Cách tốt nhất để ứng viên gây ấn tượng là đừng trả lời như một… ứng viên.
Lần đầu mình phỏng vấn với Tổng giám đốc của một công ty quy mô hơn 1.000 người là khi mới 24 tuổi, cho vị trí Quản lý đội giải pháp Marketing chỉ có 4 thành viên. Nghe có vẻ hi hữu, nhưng thực tế thì việc phải trao đổi với giám đốc hoặc nhân sự cấp C (C-levels như CEO, CFO, CMO) tương đối phổ biến. Nhất là khi chúng ta ứng tuyển từ các vị trí Trưởng nhóm trở lên, ở các phòng ban được đầu tư trọng điểm tại doanh nghiệp.
Từ góc nhìn của cá nhân mình và những người có trải nghiệm tương tự, bí quyết lớn nhất giúp bạn có thể vượt qua thử thách này là tư duy: “Đừng trả lời theo kiểu một ứng viên mà hãy trò chuyện như một cộng sự của họ'.
Có 4 cách để bạn thể hiện được tư duy này và biến mình thành một cái tên nổi bật hơn:
Hiểu lãnh đạo cấp cao muốn gì
Vòng phỏng vấn với các lãnh đạo cấp thường sẽ được xếp vào phòng cuối cùng. Do đã trải qua nhiều vòng thi trước đó, bạn có thể thắc mắc tổng giám đốc sẽ hỏi gì khi đã biết hết về mình rồi nhỉ. Câu trả lời là khi cân nhắc lựa chọn một ứng viên trở thành nhân lực chủ chốt, nhân sự cấp cao luôn muốn đảm bảo việc đầu tư nguồn lực vào người này sẽ không lãng phí.
Các năng lực chuyên môn và kỹ năng quan trọng đã được kiểm chứng qua các vòng trước, nên điều lớn nhất mà các C-levels muốn tìm hiểu ở vòng cuối này là mong muốn cống hiến cũng như khả năng làm việc lâu dài của ứng viên tại công ty. Do đó, họ kỳ vọng sẽ nhìn thấy ở ứng viên:
Sự phù hợp
Lên kế hoạch công việc như thể bạn đã nhận chức
Không có lời khẳng định cống hiến nào mạnh mẽ hơn những ý tưởng thực tế đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhân sự cấp cao là người chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng chiến lược phát triển nên họ sẽ rất ấn tượng với những ứng viên có thể hỗ trợ cho họ trong công việc.
Để đề xuất kế hoạch hoặc ý tưởng chất lượng, bạn cần dành nhiều thời gian để:
- Hiểu rõ về vai trò của mình thông qua bản mô tả công việc (JD) và thông tin được cung cấp. Từ đó, xác định những thách thức có thể gặp phải và nghĩ cách giải quyết.
- Trong các buổi phỏng vấn trước đó, bạn nên đặt câu hỏi về các dự án mình có thể thực hiện sau khi nhận chức. Đồng thời tìm hiểu thêm về trọng tâm phát triển của công ty trên các kênh truyền thông.
- Nghiên cứu thị trường để hiểu đủ về sản phẩm, dịch vụ của công ty, hoạt động của đối thủ và xu hướng tâm lý tiêu dùng của khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực đó.
- Cuối cùng, trong phạm vi trách nhiệm của bản thân hãy tư duy về những điều cần cải thiện ở công ty mà bản thân có thể thực hiện. Sau đó trình bày một bản kế hoạch ở cấp chiến lược khi đi phỏng vấn.