1. Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành đưa máu nuôi tim bị tắc nghẽn hoặc gãy, làm cho máu không thể vận chuyển cung cấp năng lượng và oxy cho tế bào cơ tim. Tình trạng thiếu máu cục bộ trong tim diễn ra trong thời gian dài thì rủi ro tổn thương vĩnh viễn tế bào tim tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Tăng cao số ca tử vong do nhồi máu cơ tim đang ngày càng gia tăng
Hầu hết nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do mảng xơ vữa động mạch bị vỡ, nứt và văng ra lưu thông cùng dòng máu. Chúng tạo thành cục máu đông kích thước lớn, khi di chuyển theo dòng máu có thể bị chặn lại ở động mạch vành. Tùy theo mức độ chặn, lượng máu vận chuyển có thể giảm hoặc mất hoàn toàn, dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.
Thường khi cục máu đông tan ra hoặc di chuyển đi nơi khác, triệu chứng nhồi máu cơ tim sẽ biến mất. Quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông diễn ra kéo dài, thường gặp ở các đối tượng như: mỡ máu cao, dị tật mạch vành, suy tim,…
Cơn nhồi máu cơ tim ở mỗi bệnh nhân có thể kéo dài trong thời gian khác nhau. Thông thường trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thường có những dấu hiệu cảnh báo như: đau thắt ngực, người mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi, nhịp tim không đều với những cơn tim đập nhanh,…
Nguy hiểm của nhồi máu cơ tim kéo dài với những biến chứng nghiêm trọng
2. Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim
Có những trường hợp bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim cấp đột ngột với triệu chứng mạnh mẽ, nhưng hầu hết các trường hợp sẽ phát triển dần dần. Ban đầu, có thể cảm nhận được sự đau nhức nhẹ ở vùng ngực kèm theo một số dấu hiệu toàn thân khác. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng cũng trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn, đặc biệt là cảm giác đau nhức ở vùng ngực kéo dài.
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim sau đây, hãy điều trị ngay tại bệnh viện để phòng ngừa nhồi máu cơ tim nghiêm trọng hơn và tránh khỏi tình trạng không kiểm soát kịp thời:
2.1. Cảm giác không thoải mái ở vùng ngực
Dấu hiệu phổ biến của nhồi máu cơ tim là cảm giác đau thắt ở vùng ngực. Cơn đau thường được mô tả như bị ép chặt, nghẹt thở tim vô cùng đau đớn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy tức ngực từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho tim. Cơn nhồi máu cơ tim có thể kéo dài vài phút hoặc chỉ xảy ra trong vài giây nhưng cảm giác này thường tái phát, với tần suất càng nhiều và mức độ khó chịu càng nặng thì bệnh càng nguy hiểm.
2.2. Khó thở
Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim do cơn đau thắt ngực gây ra, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp với biểu hiện như khó thở, hụt hơi.
Nhồi máu cơ tim có thể gây khó thở cho bệnh nhân
Những cơn nhồi máu cơ tim nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không có sự hỗ trợ hô hấp bằng oxy, máy thở hoặc sự đặt nội khí quản.
2.3. Khó chịu ở nửa thân trên
Cảm giác đau đớn, khó chịu thường lan từ tim đến các bộ phận khác của nửa thân trên như: cổ, lưng, hàm, cánh tay,… Một số người bệnh còn cảm thấy đau lan đến dạ dày cùng với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa,…
2.4. Mệt mỏi
Ở người mắc bệnh nhồi máu cơ tim bùng phát đột ngột, cảm giác mệt mỏi trước đó thường không được nhận biết rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện, người bệnh gần như mất hoàn toàn sức lực để đứng vững cũng như thực hiện các hoạt động khác.
Trong trường hợp của người mắc bệnh nhồi máu cơ tim bắt đầu từ từ, triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện sớm, đi kèm với những cơn đau thắt ngực thoáng qua. Nguyên nhân là do sự suy giảm cung cấp máu cho tim, cơ tim hoạt động không hiệu quả, và khả năng cung cấp máu cũng bị ảnh hưởng.
2.5. Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng điển hình đã nêu, người mắc bệnh nhồi máu cơ tim còn có thể gặp các triệu chứng phụ như: chóng mặt, buồn nôn, mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, hoặc cảm giác lo lắng,…
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể khác nhau tùy từng người
Phụ nữ mắc bệnh nhồi máu cơ tim thường gặp các dấu hiệu khác như: đau lưng, khó thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn,… Một số bệnh nhân thậm chí không nhận ra được cơn đau tim cảnh báo trước, triệu chứng của bệnh chỉ tương tự như cảm giác ốm thông thường.
3. Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm vì nó phát triển nhanh chóng, dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như: Hở van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim,… Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu chữa trị kịp thời.
Hơn nữa, do tốc độ phát triển nhanh nên nhiều trường hợp được cấp cứu và cứu sống nhưng vẫn gây ra tổn thương vĩnh viễn cho tim, để lại nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe tim và cơ thể. Vì vậy, việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị, phòng ngừa nhồi máu cơ tim là cực kỳ quan trọng.
Với tiến bộ của y học, hầu hết các bệnh nhân đau tim, nhồi máu cơ tim đều có thể được điều trị hiệu quả thông qua:
Phẫu thuật
Phẫu thuật cấp cứu và loại bỏ nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim bao gồm: Phẫu thuật tạo hình cơ tim, ghép tim, thay van tim nhân tạo, nông động mạch vành, đặt stent mạch vành, ghép tim,…
Thuốc điều trị
Phương pháp điều trị bằng thuốc thường tập trung vào giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng, bao gồm: Thuốc chống đông máu, thuốc chống tăng tiểu cầu, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm cholesterol trong máu,…
Kiểm tra thường xuyên giúp bệnh nhân phòng tránh sự tái phát của nhồi máu cơ tim
Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên tái khám và kiểm tra để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra nhồi máu cơ tim tái phát. Thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày theo hướng lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.