Các phép tu từ là một bộ phận không thể thiếu trong bất kì ngôn ngữ nào. Đối với người học tiếng Anh, việc biết và hiểu cơ chế hoạt động của những phép tu từ có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt trọn vẹn những tầng nghĩa khác nhau trong giao tiếp đồng thời, áp dụng những kiến thức về phép tu từ vào những câu nói. Bài viết sẽ giới thiệu về phép tu từ trong tiếng Anh và phân tích việc ứng dụng vào thực tế để giúp người học có được sự linh hoạt, tự nhiên trong ngôn ngữ.
Khái niệm về phép diễn đạt và sự quan trọng của phép diễn đạt trong tiếng Anh
Khái niệm về các phép diễn đạt trong tiếng Anh
Các phép tu từ trong tiếng Anh được hiểu nôm na là những cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo và khác biệt so với cách truyền thống nhằm đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể. Những mục đích này có thể là truyền tải cho người nghe người đọc những nét nghĩa mới, những góc nhìn mới, thay vì nét nghĩa đen cơ bản, hoặc khơi gợi cảm quan của người nghe, người đọc.
Ví dụ, thay vì nói “I love it,” người nói có thể dùng “I don’t dislike it” để giảm sắc thái phấn khích trong lời nói. Thay vì nói “the sound of the bell,” người nói có thể dùng “the ding-dong of the bell” để tăng sức gợi tả cho câu nói.
Tầm quan trọng của các phép diễn đạt trong tiếng Anh
Các phép tu từ thường được sử dụng trong văn viết để thêm “gia vị”, làm tăng vẻ đẹp của lời văn. Qua các phép tu từ, người đọc không chỉ nhận thấy được ý văn trên mặt chữ mà còn nhìn thấy được thái độ và mục đích của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ. Mặt khác, những biện pháp tu từ khi được sử dụng một cách hợp lý có thể tạo ra hứng thú và tính giải trí cho người đọc, phần nào giúp cho việc truyền tải và ghi nhớ thông điệp diễn ra dễ dàng hơn.
Đối với văn nói thường ngày, các phép tu từ trong tiếng Anh được sử dụng với tần suất dày hơn bởi tính chất ngôn ngữ lời nói không yêu cầu tính trang trọng hay sự chính xác quá cao. Người sử dụng ngôn ngữ nói có thể sử dụng các biện pháp tu từ một cách vô thức. Ví dụ, những cách diễn đạt trong tiếng Anh thường được sử dụng như “falling in love”, “I’m dying”, “as hell”, thực chất đều là các phép tu từ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phép tu từ hầu như không được sử dụng trong các văn bản hoặc nội dung giao tiếp học thuật vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các thông tin được đưa ra.
Các phép diễn đạt trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến và áp dụng vào thực tế
So sánh
Simile (so sánh trong tiếng Việt) là phép tu từ mà trong đó một đối tượng được đối chiếu trực tiếp với một đối tượng khác.
Ví dụ:
(Anh ta khỏe như trâu)
Ứng dụng
Simile có thể tạo ra được sự liên tưởng giữa hai đối tượng tưởng chừng như không có sự liên kết nào ở nghĩa đen, từ đó có thể được sử dụng để mô tả hay giải thích những khái niệm một cách dễ hiểu, dễ nhớ. Việc người học biết cách sử dụng simile sẽ giúp dễ dàng gỡ bỏ sự gò bó trong diễn đạt. Ví dụ, trong một câu hỏi IELTS Speaking về chủ đề sách, thay vì trả lời rằng “Reading is very important to me”, thí sinh có thể nâng tầm câu trả lời của mình bằng câu “Reading is just as important as having breakfast to me”. Có thể thấy, cách trả lời thứ hai tuy không cần dùng những từ vựng hay cấu trúc quá phức tạp đã thể hiện được cho giám khảo thấy được sự linh hoạt trong khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, hiểu về simile cũng giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin, chẳng hạn như việc cảm thụ và phân tích các tác phẩm văn học.
Ví dụ: A library is like an island in the middle of a vast sea of ignorance, particularly if the library is very tall and the surrounding area has been flooded. (Horseradish, Lemony Snicket)
Ở đây, Snicket đã có thể tạo ra sư liên tưởng giữa hai đối tượng tưởng chừng như không liên quan với nhau là library và island. Qua phép so sánh này, Snicket đã giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra được hình ảnh library với vị thế là một nơi trú ẩn an toàn, vững chắc, bảo vệ những người bên trong khỏi sự thiếu hiểu biết bên ngoài – được gián tiếp so sánh với một thế lực xấu xa, có tính hủy diệt.
Phép ẩn dụ
Metaphor là một phép tu từ trong tiếng Anh tương tự như Simile; điểm khác biệt nằm ở chỗ Metaphor đối chiếu hai đối tượng một cách trực tiếp không thông qua những từ như “like” hay “as”. Công thức thường thấy của Metaphor: A là B.
Ví dụ:
Life is like a play (Cuộc sống như là một vở kịch) (Simile)
Life is a play (Cuộc sống là một vở kịch) (Metaphor)
Ứng dụng
Vì có cấu trúc tương tự, Metaphor cũng có hiệu quả tương tự như Simile nhưng với cường độ lớn hơn nhờ vào tính trực tiếp của nó. Người học cũng có thể áp dụng dễ dàng Metaphor vào các trường hợp giống như Simile.
Ví dụ:
We have met a lot of difficulties in our relationship.
=> Our relationship has been a difficult journey.Kisses are the expressions of affection.
=> Kisses are the flowers of affection.We lose many things as time passes.
=> Time is a thief.
Xét ví dụ về tác dụng của Metaphor trong văn thơ:
We are for each other: then
laugh, leaning back in my arms
for life’s not a paragraph
And death i think is no parenthesis
(Since feeling is first, E.E. Cummings)
Ở ví dụ này, tác giả bài thơ đã sử dụng metaphor ở dạng phủ định bằng cách gọi life không phải là paragraph và death không phải là parenthesis, nhằm mục đích nhấn mạnh thông điệp rằng cuộc sống và cái chết là những khái niệm lớn lao chẳng thể nào gói gọn được trong từ ngữ. Tuy nhiên, điều làm nên sự thú vị của đoạn thơ là việc tác giả lại đang sử dụng chính từ ngữ và gói gọn cuộc sống và cái chết trong một đoạn thơ.
Biểu tượng
Symbolism có thể được hiểu như ẩn dụ trong tiếng Việt. Thỉnh thoảng, Metaphor được phân tích ở mục trước cũng được xem là một bộ phận của Symbolism. Trong symbolism, những biểu tượng được gán ghép một nét nghĩa khác so với nghĩa ban đầu. Symbolism có nhiều dạng khác nhau. biểu tượng được gán ghép thêm nghĩa có thể là một vật thể nhất định hoặc cũng có thể là một sự kiện, hành động.
VD:
(Anh ta giơ cờ trắng – Anh ta đầu hàng)
Ứng dụng
Symbolism thường được sử dụng để giấu thông điệp người viết muốn truyền tải khỏi bề mặt con chữ, từ đó khuyến khích người đọc phải suy ngẫm để tìm ra được thông điệp được ẩn giấu. Cũng vì vậy, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau đối với những chi tiết ẩn dụ, điều góp phần tăng thêm tính thú vị của biện pháp tu từ này.
Trong thực tế, Symbolism thường khó có thể được sử dụng một cách nhất thời mà thường phải qua một quá suy nghĩ nhất định. Cũng chính vì vậy, Symbolism thường xuất hiện chủ yếu ở trong văn học, nghệ thuật là chủ yếu. Xét cách sử dụng Symbolism trong một thơ:
Ví dụ:
“Ah Sunflower, weary of time,
Who countest the steps of the sun;
Seeking after that sweet golden clime
Where the traveler’s journey is done;”
(Ah sunflower, William Blake)
Trong đoạn thơ trên, Blake có thể đã ẩn dụ hình ảnh Sunflower với con người, the sun với đời người, sweet golden clime với những quãng thời gian đẹp đẽ trong cuộc sống, và cuối cùng hình ảnh the traveler’s journey is done nói đến điểm kết thúc của cuộc đời, thiên đàng, cái chết. Từ đó, người đọc có thể phần nào suy ra được thông điệp mà Blake đang gửi gắm trong đoạn thờ: hình ảnh con người mệt mỏi với những muộn phiền cuộc sống và mong chờ đi đến điểm cuối cùng của hành trình cuộc đời để được nghỉ ngơi.
Hình tượng và Nhân cách hóa
Personification có thể được hiểu là phương pháp nhân hóa trong tiếng Việt: những đối tượng vô tri vô giác, hoặc động vật, được gán cho những đặc điểm, tính chất đặc trưng của con người.
Ví dụ: I like books, but books don’t like me. (Tôi thích sách, nhưng sách không thích tôi.)
Tuy nhiên, nếu những tính trưng trên được gán một cách có chiều sâu, biến những vật vô tri, vô giác, hoặc động vật trở thành những nhân vật giống như con người thì phương pháp này sẽ được gọi là Anthropomorphism.
Ví dụ: Winnie The Pooh, Donald Duck, Mickey Mouse, v.v.
Ứng dụng
Trong tiếng Anh, Personification có tần suất xuất hiện cao trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Cũng chính vì thế, đây cũng là một phép tu từ mà người học có thể dễ dàng sử dụng để tăng tính linh hoạt trong ngôn ngữ. Xét một số ví dụ về cách chuyển đổi từ câu bình thường sang câu có sử dụng Personification:
I use my computer a lot everyday.
=> My computer works very hard everyday.The cupboard makes a weird sound when you open it.
=> The cupboard groans when you open it.I wanted to call my friend but my phone ran out of battery.
=> I wanted to call my friend but my phone died.
Ngoài ra, personification hay nthropomorphism thường được sử dụng để thể hiện cũng như khơi gợi sự sáng tạo, sự phong phú về trí tưởng tưởng, cũng như tạo ra những tình tiết hài hước, gây cười, hay châm biếm. Ngoài ra, việc áp dụng hai phương pháp này còn giúp cho những tác phẩm trở nên dễ tiếp cận hơn với trẻ em. Ví dụ: nhân vật chú vịt Donald của Disney đại diện cho kiểu người có ý chí kiên định, chăm chỉ tuy nhiên không có đầu óc và thỉnh thoảng có những hành động chỉ nghĩ cho bản thân. Tuy nhiên, qua góc nhìn của trẻ em thì có thể chỉ là một chú vịt dễ thương và buồn cười.
Biểu trưng
Synecdoche là phép tu từ trong đó một đối tượng được gọi là bộ phận được dùng để chỉ toàn thể.
Ví dụ: Heels (gót) là một bộ phận của high-heeled shoes (giày cao gót)
=> She is wearing heels. (Cô ấy đang mang dành cao gót)
Synecdoche thường được dùng để nhấn mạnh một tính chất qua một bộ phận được chọn của một đối tượng cụ thể.
Ví dụ: I will lend you a hand. (Tôi sẽ giúp bạn một tay)
Từ hand được được chọn vì nó thể hiện sắc thái lao động, công việc. Đây cũng là lý do vì sao dùng a hand chứ không phải a foot.
Paradox
Oxymoron là phép tu từ trong tiếng Anh sử dụng phương tác ghép hai từ mang nghĩa đen trái ngược nhau. Oxymoron được sử dụng nhằm gây ấn tượng, nhấn mạnh một khái niệm nhất định hoặc đơn thuần là phục vụ giải trí.
Ví dụ: Quiet roar, passive-aggressive, only choice, virtual reality, same difference, v.v.
Những ví dụ trên đều là những cách kết hợp từ cố định. Người học hoàn toàn có thể học những cụm từ này theo kiểu học thuộc lòng (learn by heart) để áp dụng trong giao tiếp để khiến từ ngữ hay hơn.
Một số dạng tu từ khác
Pun: chơi từ ngữ. Ví dụ: This vacuum sucks.
Hyperbole: nói quá lời. Ví dụ: I could eat a ton.
Irony: lời mỉa mai, trớ trêu. Ví dụ: A marriage counselor has divorced his third wife.