Một trong những trở ngại thí sinh phải đối mặt khi làm bài thi IELTS về 2 kỹ năng Writing và Speaking chính là ý tưởng. Do phần đông thí sinh còn ở độ tuổi học sinh, hầu hết các thí sinh đều gặp tình trạng chung là thiếu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm. Điều này khiến các thí sinh thường gặp phải bất lợi khi phải triển khai ý tưởng cho các vấn đề khác nhau trong xã hội, đặc biệt khi trong Speaking thí sinh bắt buộc phải phản ứng nhanh và không có thời gian chuẩn bị trước. Bài viết này sẽ hướng dẫn thí sinh đang đau đầu với phát triển ý tưởng cho IELTS Speaking part 2 một số phương pháp để xử lý những chủ đề khó nhằn.
Key takeaways
1. Nhiều thí sinh không thực sự hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thi IELTS dẫn đến việc xuất hiện các nhầm tưởng sai lệch. Trong Speaking, thí sinh không bị yêu cầu khắt khe về nội dung bài nói mà chủ yếu được đánh giá qua ngôn ngữ được sử dụng. Nội dung sẽ đóng vai trò “đất diễn” giúp thí sinh thể hiện kỹ năng ngôn ngữ.
2. Mục đích của IELTS Speaking Part 2 là đánh giá khả năng trình bày bài nói dài về một chủ đề bất kỳ trong thời gian ngắn. Từ đó, giúp thí sinh có kinh nghiệm khi thuyết trình, diễn thuyết ở trường học và nơi làm việc.
3. Có 2 phương pháp thí sinh có thể áp dụng để phát triển ý tưởng cho IELTS Speaking part 2 khi gặp phải chủ đề không quen: biến đổi đề không quen thành dạng bài quen thuộc, kết hợp những chủ đề đã biết.
Vai trò của việc triển khai ý tưởng trong IELTS Speaking
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm tưởng tai hại này đến từ việc hiểu sai mục đích của bài thi IELTS. Do chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phổ thông Việt Nam mà ở đó các bài kiểm tra đều yêu cầu thí sinh trả lời những đáp án chuẩn xác như đã được dạy, hầu hết các thí sinh cũng mang theo tư duy giống vậy khi đối mặt với IELTS. Tuy nhiên, thí sinh cần hiểu rằng IELTS là một bài thi đánh giá năng lực sử dụng “ngoại ngữ”, tức thí sinh chỉ được đánh giá khả năng dùng ngôn từ, câu văn để diễn đạt dễ hiểu, trôi chảy ý tưởng của mình, từ đó đạt được khả năng giao tiếp trong thực tế đời sống. Trong bài thi này, nội dung chỉ là bàn đạp, cầu nối giúp thí sinh thể hiện được năng lực ngoại ngữ, chứ không hề là trọng tâm được đánh giá.
Tuy nhiên, không vì vậy mà phần nội dung có thể bị bỏ qua hay không được chăm chút. Vì nếu nội dung quá ngắn, cụt lủn và sơ sài thì thí sinh cũng không thể có cơ hội thể hiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Do vậy, mấu chốt thí sinh cần nắm rõ chính là, nội dung không phải là quan trọng nhất nên đừng quá nặng nề khi nghĩ ý tưởng, khiến nó trở thành trở ngại khi nói. Nhưng nội dung vẫn đóng góp vai trò không nhỏ, là cầu nối giúp thí sinh trình diễn được kỹ năng ngoại ngữ với giám khảo chấm thí.
Những điều cần biết về Phần 2 của IELTS Speaking
Mục đích
Trong bài thi IELTS Speaking có 3 phần (3 Part) tương ứng với những ngữ cảnh khác nhau nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh một cách toàn diện nhất. Với part 2, thí sinh sẽ được yêu cầu thực hiện một bài nói trong khoảng 2 phút về một chủ đề theo yêu cầu (miêu tả trải nghiệm, con người, địa điểm, đồ vật…). Mục đích của Part 2 chính là để đánh giá khả năng phát triển một bài nói dài trong khoảng thời gian ngắn, không có sự chuẩn bị kỹ càng trước đó. Phần này sẽ giúp thí sinh làm quen với tình huống thực tế sau này khi đi học, đi làm và phải trình bày bài thuyết trình bằng tiếng Anh.
Tiêu chí đánh giá
Với kỹ năng Speaking và Writing trong IELTS đều có 4 tiêu chí chấm điểm, nhưng cụ thể nội dung các tiêu chí sẽ khác nhau. Với Speaking thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về:
Fluency and coherence: sự trôi chảy và mạch lạc (trình bày câu trả lời một cách lưu loát và có sự liên kết)
Lexical resource: vốn từ (dùng được đa dạng và chính xác từ vựng)
Grammatical range and accuracy: ngữ pháp (dùng được đa dạng các cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác)
Pronunciation: phát âm (phát âm dễ nghe hiểu, dùng được các thành tố phát âm)
Các phương pháp phát triển ý tưởng cho Phần 2 của IELTS Speaking cho những chủ đề không quen thuộc
Dù đã hiểu rõ về mục đích bài thi IELTS cũng như có tâm lý thoải mái hơn khi trả lời, thí sinh ắt hẳn vẫn có lúc cảm thấy khó khăn trước những chủ đề “khoai”, chưa nghĩ tới bao giờ. Nhưng vấn đề nào cũng đều có giải pháp riêng, với những trường hợp đen đủi như này, thí sinh có thể áp dụng 2 cách sau để vượt qua khó khăn.
Biến đổi chủ đề để chuyển sang dạng bài quen thuộc
Giống như trong Toán học, dù là phương trình phức tạp và rối rắm cỡ nào, phương pháp làm bài chung sẽ luôn là làm các bước quy đổi, sao cho biến phương trình đó trở thành phương trình dạng cơ bản nhất. Tương tự với IELTS, khi gặp phải những chủ đề lạ lẫm, khó xử lý, thí sinh cũng áp dụng phương pháp biến đổi thành chủ đề thân quen để trả lời.
Ví dụ: Thí sinh nhận được chủ đề như sau:
Describe the most interesting animal you have ever seen
What it was
Where you saw it
What it did
And why you think it was interesting
Nhưng thí sinh ngay lập tức cảm thấy khó khăn vì bản thân vốn không thích hay hứng thú gì với động vật nói chung, thí sinh cảm thấy hoang mang vì không biết phải nói sao với chủ đề như vậy. Lúc này, thí sinh nên áp dụng cách trên và biến nó thành một chủ đề bản thân thấy quen thuộc hơn:
Answer:
Well, I must admit that living animals are not my topic of interest so this topic is a bit challenging. Nevertheless, I think I’ll talk about my teddy bear which I know is not a living animal, but he still has ‘bear’ in his name so I think it’s still, you know, acceptable…………
Như vậy, thí sinh giờ đây đã biến nó thành một chủ đề bản thân thấy dễ thở hơn và không còn gặp khó khăn khi phát triển ý.
Lưu ý: Thí sinh cần nắm được nguyên lý của phương pháp này để tránh áp dụng sai. Lý do khiến cách này thành công là do nó vốn dựa trên mục đích của bài thi IELTS Speaking: đánh giá khả năng dùng ngôn từ, câu văn để diễn đạt dễ hiểu, trôi chảy ý tưởng, từ đó đạt được khả năng giao tiếp trong thực tế đời sống. Hay nói cách khác, thí sinh chỉ cần đạt 2 tiêu chí: nói được (sử dụng từ vựng, câu cú diễn đạt thành lời nói) và giao tiếp được (diễn tả, truyền đạt được ý tưởng, quan điểm qua lời nói). Vì vậy, nói ngắn gọn cách để áp dụng phương pháp này có 2 bước:
Thể hiện sự hiểu đề: bước này đáp ứng cho tiêu chí “giao tiếp được”, do trong giao tiếp thực tế không chỉ nói thao thao bất tuyệt đã đạt yêu cầu, mà còn cần phải đạt được mục đích của đôi bên trong cuộc đối thoại, diễn thuyết. Vì thế nếu thí sinh trực tiếp bỏ qua yêu cầu đề và nói luôn vào chủ đề mình muốn thì sẽ thành “ông nói gà bà nói vịt” và hiển nhiên bài nói dù có hay đến đâu cũng không đạt yêu cầu.
Nói sang một chủ đề quen thuộc nhưng phải có sự liên quan: như trong ví dụ bên trên, dù đổi qua một đề quen hơn nhưng vẫn có sự liên hệ với đề được yêu cầu (“bear”). Thí sinh không được thích gì nói nấy, hay chọn chủ đề nào cũng được, vì điều đó sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng và cũng lộ rõ việc thí sinh sử dụng mẹo để “tránh” đề khó.
Kết hợp từ các chủ đề đã biết
Phương pháp thứ hai thí sinh có thể ứng dụng khi gặp phải đề lạ chính là kết hợp những gì bản thân đã chuẩn bị cho các chủ đề từng gặp.
Trước khi thi Speaking, hầu như thí sinh nào cũng đều chuẩn bị trước cho một chơi xổ số trong Forecast. Theo lẽ tất nhiên, dù có nhiều thời gian thì thí sinh cũng khó mà chuẩn bị được hết tất cả chơi xổ số, bên cạnh đó cũng sẽ có những đề nằm ngoài Forecast có thể gặp phải. Do vậy, thí sinh luôn cần chuẩn bị phương pháp ứng biến khi gặp phải đề “nằm ngoài dự đoán” như vậy.
Trong trường hợp đó, thí sinh có thể áp dụng các nội dung mình đã chuẩn bị cho các chủ đề khác, sau đó biến tấu cho phù hợp và kết hợp lại thành một bài nói hoàn chỉnh theo chủ đề được yêu cầu.
Ví dụ: Thí sinh nhận được đề sau:
Describe something special that you brought home from a tourist place.
You should say:
What it was
When did you buy it
From where did you buy it
Why you think it was special
Nếu đây là một đề thí sinh đã có ý tưởng, vậy thì sẽ không có gì phải lo lắng. Vậy nhưng nếu đây là một đề thí sinh thấy lạ lẫm, thí sinh có thể áp dụng cách như sau:
Answer:
Today, I would like to tell you about the teddy bear I bought several years ago in Da Nang city (Topic object)
Back in the days, I was given the title of the most excellent student in my school after studying diligently. My parents decided to give me a trip to unwind…(Topic experience)
We went to Da Nang, a coastal city and famous tourist attraction… (Topic place)
Như vậy, bằng cách góp nhặt ý tưởng từ các chủ đề khác nhau (đồ vật, trải nghiệm, nơi chốn) thí sinh đã có cho mình một bài nói hoàn chỉnh, phục vụ cho chủ đề lạ lẫm này. Điều duy nhất thí sinh cần lưu ý chính là biến tấu sao cho việc kết hợp này logic, hợp lý, như bên trên bài mẫu lấy 2 topic experience và place nhưng đối tượng được xét đến phải cùng là 1 (Đà Nẵng). Có như vậy câu trả lời của thí sinh mới trở nên thuyết phục và có sự liên kết.
Áp dụng phương pháp phát triển ý tưởng cho Phần 2 của IELTS Speaking
Describe a person who encouraged you to achieve a goal
You should say:
Who this person is
How this person encouraged you to do
How this person helped
And explain why this encouragement help you to achieve the goal
Gợi ý: Kết hợp với chủ đề miêu tả con người, trải nghiệm
Sample answer:
Well, my brother is the very first person that comes to mind when I think about this topic. He is currently working as a doctor and is probably the most handsome guy on earth that I know. Whenever he smiled, it is no exaggeration to say that his genuine, bright smile could really melt the opposite person’s heart. He seemed to have a good sense of style and was able to express his individuality through everything he wore, from his shoes to his jacket.
Lately, I’ve put on a bit of weight, and the teasing from friends has been getting more and more bothersome. I attempted to start going to the gym but gave up after a fortnight because it was too physically demanding. My sibling decided to pitch in and took on the role of my temporary dietitian.
To aid in my weight loss journey, he initially introduced me to one of his company's primary offerings, the meal replacement shakes, which I had to ingest for breakfast and dinner. These shakes supplied my body with the necessary nutrients for the day and had zero fat content. Furthermore, my sibling also highlighted the need for me to break some of my unhealthy habits such as staying up late and skipping meals, and made several daily check-ins to monitor my progress. Thanks to his assistance, I managed to shed 2 kilograms within the initial two weeks and began to glimpse a healthier lifestyle.
That concludes all that I wish to share.