Trái tim cổ xưa nhất thế giới vừa được phát hiện trong hóa thạch 380 triệu năm của một loài cá cổ đại.
Tại Đại học Curtin, các nhà khoa học đã phát hiện một trái tim 'nguyên vẹn' kèm theo dạ dày, ruột và gan, được bao phủ bởi hóa thạch của một loài cá cổ xưa. Loài cá này thuộc lớp Arthrodires - một loài cá bọc giáp đã tuyệt chủng từ kỷ Devon.
Giáo sư Kate Trinajstic từ Trường Khoa học Phân tử và Đời sống Curtin và Bảo tàng Tây Úc cho biết đây là phát hiện 'đáng chú ý', vì các mô mềm của động vật cổ xưa được bảo quản nguyên vẹn là hiếm, và đây là lần đầu tiên trong 20 năm nghiên cứu của bà trong lĩnh vực cổ sinh vật học.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chùm neutron và vi đo tia X để tạo ra các mặt cắt ngang vật lý của từng nội tạng, sau đó có thể tái tạo các mô hình 3D của các mô mềm bên trong chúng dựa trên mật độ các khoáng chất khác nhau lắng đọng bởi vi khuẩn và nền đá xung quanh.
Phát hiện đặc biệt nhất trong nghiên cứu này chính là trái tim, nơi có nội tạng duy nhất và hoàn hảo nhất. Điều này mang lại loạt phát hiện đầu tiên trên thế giới về nguồn gốc, giới tính và trái tim của động vật có xương sống lâu đời nhất, cũng như là một trong những địa điểm hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới. Ngoài ra, các phát hiện này còn là liên kết giữa động vật không hàm sơ khai và động vật có xương sống tiên tiến hơn, tổ tiên của chúng ta.
Vị trí của trái tim hình chữ S với hai khoang đã gợi lên những tương đồng giữa cá bơi cổ đại và cá mập hiện đại. “Sự tiến hóa thường được coi là một loạt các bước nhỏ, nhưng những hóa thạch cổ đại này cho thấy có một bước nhảy vọt lớn hơn giữa động vật có xương sống không hàm và có hàm, như những phát hiện trước đây. Những con cá này thực sự có trái tim trong miệng và dưới mang - giống như cá mập ngày nay,” Trinajstic cho biết.
Báu vật này được các nhà sinh vật học phát hiện hóa thạch trong chuyến thám hiểm năm 2008 tại Hệ tầng GoGo, Tây Úc. Nó bổ sung vào kho thông tin thu thập được từ địa điểm này, giúp mở rộng tầm hiểu biết về quá trình chuyển đổi từ vây sang chi. Hệ tầng GoGo, một mỏ trầm tích ở vùng Kimberley, được biết đến với hồ sơ hóa thạch phong phú từ kỷ Devon của thời đại Cổ sinh, bao gồm cả di tích của các mô mỏng manh như dây thần kinh và phôi có dây rốn.