Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên Quản ngục hiện lên là người biết quý người ngay thẳng, viên quản ngục là một “thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Nhân vật này đã được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc sắc, ấn tượng.
Quản ngục là người đã lớn tuổi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Khuôn mặt luôn tư lự, nhăn nheo chứng tỏ ông có một đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú. Sau khi nhận được phiến trát gửi về, trong sáu tên tử tù có ông Huấn Cao, người mà ông hằng ngưỡng mộ về tài viết chữ đẹp, điều đó làm ông vô cùng băn khoăn, nghĩ ngợi.
Quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông là người “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay”, “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Nhưng tính cách đố, con người đó lại bị đặt trong hoàn cảnh đề lao chỉ có lừa dối, tàn nhẫn. Hoàn cảnh sống và phẩm chất của nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau: quản ngục tâm điền tốt và thẳng thắng nhưng lại phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một lũ cặn bã. Đó chính là bi kịch của cuộc đời ông. Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng quản ngục vẫn giữ được cho mình một tâm hồn và cốt cách cao đẹp. Nhận được phiến trát, biết được trong số tử tù có Huấn Cao, điều đó đã làm ông suy nghĩ cả đêm, việc nhận tù sắp tới gây xáo động lớn trong tâm từ của ông: khuôn mặt “tư lự” dần thay thế bằng “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Có phải chăng trong đêm thanh tĩnh đó, ông đã suy nghĩ, đã cân nhắc để quyết định sẽ có biệt đãi riêng với người tử tù mang tên Huấn Cao này? Bởi vậy từ khuôn mặt tư lự, lo lắng chuyển sang sự thanh thản, bình lặng.
Niềm đam mê nghệ thuật và lòng tôn trọng tài năng là những yếu tố đã thúc đẩy quản ngục quyết định đối xử đặc biệt với Huấn Cao. Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ, nhưng bằng lòng yêu cái đẹp và bản lĩnh của mình, viên quản ngục vẫn quyết định đối xử đặc biệt với Huấn Cao. Việc này cũng là niềm hi vọng trong lòng quản ngục, hy vọng sẽ được Huấn Cao cho chữ, mặc dù hiểu rằng điều này chỉ là một niềm hy vọng mong manh. Dù gặp sự coi thường từ Huấn Cao, nhưng quản ngục vẫn dịu dàng và tôn trọng, và mọi biệt đãi vẫn tiếp tục như thường lệ. Hành động này thể hiện lòng trọng người, khâm phục và sự nhún nhường của quản ngục dành cho Huấn Cao.
Khi nhận được thông báo, quản ngục cảm thấy sốc nặng, vì từ nay ông Huấn Cao sẽ bị giải đi và không còn cơ hội xin chữ. Nhưng may mắn là có một thầy thơ khác, người cũng có lòng biệt nhẹn và thấu hiểu tình cảm của quản ngục. Thầy thơ tìm đến Huấn Cao và truyền đạt nỗi lòng của quản ngục. Huấn Cao hiểu và đánh giá cao nhân cách của quản ngục, thể hiện lòng kính trọng và cảm phục trước phẩm chất đáng kính của ông. Trong không gian tối tăm của nhà tù, cảnh cho chữ diễn ra là một biểu tượng của lòng biệt nhẹn và sự gặp gỡ kì diệu giữa hai nhân vật. Việc viết chữ cho Huấn Cao đã trở thành một trải nghiệm đầy ý nghĩa và đặc biệt, đánh dấu một mối liên kết đặc biệt giữa hai con người ở hai thế giới đối lập.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt và đặt họ vào những tình huống độc đáo, kết hợp với sự cường điệu và phóng đại để thể hiện tính cách của họ. Qua đó, Nguyễn Tuân đã thành công trong việc khám phá sâu hơn vào tâm lý của các nhân vật và thể hiện điều này qua các lời nói nội tâm của họ.
Bằng cách khắc họa nhân vật một cách độc đáo và sắc nét, Nguyễn Tuân đã tạo ra một bức tranh về viên quản ngục với nhân cách cao quý và đẹp đẽ. Đồng thời, ông cũng đặt ra thông điệp về việc trong mỗi con người đều có một phần nghệ sĩ, một trái tim yêu cái đẹp và trọng cái tài.