Một không khí thiêng liêng được thể hiện qua sự im lặng gần như tuyệt đối của không gian căn phòng nơi Phăng tin chết. Đồng thời sự thiêng liêng đó cũng được thể hiện qua các hành vi của Giăng Van-giăng trong tư thế ngồi, nét mặt, dáng điệu. Ngay cả Gia-ve cũng không dám làm gì khi đó và bà xơ Xem- pli-xơ cũng chỉ là chứng nhân bất động. Mọi hoạt động lúc đó gắn liền với Giăng Van-giăng, song cũng không ồn ào mà hết sức lặng Ịẽ, ngay cả khi nói với người đã chết thì âm thanh ở đây cũng chỉ đủ mức cho hai người nghe, cũng chỉ là thì thầm. Đây là một kiểu không gian đặc trưng khác thường mà nghệ thuật lãng mạn thường quan tâm khai thác và xây dựng.
Trước hết, cái đẹp phi thường được thể hiện qua lời kể của nhà văn:
Đọc đoạn văn này, chúng ta cảm nhận được những tưởng tượng đầy xúc động, có thể là những sự thật cao cả. Cần lưu ý rằng không chỉ có nụ cười trên môi mà còn có nụ cười trong ánh mắt xa xăm, đầy ngạc nhiên của Phăng-tin. Dù đây là ánh mắt của người đã ra đi, nhưng trong không gian linh thiêng đó, qua góc nhìn của bà xơ, sự tưởng tượng này có thể được giải thích.
Tiếp theo là những hành động mà Giăng Van-giăng thực hiện đối với người đã khuất. Những cử chỉ chỉnh trang lại tư thế cuối cùng cho Phăng-tin của Giăng Van-giăng. So sánh những hành động này với cách hành xử của một người mẹ chăm sóc con, người đọc sẽ hiểu thêm về lòng nhân từ sâu sắc của ông. Những cử chỉ của Giăng Van-giăng diễn ra chậm rãi, không vội vã mà tuần tự để đến hành động cuối cùng: Rồi ông vuốt nhẹ mắt cho chị. Khi ấy, gương mặt của Phăng-tin tỏa sáng một cách lạ thường. Điều này cũng là biểu hiện đặc biệt của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới điều khác biệt, phi thường trong tình thế đặc biệt.
Hành động của Giăng Van-giăng khi quỳ xuống trước bàn tay của Phăng-tin cũng rất ý nghĩa: Ông quỳ trước bàn tay của người phụ nữ đã phải trải qua cuộc đời bán thân để nuôi sống bản thân. Chúng ta thấy sự khác biệt trong cách nhìn của hai nhân vật này: một là của Giăng Van-giăng, một là của Gia-ve. Và từ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về lòng nhân từ, tình người rộng lớn của tác giả. Những hành động ở đây đều nhẹ nhàng, đầy tình cảm và tuần tự. Hành động cuối cùng của Giăng Van-giăng là đặt một nụ hôn lên bàn tay ấy.
Đọc đoạn văn sau đây, chúng ta hiểu thêm quan điểm của tác giả về cái chết: Chết không phải là kết thúc mà là sự chuyển hóa sang một thế giới sáng sủa và vĩ đại. Điều này cũng là một quan điểm lãng mạn, không giống như quan điểm thông thường, thể hiện niềm tin không ngừng vào cái thiện. Cái thiện luôn liên kết với ánh sáng, cái ác luôn liên kết với bóng tối.
loigaihay.com