Dịch vụ này sẽ thuê trọn gói một chiếc máy bay, vận chuyển người vượt biên tới các quốc gia Trung Mỹ, sau đó họ sẽ được đưa đến Mexico rồi vượt rào, nhập cảnh lậu vào Mỹ. Có hai tuyến đường chính để đưa người từ Ấn Độ và Châu Phi tới Mỹ.
Vào ngày 15/7 năm ngoái, một chiếc Airbus A340 của hãng hàng không Legend Airlines hạ cánh tại sân bay San Salvador (El Salvador) sau khi bay từ Fujairah (UAE) với một quá cảnh tại Paris, tổng thời gian bay là 18 giờ. Khi theo dõi chuyến bay này, các nhà chức trách đã phát hiện những điều bất thường.
Hãng hàng không Legend Airlines:
Legend Airlines được thành lập vào năm 2020, có trụ sở tại Romania và sở hữu 4 chiếc Airbus A340, mỗi chiếc có thể chở 300 hành khách. Chủ sở hữu của Legend Airlines là ông Timor Shah Shahab, người từng là nhân viên của hãng hàng không Kam Air (Afghanistan) và CEO của Tim Investment.Ban đầu, El Salvador từ chối mở cửa để 300 hành khách Ấn Độ rời khỏi chiếc A340, như đã tiết lộ bởi 3 thành viên phi hành đoàn cho Reuters. El Salvador nằm ở Trung Mỹ, giữa Nicaragua, Guatemala và Honduras.
Sử dụng dịch vụ máy bay thuê trọn gói để vận chuyển người nhập cư lậu đang trở thành một xu hướng mới trong việc vượt biên tới Mỹ. Ngày càng có nhiều người từ các quốc gia ngoài khu vực Mỹ Latin vượt biên tới Mỹ, và họ là đối tượng chính của các dịch vụ trọn gói như đã mô tả. Dịch vụ này sẽ thuê máy bay trọn gói, đưa người tới Trung Mỹ, sau đó dùng xe buýt để chuyển họ tới biên giới Mỹ, và cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi tại các khách sạn dọc đường, chờ đợi thời điểm phù hợp để vượt biên.
Eric Jacobstein, trợ lý thư ký của Ngoại trưởng Mỹ tại Cục Tây Bán Cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã chia sẻ với Reuters rằng một số dịch vụ này lợi dụng nhu cầu của những người muốn vượt biên tới Mỹ để kiếm lợi. Ông từ chối bình luận về tên của các công ty dịch vụ và cũng không đề cập đến hãng hàng không Legend Airlines.
Luật sư Liliana Bakayoko, đại diện pháp lý cho hãng hàng không Legend tại Paris, cho biết hiện tại Legend Airlines không bị buộc tội phạm nào. Cô cũng không được thông báo về chuyến bay vào ngày 23/7 và mô tả Legend Airlines đơn giản như một dịch vụ 'taxi bay'.
Sân bay quốc tế San Salvador của El Salvador
Chiếc Airbus A340-313 của hãng hàng không Legend Airlines
Ấn Độ chiếm tỷ lệ nhập cư lậu vào Mỹ nhiều nhất từ ngoài khu vực Mỹ Latin, với 42.000 người vào năm 2023. Trong khi đó, có 39.700 người từ 15 quốc gia ở Tây Phi nhập cảnh trái phép vào Mỹ, đa số đến từ Senegal và Mauritania.
Vào tháng 3/24, Mỹ đã bắt đầu thu hồi visa của những người được xác định là tiếp tay cho hoạt động đưa người nhập cư lậu vào Mỹ, bao gồm cả các nhà lãnh đạo của các công ty dịch vụ và các hãng hàng không thuê bao cung cấp dịch vụ máy bay trọn gói. Eric Jacobstein từ Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối tiết lộ danh sách này.
1 người vượt biên vào Mỹ sau chuyến bay đến Nicaragua, hình ảnh chụp vào tháng 3 năm ngoái.
Blas Nuñez-Neto, trợ lý của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết Nicaragua đã trở thành điểm đến mới của những người muốn nhập cư lậu vào Mỹ. Ông nói rằng quốc gia này đã chấp nhận tiền để cho phép các dịch vụ đưa người nhập cư lậu vào Mỹ. Phát ngôn viên chính phủ Nicaragua, Phó Tổng thống Rosario Murillo, từ chối bình luận về quan điểm này.
Quay lại chuyến bay A340 của Legend Airlines vào tháng 7/23. Chiếc máy bay xuất phát từ Fujairah, UAE, quá cảnh tại Paris trước khi hạ cánh tại San Salvador, dữ liệu được ghi nhận bởi Flightradar24.
2 người từ Bờ Biển Ngà vừa đáp máy bay đến Nicaragua, đang chờ nhập cảnh lậu vào Mỹ.
Chiếc máy bay bị giữ lại tại sân bay quốc tế San Salvador suốt 8 giờ. Phi hành đoàn chỉ được mở cửa máy bay để nhận các vật dụng cần thiết, không ai được phép ra hoặc vào, kể cả nhân viên vệ sinh của dịch vụ mặt đất. Thậm chí, một hành khách trên máy bay, cho biết đang bị đau bụng do sỏi thận, cũng bị giữ lại và không được phép xuống máy bay. Dữ liệu kiểm soát bay không được ghi lại và lời kể của ba thành viên phi hành đoàn xác nhận vấn đề này.
Sau 8 giờ chờ đợi, chiếc máy bay và toàn bộ phi hành đoàn phải cất cánh trở lại điểm khởi hành tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Họ cho biết toàn bộ hành khách, bao gồm cả trẻ em, đã trải qua gần hai ngày trên máy bay.
Đoạn video ghi lại nam tiếp viên hàng không vứt rác từ máy bay chở 300 hành khách xuống sân bay quốc tế San Salvador, sau khi máy bay bị giữ lại 8 giờ và chuẩn bị được trục xuất về Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất: https://reuters.com/investigates/special-report/assets/migration-usa-smuggling/plane-dump.mp4
Cơ quan Hàng không dân dụng Romania (CAA Romania), quốc gia của hãng hàng không Legend Airlines, cho biết họ đã được Mỹ thông báo về sự việc này. Tuy nhiên, CAA Romania nói rằng họ không chịu trách nhiệm về chính sách nhập cư của Mỹ. Luật sư Liliana Bakayoko của hãng bay Legend cho rằng: 'Người Ấn Độ đi du lịch khắp thế giới, điều đó hoàn toàn bình thường.'
Nhóm người vượt biên tập trung ngoài sân bay Managua, chờ được đi tiếp.
Tất cả những câu hỏi quan trọng này đã được đặt ra:
Kiểm soát không ghi nhận rằng chuyến bay của Legend Airlines vào ngày 15/7 là lần thứ ba đưa người vượt biên đến San Salvador, với chuyến bay đầu tiên xuất phát vào ngày 29/6/2023.Với chuyến bay đầu tiên, hành khách được El Salvador cho phép nhập cảnh, nhưng hải quan sân bay đã đưa họ vào diện nghi vấn, nhân viên của hãng bay kể lại.
Họ đặt ra hàng triệu câu hỏi cho chúng tôi, “Tới từ đâu?” ; “Làm việc cho công ty nào?” ; “Công ty được thành lập năm nào, và ở đâu?”
Chủ tịch của hãng bay Legend đã không trả lời các câu hỏi từ phía Reuters. Luật sư đại diện từ chối tiết lộ cơ cấu tổ chức của công ty.
Ảnh quảng cáo máy bay A340 của Legend Airlines
Sau khi bị trục xuất về UAE trong chuyến bay ngày 15/7/2023, Legend Airlines giữ im lặng và biến mất gần một năm, cho đến ngày 9/12 cùng năm, họ trở lại với một chuyến bay khác, hạ cánh tại Managua, thủ đô của Nicaragua, quốc gia lân cận El Salvador.
Dữ liệu cũng cho thấy có thêm 4 chuyến bay khác của Legend Airlines đã đăng ký điểm đến là Managua, trong vòng hai tuần sau đó. Đồng thời, Mỹ cho rằng Nicaragua đang trở thành điểm trung chuyển cho những người vượt biên mong muốn nhập cảnh vào Mỹ.
Năm 2023, có 879.000 khách ngoại quốc đáp chuyến bay tới thủ đô Managua của Nicaragua, tăng 56% so với năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, trong hơn 880.000 người nhập cảnh này, chỉ có 573.000 người xuất cảnh, số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nicaragua cho biết.
Một quan chức cao cấp từ Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết, hơn 10% số hành khách trên các chuyến bay thương mại đến Trung Mỹ đang có ý định di cư tới Mỹ.
Trong năm 2023, Bộ Tài chính Nicaragua thu được 1.9 tỷ cordobas, tương đương khoảng 52 triệu đô la Mỹ từ việc thu phí xử lý nhập cảnh và xin visa cho du khách nước ngoài, tăng gấp 5 lần so với năm 2019 trước khi dịch Covid xảy ra. Số tiền thu được này chiếm khoảng 2% tổng thu ngân sách của đất nước.
Vào tháng 5/24, Mỹ đã quyết định cấm nhập cảnh đối với 250 quan chức Nicaragua, đồng thời chấm dứt quan hệ kinh tế với các dịch vụ liên quan đến việc đưa người nhập cảnh trái phép tới Mỹ. Phó Tổng thống Murillo của Nicaragua phát biểu trên truyền hình tức giận rằng “thật đáng xấu hổ khi đất nước của ông có những kẻ phản bội, hèn nhát, đã bán rẻ danh dự cho những kẻ phục vụ đế quốc Mỹ”, ám chỉ các dịch vụ đưa người vượt biên phạm pháp.
Môi giới vượt biên tự gọi mình là “Mẹ Phi Châu”:
Vào khuya ngày 28/8/23, Ismaila Diop, 30 tuổi, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Senegal, đã đáp chuyến bay TA315 của hãng hàng không Avianca đến thủ đô Managua. Sau khi đến Nicaragua, Diop đã trả 160 đô la để làm visa du lịch, rồi đi taxi khoảng 5 tiếng tới biên giới Honduras. Tài xế taxi đã chở Diop đã xác nhận vụ việc này, và cho biết chi phí taxi của chuyến đi đó là khoảng 50 đô la.Hành trình của Ismaila Diop bắt đầu từ Dakar, thủ đô của Senegal, anh bay đến Rabat, thủ đô của Ma-rốc, sau đó nối chuyến bay đến Madrid, Tây Ban Nha, cuối cùng là chuyến bay TA315 đến Nicaragua. Diop đã rời bỏ quê hương vì anh là người song tính và từng bị tấn công đến mức phải nhập viện và phải nghỉ làm gần 1 tháng. Hồ sơ sức khỏe của Diop đã được Reuters xác nhận.
Ảnh Diop đã đăng lên MXH. Bức ảnh bên trái cho thấy anh đã vượt qua sông từ Guatemala tới Mexico, còn bức ảnh bên phải là lúc anh trên máy bay từ Ma-rốc, sắp đáp xuống Marid, TBN.
Diop kể rằng tại Senegal, quan hệ đồng giới là bất hợp pháp, người dân bị phạt tù hoặc bị đánh đến chết. Một người bạn gay của Diop sống ở Mỹ đã cung cấp cho anh số điện thoại của Lisa Sow, một môi giới dịch vụ vượt biên, sống tại Ma-rốc. Diop đã chuyển khoản 2 triệu franc CFA cho Lisa, tương đương 3.200 đô la Mỹ, để mua vé máy bay tới Nicaragua.
Ngoài Diop, Reuters cũng đã phỏng vấn 11 người khác từ các nước Tây Phi, họ đã xác nhận rằng họ đã mua vé máy bay của Avianca để tới Nicaragua, sau đó đi bộ tới biên giới Mỹ. Avianca là một hãng hàng không của Colombia, nhiều năm liền trong danh sách các hãng hàng không đưa nhiều khách du lịch đến Nicaragua.
Khi được hỏi, hãng hàng không Avianca cho biết họ không thể phân biệt xử lý khách hàng có nhu cầu di chuyển giữa các quốc gia miễn là khách hàng không bị cấm bay. Avianca chỉ có thể theo dõi các hoạt động bất thường để đưa ra biện pháp hạn chế việc lạm dụng chuyến bay để vượt biên.
Với Diop, trên hành trình di cư tới Mỹ, anh đi cùng khoảng 10 người khác, cùng quốc tịch Senegal. Khi đến Nicaragua, họ đã được “chuyển giao” cho một nhóm môi giới khác. Những người này không tiết lộ tên, chỉ được gọi là “Mama Africa”, tạm dịch là Mẹ Châu Phi.
Theo luật pháp của Honduras, nước này cho phép khách nước ngoài được phép quá cảnh trong vòng 5 ngày nếu họ đăng ký với chính quyền địa phương, Viện Di trú quốc gia của Honduras cho biết.
Khi bước chân vào Guatemala, một môi giới khác đã “tiếp quản” nhóm vượt biên của Diop, họ được đưa đến một khách sạn để ăn uống và ngủ nghỉ. Diop cho biết bữa ăn bao gồm cơm, rau và gà chiên, sau đó mỗi người đều được trao một chiếc vòng đeo tay màu vàng để đánh dấu.
Diop nói: Họ bảo rằng nếu bị cảnh sát (Guatemala) bắt, hãy chỉ ra chiếc vòng đeo tay này và họ sẽ được thả tự do.
Rolando Mazariegos, làm việc tại Viện Di trú Guatemala, nơi theo dõi dòng di cư qua đất nước này, cho biết những người vượt biên trái phép vào Guatemala sẽ bị trục xuất về Honduras. Chính phủ Guatemala đã đưa ra lệnh bắt các viên chức chính phủ bị cáo buộc hỗ trợ việc buôn người này. Ông cũng nói rằng khi Mỹ và các quốc gia liên quan cứng rắn trong việc cấm nhập cư trái phép, đã làm cho chi phí của dịch vụ vượt biên ngày càng tăng cao.
Ảnh Diop đăng tải trên hành trình đi.
Tại thị trấn Sonoyta của Mexico, gần ranh giới với bang Arizona của Mỹ, một kẻ buôn người gốc Mễ, cũng tự xưng là “Mama Africa”, đã chỉ cho Diop cách vượt qua lỗ hổng của hàng rào để tiếp tục vượt biên vào Mỹ. Diop kể lại rằng Mama Diop đã khuyên anh rằng sau khi bước chân lên đất Mỹ, hãy đợi bị cảnh sát bắt và sau đó tuyên bố mình đến đây xin tị nạn.
Hành trình vượt biên này đã tốn Diop thêm 1.400 đô la.
Một môi giới vượt biên ở Nicaragua xác nhận rằng họ đã bắt đầu buôn người châu Phi tới Mỹ từ tháng 11/22. Phí dịch vụ được tiết lộ là 7.000 đô la để mua vé máy bay tới Nicaragua, cộng thêm 3.000 đô la cho chi phí vượt rào để vào Mỹ.
Người môi giới này chia sẻ với Reuters, dưới điều kiện giữ bí mật danh tính, rằng họ liên kết với dịch vụ vượt biên tại Senegal. Chỉ trong vài tháng gần đây, nhóm này đã lập kế hoạch cho 8 chuyến vượt biên đến Mỹ, mỗi chuyến với khoảng 20 người, hầu hết đến từ Mauritania.
“Tất cả đều là khách hàng được giới thiệu”, anh ta nói. Tuy nhiên, số lượng người đến Nicaragua (để vượt biên) giảm mạnh kể từ cuối năm ngoái. Thông tin này cũng được xác nhận bởi 2 môi giới khác.
Khi đến Mỹ, Diop đã định cư tại thành phố New York và hiện đang sống trong một khu nhà tạm trên đảo Randall, dành cho người tị nạn.
Đôi khi cuộc sống không luôn hồng hào:
Ngày 21/12 năm ngoái, các nhà chức trách Pháp đã ngăn chặn một chuyến bay thuê bao của Legend Airlines, yêu cầu dừng chân ở sân bay Vatry của Paris. Chuyến bay xuất phát từ Fujairah của UAE, có đường bay tới Managua của Nicaragua và đề nghị dừng chân ở Paris, Pháp.Chuyến bay vận chuyển 303 hành khách, trong đó có 276 người đã được trả về Ấn Độ. Cảnh sát địa phương cho biết.
Những người Ấn Độ vừa vượt biên qua Mỹ đang được cảnh sát biên giới tại Jacumba Hot Springs, California, tiến hành thủ tục đăng ký xin tị nạn.
Tiphaine Watier, luật sư bào chữa cho các hành khách của chuyến bay đó, cho biết nhiều người trong số họ đã bày tỏ mong muốn cao độ để đến Nicaragua, họ đã phải tuyệt thực tại sân bay. Nhiều người đã phải bán hết tài sản như ruộng đất, nhà cửa để có tiền để vượt biên.
Các người vượt biên vào Mỹ từ Togo, được ghi nhận tại Barrett Junction, California.
Giống như lời phát ngôn trước đó, luật sư Bakayoko, đại diện của Legend, cho biết hãng hàng không không bị phạt bởi Pháp vì chuyến bay xin quá cảnh. Cơ quan Công tố Paris cho biết họ đang điều tra vụ việc và chưa có kết luận truy tố nào.
Sau sự cố tại Paris, luật sư Bakayoko cho biết Legend đã cải thiện các quy định để ngăn chặn việc vượt biên trái phép bằng các chuyến bay của mình. Legend Airlines đã từ chối nhiều lần cho thuê máy bay của họ để vận chuyển người vượt biên. Dữ liệu kiểm soát không lưu cho biết từ tháng 12 năm trước đến nay, không có chuyến bay nào của Legend phục vụ mục đích tương tự.
Trong số 303 hành khách Ấn Độ trên chuyến bay được nhắc tới, có Gurpreet Singh, 22 tuổi, con trai của một nông dân ở Naurangabad, tỉnh Punjab, Ấn Độ. Chàng thanh niên này hiện đang thất nghiệp và cho biết đã chi ra 72.000 đô la cho các chuyến vượt biên không thành.
Đến nay, Singh đã cố gắng vượt biên vào Mỹ không thành công đến 5 lần. Lần bị trục xuất ở Paris là lần thất bại thứ ba của anh.
2 mẹ con người Ấn Độ, sau khi được cảnh sát Mỹ ghi nhận, đang chờ xe trung chuyển đưa họ tới nơi tiếp nhận.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, anh nói: Tất cả bạn bè tôi đều đi con đường này và họ đã thành công đến Mỹ, có việc làm, còn tôi lần nào cũng thất bại. Tôi đã phải đi vay mượn khắp nơi để có tiền trả phí dịch vụ vượt biên, chờ khi tới Mỹ làm việc kiếm tiền trả nợ. Mặc dù chưa thành công nhưng tôi tin rằng khi đặt chân lên đất Mỹ, rất nhiều cơ hội mới sẽ mở ra.
Sultan Singh, người môi giới cho Gurpreet Singh, nhận trước 1 triệu rupi (12.000 đô la) tiền đặt cọc, số còn lại là 60.000 đô la sẽ được trả khi đến Mỹ. Chi phí 72.000 đô la để vượt biên này được Cảnh sát sân bay Delhi đề cập trong thông cáo báo chí ngày 13/3/2024, nhưng không đề cập cụ thể đến số tiền Gurpreet đã chi.
Gurpreet Singh đứng trước cổng sân bay I.G.I của New Delhi, ngày 13/3/2024.
Sultan Singh, 32 tuổi, là chủ công ty M/S Global Visa Solution, một dịch vụ du lịch có văn phòng tại Amritsar, Punjab, Ấn Độ. Theo ông Usha Rangnani, phó công an sân bay Delhi, người môi giới này đã bị truy tố về tội làm giả giấy tờ.
Tuy nhiên, Sultan khi trả lời phỏng vấn khẳng định mình vô tội và không có liên quan đến đường dây vượt biên trái phép.
Gurpreet Singh bắt đầu cố gắng vượt biên từ tháng 9/23, chuyến bay đầu tiên anh bay tới Việt Nam nhưng giữa đường quyết định quay về nước, theo lời của viên cảnh sát Usha Rangnani. Lần thứ hai, anh nhập cảnh Qatar nhưng bị trục xuất vì sử dụng visa Brazil giả. Lần thứ ba là khi bị trục xuất ở Paris, như đã nói trước đó.
Cha của chàng thanh niên 22 tuổi, ông Kartar Singh, đang có kế hoạch mở một cửa hàng bán nông cụ cho con trai ở quê nhà.
Lần thứ 4, chàng thanh niên tiếp tục bị trục xuất từ Dubai khi hải quan sân bay phát hiện con dấu trên passport của chàng từng bị trục xuất ở Paris. Lần thứ 5, Gurpreet bị dịch vụ đưa tới Kazakhstan vào tháng 3/2024, nhưng lại bị trục xuất ở sân bay Almaty vì passport của cậu đã bị xé nhiều trang, có lẽ để che giấu những lần trước bị trục xuất.
Gurpreet cũng đã bị Ấn Độ truy tố tội làm giả giấy tờ, hiện tại cậu đang được bảo lãnh ở nước ngoài, theo luật sư Abhay Kumar Mishra.
Ông Kartar Singh, cha của chàng thanh niên 22 tuổi, đã trải qua 5 lần thất bại trong việc vượt biên, và ông nói rằng sẽ để con trai ở lại quê nhà, mở một cửa hàng buôn bán nông cụ để kiếm sống.
Bà Dalbir Kaur, mẹ của Gurpreet, nói rằng đã đến lúc con trai cô nên an cư lập nghiệp ở Ấn Độ. “Tôi đã thức đêm nhiều đêm vì không biết con mình bị kẹt ở nơi nào. Nó nói rằng nếu đi Mỹ, chỉ cần 1 năm là kiếm được tiền mà người ta phải làm 6-7 năm ở Ấn, vì thế tôi đã đồng ý với mục tiêu của con. Nhưng bây giờ tôi nghĩ rằng con phải ở lại và tìm việc làm ở đây thôi.”
Nguồn: Reuters