Older People là một trong những nhóm chủ đề mà thí sinh có thể gặp trong bài thi IELTS Writing Task 2. Trong chủ đề này, có rất nhiều khía cạnh mà người học có thể khai thác để viết bài của mình. Bài viết sẽ giới thiệu những từ vựng chủ đề Older People và các kiến thức nền cần biết để người học có thể vận dụng vào việc phân tích, brainstorm ý tưởng và phát triển ý cho IELTS Writing Task 2 – Topic Older People.
Key Takeaways
1. Một chơi xổ số bài mẫu trong IELTS Writing Task 2 và từ vựng cần thiết chủ đề Older People
Forced retirement/ mandatory retirement
A fast-paced society
Abolishment
Obligation
Offspring
Financial dependence
The aging population
Be a burden to someone/ something
The government budget
Social welfare
Medical insurance
Human resources
Workforce
Economic productivity
Age discrimination
Injustice
The consumer market
2. Ý tưởng cho các đề bài IELTS Writing Task 2 chủ đề Older People về chính sách nghỉ hưu bắt buộc, tác động của sự già hóa dân số, và sự chăm sóc người lớn tuổi.
3. Phân tích, dàn bài và bài mẫu tham khảo cho đề IELTS Writing Task 2 – Topic Older People
Một chơi xổ số bài mẫu trong IELTS Writing Task 2 – Chủ đề Người cao tuổi
Đề 1: With the ageing of society, we are now beginning to see a growing interest in further abolishment of mandatory retirement. Do you think that mandatory retirement is obsolete or should be sustained?
Đề 2: In many countries, the proportion of older people is increasing steadily. Do you think it is a positive or negative change to the society?
Đề 3: Currently more and more people respect elders and become convinced that older people should live at a nursing home. What is your opinion?
Các từ vựng quan trọng cho IELTS Writing Task 2 – Chủ đề Người cao tuổi
Forced retirement/ mandatory retirement: nghỉ hưu bắt buộc
Ví dụ: Japanese firms have a mandatory retirement policy.
Các công ty của Nhật có chính sách nghỉ hưu bắt buộc.
A fast-paced society: xã hội phát triển không ngừng
Ví dụ: Living in a fast-paced and mobile society has created family stresses that could not have been imagined by our grandparents.
Việc sống trong một xã hội lúc nào cũng tất bật và biến đổi không ngừng đã gây ra những áp lực gia đình mà cha ông chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi.
Abolishment: sự bãi bỏ
Ví dụ: Revision, replacement, cancellation, abolishment or suspension of legal documents.
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Obligation: sự bắt buộc (về mặt pháp lí)
Ví dụ: If you have not signed a contract, you are under no obligation to (= it is not neccessary to) pay them any money.
Nếu bạn không kí vào hợp đồng, bạn sẽ không buộc phải trả họ bất kì khoản tiền nào.
Offspring: con cái
Ví dụ: Conflicts between parents and offspring are a popular issue.
Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là một vấn đề phổ biến.
Financial dependence: sự phụ thuộc về tài chính
Ví dụ: Avoiding dependence on foreign savings was seen as an important dimension of financial sustainability.
Việc tránh phụ thuộc vào tiết kiệm nước ngoài được coi là một khía cạnh quan trọng của duy trì sự bền vững tài chính.
The aging population: dân số già
Ví dụ: The analysts said the Sapporo’s deal is ‘predictable’, because Vietnam is believed to be the largest beer market in South East Asia. Meanwhile, the demand for the products in Sapporo’s home country, Japan, has decreased because of the aging population.
Giới phân tích nói thỏa thuận Sapporo là có thể dự đoán trước bởi vì Việt Nam được cho là thị trường bia lớn nhất Đông Nam Á. Trong đó, nhu cầu của những sản phẩm Sapporo ở quê nhà, Nhật Bản đã giảm bởi vì dân số già.
Be a burden to someone/ something: là gánh nặng cho ai/ cái gì.
Ví dụ: I don't want to become a burden to my children when I'm old.
Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho con cái khi về già.
The government budget: ngân sách chính phủ
Ví dụ: The government budget, ODA, foreign direct investment and self-financing from infrastructure SOEs are the four sources of financing
Ngân sách nhà nước, vốn ODA, đầu tư nước ngoài trực tiếp và vốn tài chính tự cấp của các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng nhà nước là bốn nguồn tài chính.
Social welfare: phúc lợi xã hội
Ví dụ: Older people’s income - including social welfare and social insurance pensions; Income from rent and land.
Các thu nhập khác của người già bao gồm phúc lợi xã hội, lương hưu từ an sinh xã hội; Thu nhập từ đất đai và cho thuê.
Medical insurance: bảo hiểm y tế
Ví dụ: Regular Medical Insurance will pay for any non-surgical treatment.
Bảo hiểm y tế thông thường sẽ trả bất kỳ chi phí điều trị nào, ngoại trừ phẫu thuật.
Human resources: nguồn nhân lực
Ví dụ: They are responsible in providing human resources.
Họ chịu trách nhiệm trong việc cung cấp nguồn nhân lực.
Workforce: lực lượng lao động
Ví dụ: Chúng ta cần các kế hoạch trau dồi nghiệp vụ cho lực lượng lao động của công ty
We need some plans to skill up the company's workforce
Economic productivity: hiệu quả kinh tế
Ví dụ: The Government recognizes that economic productivity is dependent on the conservation and sustainable use of natural resources and on environmental amenity.
Chính phủ đã nhận thấy rằng hiệu năng kinh tế phụ thuộc vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và thân thiện với môi trường.
Age discrimination: sự phân biệt tuổi tác
Ví dụ: It is against the law to discriminate against workers on the basis of age, but age discrimination can be hard to identify and even harder to prevent.
Đó là trái luật khi phân biệt đối xử người lao động trên cơ sở tuổi tác, nhưng sự phân biệt tuổi tác có thể khó để xác định và thậm chí khó khăn hơn để ngăn chặn.
Injustice: sự bất công
Ví dụ: We are trying to remedy social injustice.
Chúng tôi đang cố gắng khắc phục những nỗi bất công trong xã hội.
The consumer market: thị trường hàng tiêu dùng
Ví dụ: An expanding consumer market or leisure goods is necessary.
Việc mở rộng thị trường hàng tiêu dùng hay hàng tiêu khiển là cần thiết.
Brainstorm ý tưởng và phát triển ý cho một chơi xổ số IELTS Writing Task 2 – Chủ đề Người cao tuổi
Vấn đề 1: Chính sách về việc nghỉ hưu bắt buộcNguyên nhân nghỉ hưu bắt buộc không còn phù hợp trong xã hội hiện đại:
Do sự gia tăng về nhu cầu lao động: khi dân số già hóa, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ, việc xóa bỏ chế độ nghỉ hưu bắt buộc sẽ tận dụng được nguồn lao động giàu kinh nghiệm từ người có tuổi. Ngược lại, việc duy trì nó sẽ gây thiếu nguồn lao động trầm trọng và không thể phát triển đất nước.
Do sự phổ biến của chủ nghĩa cá nhân: Con người trở nên sống độc lập và đặc biệt là không muốn phụ thuộc tài chính vào người thân. Như vậy, việc nghỉ hưu bắt buộc sẽ làm ngắn thời gian làm việc và kiếm tiền, khiến người có tuổi sẽ phải phụ thuộc tài chính và trở nên không thoải mái và hạnh phúc.
Chính sách nghỉ hưu bắt buộc sẽ làm tệ hơn sự phân biệt buổi trong tuyển dụng. Vì quá trình lão hóa sẽ được xem là giảm năng xuất trong chính sách này, người trung niên sẽ trở nên ít cạnh tranh hơn so với người trẻ và phải đối mặt với sự bất công trong lao động. Ví dụ, ngày nay phổ biến việc một ứng viên 40 tuổi sẽ khó được chấp nhận vào làm một công việc mới vì người tuyển dụng cho là họ chỉ làm được trong một thời gian ngắn (đến độ buổi buộc phải nghỉ hưu) và đòi lương cao vì nhiều kinh nghiệm làm việc. Và hơn vậy, người dùng lao động còn cắt giảm các chế độ cho người lớn tuổi hoặc tìm cách đuổi việc trước khi họ đến tuổi nhận lương hưu. Điều này gây ra sự bất công đối với họ.
Vấn đề 2: Ảnh hưởng của sự già hóa dân số
Tạo ra gánh nặng cho xã hội
Người lớn tuổi sẽ không còn khả năng lao động và vì vậy phải phụ thuộc vào con cái các nhu cầu thiết yếu và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, khi số lượng người già nhiều hơn người trẻ quá nhiều, người trẻ phải làm việc ngày đêm, hy sinh sức khỏe thể chất và tinh thần để chăm sóc cha mẹ và ông bà.
Sự già hóa dân số cũng cản trở sự phát triển xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi dân số già hóa, chính phủ phải chi rất nhiều tiền cho phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế để chăm sóc người già, bên cạnh lương hưu và con cái của họ. Vì vậy chính phủ sẽ không đủ tài chính để đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, và đặc biệt là quân sự để phát triển đất nước.
Tạo ra tổn hại cho nguồn nhân lực:
Khi dân số trẻ, những người mà nhiệt huyết và có năng suất công việc cao chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, các công nghệ hiện đại mới sẽ không đợc tiếp thu và áp dụng để phát triển đất nước. Vì vậy sẽ làm cho đất nước trở nên lạc hậu và kém phát triển so với các nước khác.
Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hiện đại và công nghệ giảm đáng kể do người già ít nhu cầu về các sản phẩm này, dẫn đến xã hội không tạo ra được giá trị thặng dư. Đất nước sẽ chậm phát triển.
Vấn đề 3: Chăm sóc người cao tuổi
Nguyên nhân người già nên được con cháu chăm sóc ở nhà:
Người già thường hay ốm đau, không còn sức lao động vì vậy họ rất tự ti và mặc cảm. Việc được người thân chăm sóc sẽ khiến họ thoải mái hơn, dễ dàng nói ra những khó chịu và điều thầm kín, từ đó sống khỏe mạnh và lâu hơn.
Người già dã dành cả đời để kiếm tiền nuôi sống và chăm sóc con cái, học xứng đáng được con cái chăm sóc khi về già. Và cảm giác được con cái chăm sóc ân cần sẽ cho người lớn tuổi cảm giác được thuộc về, được yêu thương và trân trọng. Từ đó, họ có thể sống hạnh phúc và hưởng thụ cuộc sống sau cả đời làm việc vất vả.
Nguyên nhân người già nên sống ở viện dưỡng lão:
Giảm bớt gánh nặng cho con cái, vì cuộc cạnh tranh gay gắt trong xã hội hiện đại, con người phải dành hết thời gian để làm việc để có thể chi trả các khoản và không có thời gian chăm sóc cha mẹ. Vì vậy, viện dưỡng lão với các dịch vụ chăm sóc sẽ giúp người trẻ chuyên tâm làm việc hơn, để giúp người thân có cuộc sống tốt hơn.
Giảm bớt mâu thuẫn gia đình: những mâu thuẫn bắt nguồn từ khoảng cách thế hệ xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những gia đình có thành viên ở ba thế hệ trở lên. Ngươc lại ở viện dưỡng lão, người già sẽ có các bạn cùng tuổi, cùng những tâm sự và sở thích, sẽ có thể sống hòa hợp và vui vẻ hơn.
Phân tích, cấu trúc bài và bài mẫu tham khảo cho đề IELTS Writing Task 2 – Chủ đề Người cao tuổi
Đề bài: In many countries, the proportion of older people is increasing steadily. Do you think it is a positive or negative change to the society?
Phân tích đề bài
Chủ đề: the aging population
Keywords: the proportion of older people is increasing, positive, negative change.
Dạng bài: Opinion essay
Hướng tiếp cận: ở dạng bài này, người viết chỉ cần nêu ra quan điểm của bản thân về việc già hóa dân số là tiêu cực hay tích cực, hay là vấn đề hai mặt và đưa ra các luận điểm, giải thích cho quan điểm đó.
Dàn bài
Introduction:
Mở bài giới thiệu chủ đề của bài viết - sự gia tăng tỉ trọng của người cao tuổi.
Người học đưa ra ý kiến của mình về quan điểm này (là sự thay đổi tích cực hay tiêu cực, hay xu hướng hai mặt) ngay trong phần mở bài.
Body
Body 1:
Topic Sentence: Câu chủ đề giới thiệu nội dung Body 1 – Sự già hóa dân số tạo ra gánh nặng cho xã hội.
Idea 1: Vì người lớn tuổi không còn khả năng lao động nên cần sự hỗ trợ từ con cái cho các nhu cầu cơ bản và chăm sóc sức khỏe
Supporting idea 1: Cùng với sự chênh lệch, người trẻ ít hơn người lớn tuổi, người trẻ phải làm việc vất vả, tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần để chăm sóc cha mẹ và ông bà.
Idea 2: Sự già hóa dân số cũng cản trở sự phát triển xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Supporting idea 2: Khi dân số già hóa, chính phủ phải chi rất nhiều tiền cho phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế để chăm sóc người già, bên cạnh lương hưu và con cái của họ. Vì vậy chính phủ sẽ không đủ tài chính để đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, và đặc biệt là quân sự để phát triển đất nước.
Body 2:
Topic Sentence: Câu chủ đề giới thiệu nội dung của Body 2 – Sự gia tăng lượng người cao tuổi tạo ra tổn hại cho nguồn nhân lực, yếu tố chính để phát triển đất nước.
Idea 1: Khi dân số trẻ, những người mà nhiệt huyết và có năng suất công việc cao chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, các công nghệ hiện đại mới sẽ không được tiếp thu và áp dụng để phát triển đất nước
Supporting Ideas 1: Vì vậy sẽ làm cho đất nước trở nên lạc hậu và kém phát triển so với các nước khác.
Idea 2: Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hiện đại và công nghệ giảm đáng kể, do người già ít có nhu cầu sử dụng công nghệ.
Supporting Ideas 2: Dẫn đến xã hội không tạo ra được giá trị thặng dư và làm đất nước chậm phát triển.
Conclusion: Kết bài tóm tắt lại đại ý chung của toàn bài và nêu rõ lại quan điểm cá nhân của mình.
Bài mẫu tham khảo cho đề IELTS Writing Task 2 – Topic Older people
In recent years, the aging population’s influences on humans have been a topic of debate in many parts of the world. While some people argue that this trend benefits humans, I believe it is detrimental to society’s development.
It is essential to know that a large percentage of the elderly can be a burden to society. Specifically, when people are no longer in the workforce, their life will depend heavily on their offspring. As a result, young people have to work harder and sacrifice their mental and physical health to support their parents and ancestors, despite the imbalance of population between young and senior citizens. In addition, the aged population discourages authorities from nourishing their countries by damaging the government budget. Because authorities have many categories to invest in, including economy, military, and polity, paying too much on social welfare and medical insurance can constrain the development of other strategic fields.
There is no denying that the growing proportion of senior citizens damage human resources, which are keys to developing society. Indeed, this trend results in an ineffective workforce, thus decreasing economic productivity. When the young, who are creative, enthusiastic, and proactive, account for a minor rate of a country’s population, cutting-edge technology cannot be learned and applied for that country’s development. As a result, this imbalance makes that country obsolete and undeveloped compared to others worldwide. Moreover, the consumer market of many innovative products will shrink remarkably. This phenomenon leads to a pessimistic scenario when technology and other fields based on technology are not likely to fulfill their potential to serve humans.
In conclusion, from my perspective, the aging of the population always constraints society’s development. Nowadays, the fierce competition requires a country to have young citizens’ immense support to nourish and compete with its neighborhood partners.
Bài tập áp dụng
With the ageing of society, we are now beginning to see a growing interest in further abolishment of mandatory retirement. Do you think that mandatory retirement is obsolete or should be sustained?
Đáp án:
Phân tích:
Chủ đề: Older People
Keywords: The abolishment of mandatory retirement, obsolete or should be sustained.
Dạng bài: Opinion
Lập dàn ý tham khảo: (dàn bài dưới đây theo quan điểm chính sách nghỉ hưu bắt buộc đã lỗi thời)
Introduction:
Mở bài giới thiệu hai quan điểm trái chiều trong đề bài.
Người học đưa ra ý kiến của mình về quan điểm này (là xu hướng đã lỗi thời hay cần duy trì, hay tùy trường hợp) ngay trong phần mở bài.
Body
Body 1:
Topic Sentence: Câu chủ đề giới thiệu nội dung Body 1 – Chính sách này bị lỗi thời vì sự gia tăng về nhu cầu lao động và sự phổ biến của chủ nghĩa cá nhân.
Idea 1: Khi dân số già hóa, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ, việc xóa bỏ chế độ nghỉ hưu bắt buộc sẽ tận dụng được nguồn lao động năng suất cao từ người có tuổi.
Supporting idea 1: Ngược lại, việc duy trì nó sẽ gây thiếu nguồn lao động trầm trọng và không thể phát triển đất nước.
Idea 2: Con người trở nên sống độc lập và đặc biệt là không muốn phụ thuộc tài chính vào người thân.
Supporting idea 2: Như vậy, việc nghỉ hưu bắt buộc sẽ làm ngắn thời gian làm việc và kiếm tiền, khiến người có tuổi sẽ phải phụ thuộc tài chính và trở nên không thoải mái và hạnh phúc.
Body 2:
Topic Sentence: Câu chủ đề giới thiệu nội dung của Body 2 – Chính sách nghỉ hưu bắt buộc sẽ làm tệ hơn sự phân biệt buổi trong tuyển dụng
Idea : Vì quá trình lão hóa sẽ được xem là giảm năng xuất trong chính sách này, người trung niên sẽ trở nên ít cạnh tranh hơn so với người trẻ và phải đối mặt với sự bất công trong lao động.
Supporting Idea : Ví dụ, ngày nay phổ biến việc một ứng viên 40 tuổi sẽ khó được chấp nhận vào làm một công việc mới vì người tuyển dụng cho là họ chỉ làm được trong một thời gian ngắn (đến độ buổi buộc phải nghỉ hưu) và đòi lương cao vì nhiều kinh nghiệm làm việc. Và hơn vậy, người dùng lao động còn cắt giảm các chế độ cho người lớn tuổi hoặc tìm cách đuổi việc trước khi họ đến tuổi nhận lương hưu. Điều này gây ra sự bất công đối với họ.
Conclusion: Kết bài tóm tắt lại đại ý chung của toàn bài và nêu rõ lại quan điểm cá nhân của mình.
Bài mẫu tham khảo:
In recent years, arguments over forced retirement have mushroomed in many parts of the world. While some people argue that this policy should remain intact, I believe it is no longer effective in a fast-paced society.
It is crucial to understand that the rise in labor demand and the growing emphasis on individualism render mandatory retirement outdated and irrelevant. Specifically, as the gap between younger and older citizens widens, ending the practice of retirement maximizes the potential productive contribution of the adult workforce. Conversely, unemployment can hinder improvements in economic productivity. Furthermore, this requirement dissatisfies proponents of individualism, particularly the elderly, who prefer not to depend on their children. However, while the desire to avoid financial reliance motivates them to work longer, this policy discourages older individuals from extending their employment and providing for themselves.
There is no denying that maintaining this policy exacerbates ageism in employment. Because aging is viewed as a decline in productivity under mandatory retirement, middle-aged workers become less competitive and face unfair treatment in the job market. For instance, it is common for employers to reject applicants over 40 years old, who may dedicate themselves to the company for a short duration and demand higher salaries based on their seniority, despite relatively lower work efficiency. Moreover, employers tend to curtail the privileges of senior staff to encourage them to resign before they become eligible for retirement benefits. Consequently, this policy will undermine equity in the workplace.
In conclusion, from my perspective, mandatory retirement should be abolished to support workers in an aging society.