhớ tạm thời của não bộ.
Áp dụng phương pháp loại trừ
Khi nghe được đáp án chắc chắn sai thì loại trừ hẳn, không xét lại từ đầu. Khi nghe được 3 đáp án đều sai thì đáp án còn lại là đáp án có khả năng đúng cao dù đáp án cuối người học có thể không nghe kịp thời hoặc gặp từ vựng khó.
Không áp dụng phương pháp suy đoán đối với hành động, đồ vật không xuất hiện rõ trong tranh.
Trong bài thi có thể đưa ra các hành động, từ vựng liên quan nhưng không chính xác về thời điểm, địa điểm xuất hiện, không mô tả chính xác tranh. Người đọc cần lưu ý, chỉ chọn các đáp án đã nhìn thấy, đã xuất hiện cụ thể trong hình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ dễ và khó của tranh
Chiều dài của phương án
Đối với các câu có phương án ngắn, thí sinh sẽ dễ ghi nhớ và lựa chọn hơn các câu có phương án dài, đặc biệt và câu kết hợp mô tả người vật cùng lúc. Các câu có độ dài từ khoảng 7 từ trở xuống thì người học có thể nghe hiểu và ghi nhớ tốt hơn.
Ví dụ:
Phương án ngắn: He’s wiping a counter.
Phương án dài: There’s a chair leaning against the trunk of the tall tree.
Đối với các câu có độ dài trên 7 từ, hoặc những câu có số từ ít nhưng mỗi từ lại phát âm dài thì đôi khi sẽ khó hiểu và nhớ được điểm chính của câu, đặc biệt đối với những người học ở cấp độ cơ bản, chưa trải qua luyện tập nhiều.
Ví dụ:
He’s holding a book. (các từ ngắn, chứa ít âm tiết)
Some fresh vegetables have been separated into the container. (từ vegetables, separated, container chứa nhiều âm tiết hơn)
Ngoài ra, người học còn có thể gặp khó khăn khi nghe phải những từ nối âm, tạo ra biến đổi âm thanh, hình thành những cụm từ mà người học có thể cho là từ mới.
Ví dụ:
The chair has been turned to face a wall. (khi đọc nhanh, từ face có thể nối với từ a tạo thành một âm khác)
Như vậy nếu người học chưa tiếp xúc nhiều với các nguyên tắc phát âm và luyện nghe thường xuyên có thể không hiểu kịp thời các câu này.
Từ ngữ
Người học cần lưu ý ghi chú các từ vựng có phát âm tương đồng, các từ vựng khó, ít xuất hiện trong đời sống thường ngày, giới từ và các từ vựng nhiều nghĩa, hoặc các cụm động-giới từ(phrasal verbs).
Ví dụ:
The man is walking in the yard và the man is working in the yard.
Từ “walk” và “work” có sự khác biệt âm thanh tương đối nhỏ, đòi hỏi người nghe phải tập trung và luyện nghe nhiều lần để ghi nhớ sự khác biệt.
Ví dụ:
The flight is taking off. Trong câu này “take off” có nghĩa là cất cánh.
The woman is taking off her coat. Trong câu này “take off” có nghĩa là cởi, tháo ra.
Vậy người học cần ghi chú các cụm từ có nhiều nghĩa để cải thiện khả năng nghe.
Cấu trúc và hình thức của câu
Trong tranh mô tả nhiều chủ thể, các phương án có thể xuất hiện nhiều thì, sử dụng cả thể chủ động, bị động. Người học cần lưu ý để loại trừ và ghi chú các trường hợp khó.
Ví dụ:
Tranh mô tả một nhóm người đang đi dã ngoại có thể có các phương án sau.
One of the women is holding a bag.
They are sitting on the grass.
The women are eating some fruit.
A box of fruit has been opened.
Ví dụ:
The desk is being cleaned.
Some books are placed on the biggest desk.
The door is closed.
The board is mounted to the wall.
Tranh mô tả cận cảnh chi tiết về văn phòng, không có người.
Trong 4 phương án trên, phương án A không có khả năng đúng vì câu đang ở thì hiện tại tiếp diễn, thể bị động trong khi trong tranh không có người.
Tranh mô tả cận cảnh chi tiết về văn phòng, trường hợp có người.
Nếu như người trong tranh có tác động vào đồ vật thì các câu thể thì hiện tại tiếp diễn, thể bị động có khả năng đúng.
Tranh pha trộn về nhiều người, vật
Tranh có nhóm người nhưng phương án lại mô tả vật hoặc tranh về vật nhưng phương án thể hiện ở dạng bị động, cần cân nhắc các đối tượng tác động để đưa ra phán đoán.
Ví dụ:
Tranh mô tả một nhóm người đứng gần một chiếc ô tô.
The vehicle is being parked near the street lamp.
One of the women is wearing a coat.
They are talking about the car.
The car is parked next to the sidewalk.
Trong 4 phương án này phương án A,B,D là phương án có thể đúng. Phương án C sai vì không thể khẳng định chính xác họ đang bàn bạc về điều gì. Trong phần tranh tả người, câu mô tả hành động chung của họ có khả năng chính xác cao. Tuy nhiên, đáp án vẫn có thể là câu mô tả đồ vật (câu D) hoặc câu mô tả một trong những người trong hình (câu B).
Từ vựng - Một số từ và cụm từ thường dùng trong Phần 1
Point at: chỉ
The teacher is pointing at the board.
Cô giáo đang chỉ vào bảng.
Pick up: nhặt, hái, lượm
The kids are picking up some fruit.
Bọn trẻ đang hái một ít trái cây.
Put on: mặc vào
Tom is putting on a jacket.
Tom đang mặc áo khoác lên.
Take off: cất cánh, cởi ra
The plane has taken off.
Máy bay đã cất cánh.
Jim is taking off his shoes.
Jim đang cởi giày ra.
Try on: thử
Mia is trying on her new dress.
Mia đang mặc thử chiếc váy đầm mới của cô ấy.
Walk along: đi bộ dọc theo
He is walking along the river.
Anh ta đang đi bộ dọc con sông
Stroll along: đi dạo dọc theo
They are strolling along the beach.
Họ đang đi dạo dọc theo bờ biển
Lean on: dựa vào
She is leaning on a railing.
Cô ấy đang dựa vào hàng rào
Stare at: nhìn vào
He is staring at the screen.
Anh ta đang nhìn vào màn hình.
Be stacked on: được chất chồng
The books are stacked on the floor
Các quyển sách đang được chất chồng trên sàn.
Be placed on: được đặt
The cup is placed on the counter.
Cái ly đang được đặt trên quầy.
Be covered with: bị bao phủ bởi
The table is covered with dust.
Cái bàn bị bao phủ bởi bụi.
Be lined up with: được xếp thành hàng
The street is lined with lots of tall trees.
Con đường được xếp thẳng hàng với nhiều cây cao.
Bài tập thực hành
A. They are working in the field.
B. They are walking along the path.
C. The man is kicking a rock.
D. There are some tall trees in the field.
A. She is reading a book next to the stream.
B. She is holding some glasses.
C. She is hitting a ball with a bat.
D. She is putting both hands on her head.
A. The girl is pointing to the computer.
B. The laptop is being turned off.
C. They are looking at the laptop.
D. The boy is talking to the girl.
A. The car has been parked on the street.
B. There are some people inside the car.
C. The street is being decorated with flags.
D. Some street signs have been hung on.
A. The woman sitting next to the man is typing on her laptop.
B. The women are standing around the table.
C. One of the men is putting both hands on the table.
D. The agreement has been signed successfully.
Đáp án
1.B; 2A; 3.C; 4.A; 5.C
Diễn giải.
Loại tranh có hai người, đang đi bộ ngoài thiên nhiên, có động vật và cây cối.
A. Họ đang làm việc trên cánh đồng - chứa bẫy đồng âm từ “walking” và “working”
B. Họ đang đi dọc theo con đường.
C. Người đàn ông đang đá vào một hòn đá - chứa bẫy suy luận, đáp án chưa chính xác do không thể hiện rõ hành động.
D. Có một số cây cao trên cánh đồng - chứa bẫy từ vựng, đồ vật có xuất hiện nhưng mô tả chưa chính xác. Trong hình có cây cối nhưng không có cây cao.
A. Cô ấy đang đọc sách bên cạnh dòng suối.
B. Cô ấy đang cầm vài chiếc kính - bẫy từ đồng nghĩa “glasses”, từ này có nghĩa là những chiếc cốc, cũng có nghĩa là mắt kính, liên quan đến chiếc kính cô gái đeo.
C. Cô ấy đang đánh bóng bằng gậy - bẫy từ tương đồng âm thanh “hitting”(đánh) và “sitting” (ngồi)
D. Cô ấy đang đặt hai tay lên đầu.- bẫy thông tin tương đồng nhưng không hoàn toàn chính xác, cô gái chỉ đặt một tay chứ không phải hai tay lên đầu.
3.
A. Cô bé đang chỉ vào máy tính bàn - bẫy từ vựng, cô bé đang chỉ tay vào máy tính xách tay (laptop), không phải chỉ vào máy tính bàn (computer)
B. Máy tính xách tay đang được tắt - bẫy suy luận, chưa thể hiện được máy tính đang tắt trong hình, chỉ chọn phương án này khi nhìn thấy màn hình máy tính đang được tắt. Loại tranh có cả người, vật, có tiếp xúc giữa người và vật nhưng phương án ở thị hiện tại tiếp diễn thể bị động vẫn chưa chính xác.
C. Họ đang nhìn vào máy tính xách tay.
D. Cậu bé đang nói chuyện với cô bé - bẫy suy luận, cậu bé đang reo hò vui mừng, không phải đang nói chuyện với cô bé, hành động nói chuyện có thể xảy ra trước hoặc sau đó nhưng không thể hiện rõ trên hình.
4.
A. Chiếc xe đã được đậu trên đường phố.
B. Có một số người bên trong xe - bẫy suy luận, trong xe tuy không thể nhìn rõ có người ở ghế trước và sau hay không nhưng cũng không thể khẳng định được là trong xe có người.
C. Đường phố đang được trang trí bằng cờ - bẫy về thể của câu, câu đang ở thể tiếp diễn bị động và không có người xuất hiện trong hình, đang làm hành động trang trí, nên đáp án không chính xác.
D. Một số biển báo đường phố đã được treo - bẫy từ vựng, trong câu có nhắc đến “street” và “hang on” nhưng không có tấm biển báo đường phố nào được treo lên, chỉ có cờ và bảng hiệu.
5.
A. Người phụ nữ ngồi cạnh người đàn ông đang gõ trên máy tính xách tay của cô ấy - bẫy hành động, người phụ nữ không thực hiện hành động gõ máy tính.
B. Những phụ nữ đứng quanh bàn - một dạng tranh mà dù có nhiều người nhưng hành động chung của một số người không phải là câu trả lời chính xác. Trong hình chỉ có hai phụ nữ đứng lên.
C. Một người đàn ông đặt cả hai tay lên bàn.
D. Thỏa thuận đã được ký kết - một loại tranh suy luận, mọi người đang hào hứng với một sự kiện nào đó và vài phụ nữ đang bắt tay nhau. Tuy nhiên, không thể suy ra một thỏa thuận đã được ký kết thành công trong hình. Trong tranh có cả người và đồ vật nhưng không thể thấy rõ một bản thỏa thuận cụ thể.