Con chip giả (bên phải) có màu PCB khác biệt và không được bọc nhựa resin bảo vệ các tụ điện
Mặc dù màu sắc PCB có thể thay đổi tùy theo thế hệ chip
Một điểm nữa là lớp nhựa resin bọc quanh các tụ điện. Chip chính hãng tất nhiên sẽ có lớp bọc này, trong khi chip giả mà Der8auer kiểm tra thì không có. Bên cạnh đó, chip giả dễ dàng gắn vào socket AM5 hơn (so với socket LGA yêu cầu chốt ngàm ép chặt lên chip), vì chip giả mỏng hơn chip thật. Trong khi PCB của chip thật dày hơn 1.3 mm thì chip giả chỉ dưới 1 mm!
Ngoài ra, ký tự in trên nắp tản nhiệt (IHS) của chip cũng có sự khác biệt. Trên chip thật, các ký tự nằm gần giữa IHS hơn so với chip giả. Font chữ sử dụng cũng khác nhau; có thể AMD sử dụng một font nội bộ không công khai để khắc lên chip, trong khi chip giả dùng một font tương tự nhưng không hoàn toàn giống. Một chi tiết phụ khác là các chân IHS trên chip giả nhỏ hơn so với chip thật.
Chip chính hãng (trên) có PCB dày hơn chip giả (dưới)
Chip chính hãng (trên) có font chữ và độ dày chân IHS khác biệt so với chip giả (dưới)
Tuy nhiên, chỉ dựa vào vẻ ngoài thì không thể dễ dàng phân biệt đâu là chip giả hay thật. Der8auer, mặc dù là một overclocker kỳ cựu, cũng không quan tâm đến vấn đề bảo hành. Vậy sao không thử mở chip giả ra xem? Nói là làm! Điều khiến Der8auer ngạc nhiên là việc tháo chip giả ra dễ dàng hơn nhiều so với chip thật.
Vậy dưới lớp IHS là gì? Một lớp kem (không rõ có khả năng tản nhiệt không) được trải đều trên các vị trí I/O die và CCD die. Nếu không tháo lớp IHS mà chỉ nhìn từ bên hông, chúng ta không thể đoán được bên trong là gì. Và lớp PCB? Ôi không có bất kỳ die silicon nào cả! Thực sự gây sốc!
Chip giả chỉ có một lớp keo để trông giống như chip thật, thậm chí không có cả die chip!
Thông tin OPN và S/N hoàn toàn giống thật
Vậy chúng ta học được điều gì từ đây? Những gì Der8auer thể hiện cho thấy anh đã biết trước đó rằng đó là chip giả. Nếu không có thông tin này, chắc hẳn chuyên gia công nghệ cũng không thể nhận ra vì sao chip AMD không khởi động được (do không có die silicon để khởi động). Những chi tiết như màu PCB, độ dày mỏng của nó, font chữ, và quá trình tháo lớp IHS... không phải ai cũng nhớ rõ, ngay cả nhân viên hãng. Hãy nhớ rằng không hãng nào bảo hành chip đã bị tháo lớp IHS, vì vậy việc làm của Der8auer không áp dụng trong thực tế hàng ngày. Chính Der8auer cũng xác nhận chip giả là một sản phẩm được làm rất tinh vi, vì rất ít người để ý đến các chi tiết này.
Bài học ở đây là gì? Hãy mua chip hoặc bất kỳ sản phẩm nào từ những nguồn và cửa hàng chính hãng uy tín đã được xác thực. Chúng ta đang sống trong thời đại mà lừa đảo trực tuyến rất phổ biến!
Lừa đảo luôn tồn tại, người tiêu dùng cần phải cảnh giác cao.