Vào cuối kỷ Trias, từ 250 đến 227 triệu năm trước, loài bò sát này, một 'liên kết' giữa cá sấu và chim, đã thống trị Wyoming ngày nay.
Các nhà cổ sinh vật học gần đây đã phát hiện một chuỗi hoá thạch kỳ lạ của loài bò sát hàng triệu năm tuổi, có quan hệ xa với cá sấu và chim ngày nay.
Vào cuối kỷ Trias, từ 250 đến 277 triệu năm trước, loài bò sát ăn cỏ này, thuộc nhóm rhynchosaur, đã thống trị các vùng của bang Wyoming - nơi tìm thấy hoá thạch.
Nhóm nghiên cứu cho biết, đã phát hiện một loài bò sát mới được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, có nghĩa là 'thằn lằn lớn từ khu vực Alcova' trong ngôn ngữ của bộ lạc Arapaho, từ thế kỷ 17.
Đây là lần đầu tiên trong khoa học phương Tây mà một loài vật được đặt tên lấy từ ngôn ngữ của bộ lạc Arapaho, những người đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong việc tìm thấy mẫu vật hóa thạch.
Tổng cộng, các nhà cổ sinh vật học đã khai quật được năm mẫu vật rhynchosaur tại Hệ tầng Popo Agie, một hệ tầng địa chất kỷ Trias ở Dãy núi Bighorn, một phần của Dãy núi Rocky phía bắc. Ba trong số các mẫu vật này, bao gồm các mảnh xương hàm trên và dưới, thuộc về một loài mới.
Sau khi kiểm tra kỹ các mảnh hoá thạch được tìm thấy bằng máy quét CT, nhóm nghiên cứu phát hiện loài bò sát có thân hình giống thằn lằn và di chuyển như cá sấu. Điều đặc biệt là cấu tạo miệng giống mỏ vẹc ngày nay, giúp chúng ăn thực vật như cây lá kim, dương xỉ và cây đuôi ngựa một cách dễ dàng hơn.
Thật thú vị, khác biệt với các sinh vật khổng lồ trong thời kỳ cổ đại khác trên thế giới, Beesiiwo cooowuse không phải là một con thú khổng lồ. Mẫu vật hóa thạch cho thấy con trưởng thành nặng từ 5 đến 7 kg và dài gần 0,61 m.
“Đây là một nơi rất thú vị để tiến hành nghiên cứu thực địa vì hình thành địa chất này chưa thực sự được nghiên cứu trong gần một thế kỷ,” David Lovelace, nhà cổ sinh vật học có xương sống của UW–Madison chia sẻ.