Trong toán học, phép cộng nghịch đảo của một số a là số mà khi cộng với a cho kết quả 0. Số này cũng được gọi là số đối, số đảo dấu. Với số thực, nó là số đối: số đối của số dương là số âm, và số đối của số âm là số dương. Số 0 là số đối của chính nó.
Số đối của a được ký hiệu bằng dấu trừ: −a. Ví dụ, số đối của 7 là −7, vì 7 + (−7) = 0, và số đối của −0,3 là 0,3, vì −0,3 + 0,3 = 0.
Phép cộng nghịch đảo được định nghĩa như là phần tử nghịch đảo của phép cộng, cho phép tổng quát hóa đối với các đối tượng toán học không phải là số. Như với mọi phép toán nghịch đảo, việc nghịch đảo hai lần không làm thay đổi đối tượng: −(−
Các ví dụ phổ biến
Trong số học và nói chung, trong mọi vành, nghịch đảo phép cộng có thể được tính bằng cách nhân với -1; tức là, -n = -1 × n. Ví dụ về các vành bao gồm số nguyên, số hữu tỷ, số thực và số phức.
- Giá trị tuyệt đối
- Nghịch đảo phép nhân
- Đơn vị phép cộng
- Hàm tự nghịch đảo
- Đối xứng trục
Tài liệu tham khảo
- Margherita Barile, 'Nghịch đảo phép cộng' từ MathWorld.