Khi nói đến các biện pháp tu từ như phép hoán dụ (metonymy), người học thường liên tưởng đến việc sử dụng và phân tích nó trong các tác phẩm văn học hoặc những loại văn bản có tính văn thơ và trừu tượng. Người học cũng thường nghĩ học các phép tu từ như hoán dụ chỉ dành chi những người có trình độ ngôn ngữ bậc cao. Tuy nhiên phép hoán dụ được dùng khá nhiều trong các cụm tiếng Anh thông thường hàng ngày.
Bài viết dưới đây sẽ giúp người học tìm hiểu sâu về phép hoán dụ (metonymy) để hiểu từ rõ và sâu hơn. Người học sẽ hiểu được tại sao từ dish (cái đĩa) lại có thêm một nghĩa mới là món ăn hay từ hand (tay) lại hay được dùng để chỉ sự giúp đỡ.
Phép hoán dụ (metonymy) là gì?
Theo Từ điển Merriam-webster, hoán dụ là một hình thái tu từ (figure of speech), trong đó một sự vật hoặc khái niệm được gọi không phải bằng tên riêng của nó mà là tên của một thứ có nghĩa liên quan đến sự vật hoặc khái niệm đó.
Theo quan điểm truyền thống phép hoán dụ được định nghĩa là một “hình thái tu từ trong đó một từ được thay thế cho từ khác trên cơ sở một số quan hệ về vật chất, nhân quả hoặc khái niệm” (Nguyễn, 2004). Đối với Nunberg (1978), phép hoán dụ là trường hợp trong đó người nói thành công trong việc sử dụng mô tả về A để đề cập đến B. Nunberg cũng coi việc sử dụng hoán dụ như một loại sử dụng từ “địa phương” từ mà được coi là hợp lý đối với hệ thống niềm tin chỉ dành cho một bộ phận nhất định của cộng đồng.
Các loại phép hoán dụ phổ biến
Synecdoche (phép hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể và ngược lại)
Một kiểu phụ của phép hoán dụ được gọi là “synecdoche” (phép hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể và ngược lại) trong đó tổng thể được thể hiện bằng cách đặt tên cho một bộ phận của nó hoặc ngược lại. Trong khi đa số tài liệu xem “synecdoche” là một loại hình của phép hoán dụ, không ít tài liệu lại xem “synecdoche” là một bộ phận, hình thái tu từ riêng biệt không phải là một loại phép hoán dụ.
Ví dụ:
We all live under the same roof. (Tất cả chúng ta cùng sống dưới một mái nhà.)
I have three mouths to feed. (Tôi có ba miệng ăn cần nuôi.)
Trong ví dụ đầu tiên, mái nhà như một phần của ngôi nhà được dùng để chỉ toàn bộ ngôi nhà vì chúng ta sống ở nguyên một cái nhà chứ không thể chỉ sống dưới cái mái. Trong ví dụ thứ hai, miệng được dùng như một phần của một con người được dùng để chỉ một người.
Có rất nhiều cách để phân loại phép hoán dụ (Lakoff and Johnson, 1980/2003; Norrick, 1981; Radden and Kövecses, 19992; Ruiz de Mendoza Ibáñez and Mairal Uson, 2007; Sappan, 1987; Seto, 1999; Ullmann, 1951; Yamanashi, 1987). Tuy các cách chia có phần khác nhau nhưng mục đích chính là giúp chẻ nhỏ để hiểu rõ hơn về phép hoán dụ. Việc hiểu rõ này rất hữu ích trong việc phân tích mối quan hệ cách cách cấu phần trong phép hoán dụ liên hệ ra sao với nhau. Theo cách phân chia cổ điển thì có 6 loại phép hoán dụ (Nguyễn, 2004).
We use the name of container instead of the thing contained. (Dùng tên của vật chứa thay cho vật được chứa)
Ví dụ: Drink a glass (uống một cốc nước)
Chúng ta uống nước ở trong cốc chứ không uống cái cốc. Vì vậy, “drink a glass” được hiểu là uống nước được chứa trong cốc chứ không phải là cái cốc.
Names of parts of human body may be used as symbols. (Các tên của các phần của cơ thể con người có thể được sử dụng như biểu tượng)
Ví dụ: To have a good eye, kind heart, clever head (Có mắt tinh, trái tim nhân hậu và một cái đầu thông minh)
Ở đây heart (trái tim) được dùng làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách thay vì quả tim về mặt sinh học. Head (Cái đầu) được dùng làm biểu tượng cho trí tuệ, đầu óc của một người thay vì cái đầu về mặt sinh học. Vì vậy trong câu trên kind heart được hiểu là tính tình nhân hậu hơn là một trái tim tốt về mặt sinh học hay clever head được hiểu là sự thông minh.
The concrete is used instead of abstract (Sử dụng cái cụ thể thay vì cái trừu tượng)
Ví dụ: from the cradle to the grave (Từ lúc sinh ra đến lúc mất đi)
Ở đây cradle (cái nôi) dùng để ám chỉ sự ra đời vì khi còn nhỏ lúc mới sinh ra con người nằm nôi còn grave (ngôi mộ) để ám chỉ sự qua đời vì khi qua đời con người thường được chôn ở mộ. Vì vậy câu này được hiểu là từ lúc sinh ra đến lúc mất đi thay vì từ cái nôi đến nghĩa địa.
The materials are used for the things made of the materials
Ví dụ: Do you have any coppers? (Bạn có chút tiền xu nào không?)
Ở đây coppers (đồng) dùng để chỉ tiền xu làm từ đồng nên câu này được hiểu là “Bạn có chút tiền xu nào không thay vì bạn có chút đồng nào không?”
The name of the author is used for his works (Tên tác giả được sử dụng cho các tác phẩm của ông)
Ví dụ: He’s got a Picasso. (Anh ta có được một bức tranh của Picasso).
Ở đây Picasso là tên một họa sĩ nổi tiếng nên trong câu trên Picasso dùng để chỉ bức tranh của Picasso thay vì dịch là Anh ta có được họa sĩ Picasso thì câu trên được hiểu là “Anh có có được một bức tranh của Picasso”
Part is used for the whole and vice versa. (Một phần được sử dụng cho toàn bộ và ngược lại)
Ví dụ: She is wearing a fox. (Cô ấy đang mặc áo lông cáo)
Trong ví dụ ở trên, fox (con cáo) nói chung được dùng để chỉ một phần của nó là bộ lông. Người ta không thể mặc cả một con cáo trên người mà chỉ mặc được đồ làm từ lông của nó vì vậy câu trên được hiểu là “Cô ấy đang mặc áo lông cáo”
Để phân tích các ví dụ ở phần tiếp theo, cùng với cách phân loại phía trên, tác giả sử dụng thêm cách phân loại của Lakoff and Johnson (2008). Cách chia của Lakoff and Johnson (2008) khá phổ biến, dễ hiểu và bổ sung được một số phần thiếu trong cách chia các loại ẩn dụ truyền thống. Theo định nghĩa của Lakoff and Johnson (2008) thì phép hoán dụ được chia làm 6 loại phổ biến:
Producer for Product (Nhà sản xuất cho Sản phẩm)
Ví dụ: He bought a Ford. (Anh ta mua một chiếc ô tô hiệu Ford).
In the example above Ford là một nhãn hiệu xe ô tô. Anh ta không mua thương hiệu Ford mà là mua một chiếc ô tô hiệu Ford.
Object used for user (Vật được sử dụng để chỉ người sử dụng)
Ví dụ: The buses are on strike. (Những người trên xe buýt đình công.)
Ở ví dụ trên bus (xe buýt) không thể đình công mà nó ám chỉ đến người trong xe mới là người đình công. Vì vậy câu trên được hiểu là “Những người trên xe buýt đình công thay vì những xe buýt đình công.”
Controller for controlled (Người /vật điều khiển thay cho người/vật bị điều khiển)
Ví dụ: Napoleon lost at Waterloo. (Quân đội của Napoleon thua ở trận chiến Waterloo.)
Ở ví dụ trên “Napoleon” tên một vị Hoàng đế, chính khách và nhà quân sự của Pháp là người lãnh đạo quân đội Pháp trong cuộc chiến Waterloo. Vì vậy, ở đây không thể hiểu là một mình Napoleon thua trong trận chiến này mà phải hiểu là cả quân đội của Napoleon thua cuộc.
Institution for people responsible (Tổ chức thay cho những người phụ trách tổ chức đó)
Ví dụ: Exxon has raised its prices again. (Công ty Exxon lại tăng giá sản phẩm của mình.)
Ở ví dụ trên Exxon là tên của một công ty. Bản thân thực thể “công ty” không thể ra quyết định tăng giá được mà thay vào đó, phải là ban lãnh đạo của Exxon đưa ra quyết định này.
The place for the institution (Địa điểm thay cho tổ chức)
Ví dụ: The White House isn’t saying anything. (Nhà Trắng không nói thêm bất cứ điều gì)
Ở ví dụ này White House (Nhà Trắng) là Phủ Tống Thống ở Mỹ. Nhà Trắng là một địa điểm nên không thể nói gì được. Vì vậy trong câu này cần phải hiểu là “chính phủ/ tổng thống Mỹ không cho biết thêm bất cứ điều gì.
The place for the event (Địa điểm cho sự kiện)
Ví dụ: Pearl Harbor still has an effect on our foreign policy. (Sự kiện lịch sử Trân Châu Cảng vẫn còn có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của chúng ta.)
Ở ví dụ trên Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) là tên một địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử và tên của địa điểm này được dùng để ám chỉ luôn sự kiện đó nên câu được hiểu là sự kiện lịch sử Trân Châu Cảng vẫn còn có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của chúng ta.
Tầm quan trọng của phép hoán dụ
Phép hoán dụ cũng giúp viết ngắn gọn hơn, cho phép người sử dụng nhóm nhiều thứ lại với nhau dưới một thuật ngữ trong cả văn nói và văn viết. Phép hoán dụ cũng thêm màu sắc và tính biểu tượng sống động cho các từ thông thường trong văn bản hoặc thơ ca. Phép hoán dụ không chỉ đóng vai trò quan trọng các tác phẩm văn học hay trong nghiên cứu ngôn ngữ mà còn trong ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, phép hoán dụ quá phổ thông đến mức người sử dụng ngôn ngữ không thấy chúng là các hình thái tu từ.
Ví dụ như: That fancy fish dish you made was the best of the evening. (Tôi thích món cá mà bạn làm nhất trong tối nay).
Nghĩa gốc của từ “dish” là cái đĩa nhưng đĩa thì không phải vật ăn được nên “dish” trong trường hợp này được hiểu với nghĩa món ăn được đựng trong cái đĩa đó. Trong câu này nhiều người sẽ không nhận ra dish (món ăn) ở đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng mà sẽ chỉ coi dish khi mang nghĩa là món ăn là nghĩa thứ hai của từ vì đã được dùng quá thông dụng. Đối với người bản ngữ nhưng cụm như trên nói nhiều và dùng thường xuyên sẽ thành quen nhưng với người học ngoại ngữ việc nắm được ý nghĩa của một số loại phép hoán dụ cơ bản sẽ giúp người học hiểu sâu hơn về các nét nghĩa của từ cũng đoán được nghĩa của từ trong văn cảnh. Ngoài ra qua các cách phân loại phép hoán dụ ở mục trên, người học có thể thấy việc hiểu sâu các phép hoán dụ trong văn nói và viết hàng ngày không chỉ giúp người học đọc hiểu tốt hơn mà còn bổ sung cả kiến thức về văn hóa, lịch sử, chính trị của một quốc gia được thể hiện trong ngôn ngữ đó.
Các phép hoán dụ cơ bản thường dùng trong đời sống hàng ngày sẽ được phân tích rõ hơn ở mục tiếp theo.
Phân tích một số ví dụ thông dụng của phép hoán dụ trong tiếng Anh
Cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
Heart (trái tim) – sử dụng để biểu hiện tình yêu và cảm xúc
Ví dụ: My dear, you have all of my heart. (Em yêu, em có tất cả tình yêu của anh).
Câu này trái tim là khái niệm cụ thể dùng để thay thế cho khái niệm trừu tượng là tình yêu.
Ears – chú ý, lắng nghe
Ví dụ: Tell me about your first date. I’m all ears! (Nói cho tớ về buổi hẹn hò đầu tiên của cậu. Tớ đang chú ý lắng nghe đây)
Hand – chỉ sự giúp đỡ
Ví dụ: Can you give me a hand carrying this box up the stairs? (Cậu có thể giúp tớ mang cái hộp này lên tầng không)
Tongue – sử dụng để biểu hiện ngôn ngữ
Ví dụ: I couldn’t understand them because they spoke in their mother tongue. (Tớ không thể hiểu được họ vì họ nói tiếng mẹ đẻ)
Địa điểm để đại diện cho người phụ trách/ tổ chức, cơ quan phụ trách
The White House (Nhà Trắng) hoặc The Oval Office (Phòng Bầu Dục) – để chỉ Tổng Thốn Mỹ hoặc nhân viên của chính phủ Mỹ
Ví dụ: The White House will be making an announcement around noon today. (Nhà Trắng sẽ đưa ra công bố vào khoảng trưa nay)
Câu này có nghĩa là Tổng thống Mỹ/ Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra thông báo vào khoảng trưa nay. Ở đây địa điểm dùng để thay thế cho người phụ trách nó. Nhà Trắng là nơi thổng thống Mỹ ở và Phòng Bầu Dục là văn phòng làm việc của Tổng thống Mỹ.
Silicon Valley (thung lũng Sillicon) – để đề cập đến ngành công nghệ ở thung lũng Sillicon
Ví dụ: Silicon Valley is constantly pushing the boundaries in innovation. (Ngành công nghệ ở Thung lũng Sillicon đang dần mở rộng giới hạn của sự cải tiến)
Thung lũng Sillicon được dùng để chỉ ngành công nghệ vì nơi đây là khu nổi tiếng tập trung của nhiều công t công nghệ của Mỹ. Đây là phép hoán dụ lấy tên địa điểm để chỉ tổ chức.
Hollywood – để nói về ngành giải trí và điện ảnh
Ví dụ: It seems like people will do whatever Hollywood says is cool. (Có vẻ như mọi mọi người sẽ làm những gì mà những bộ phim Hollywood cho là ngầu.)
Hollowood là trung tâm giải trí và điện ảnh nổi tiếng vì vậy trong trường hợp này tên địa điểm cũng được dùng thay thế cho các tổ chức, cơ quan làm việc ở đó.
Ngoài ra còn một số cụm khác như:
Blue House (Nhà Xanh để chỉ Tổng thống Hàn Quốc)
Petagon (Lầu Năm Góc để chỉ Quốc Phòng Mỹ)
Wall Street (Phố Wall để chỉ Khu tài chính của Mỹ)
Vật chứa đựng được sử dụng để chỉ vật bị chứa đựng
Dish (dish) – chỉ món ăn được đặt trên đĩa
Ví dụ: This dish is delicious. (Món ăn này ngon.)
Câu này cái đĩa được dùng để ám chỉ món ăn ở trên đó vì vậy là phép hoán dụ dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Một phần để chỉ toàn bộ và ngược lại
New blood – để chỉ người mới
Ví dụ: The team needs some new blood if its going to win next season. (Nhóm cần người mới nếu muốn thắng màu tiếp theo.)
Máu mới dùng để thay thế cho người mới. Máu chỉ là một phần của cơ thể nhưng lại dùng để chỉ toàn bộ một người
Head – để chỉ người
Ví dụ: Let’s me do the head count (Để tớ đếm xem có bao nhiêu người)
Suits (bộ com-plê) – để chỉ doanh nhân hoặc người kinh doanh
Ví dụ: If we don’t get these reports done today, the suits will be angry. (Nếu chúng ta không hoàn thành báo cáo trong hôm nay, ông chủ sẽ tức giận)
Câu này suit không chỉ đơn thuần bộ com-plê mà còn ám chỉ doanh nhân, cụ thể là ông chủ của họ. Ở đây, bộ com-plê được dùng thay cho doanh nhân vì doanh nhân thường mặc com-plê.
Crown (vương miện) – để chỉ người trong hoàng gia, hoàng gia
Ví dụ: We will swear loyalty to the crown. (Cô ấy thề sẽ trung thành với hoàng gia)
Ở đây, vương miện được dùng thay cho hoàng gia vì Vua hoặc nữ hoàng thường đội vương miện.