1. Tìm hiểu về tình trạng mắc tiểu mà không thể đi được ở phụ nữ
Khi bàng quang chứa đủ lượng nước thải từ 250ml - 800ml được lọc từ thận thì sẽ bắt đầu quá trình co bóp để kích thích. Lúc này, não sẽ nhận được tín hiệu từ bàng quang, tạo cảm giác buồn tiểu và thúc đẩy cơ thể đi tiểu để thải nước tiểu ra ngoài. Tình trạng mắc tiểu mà không thể đi được ở phụ nữ là khi bạn cảm thấy buồn tiểu nhưng không thể đi hoặc chỉ đi tiểu nhỏ giọt.
Dấu hiệu mắc tiểu liên tục đi kèm đau nhức, căng thẳng ở vùng bụng dưới
3. Các nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không được khiến phụ nữ lo lắng
Một số nguyên nhân khiến tình trạng mắc tiểu không rõ nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bệnh tật, sự cố hoặc trong thời kỳ mang thai.
3.1. Rối loạn về bàng quang
Khi bàng quang gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ bàng quang cũng như các dây thần kinh có nhiệm vụ kích thích bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Các bệnh lý liên quan đến bàng quang thường gây ra tình trạng tiểu không được ở phụ nữ:
- Bàng quang trải qua quá trình lão hóa do tuổi già.
- Bàng quang bị ảnh hưởng bởi các tình trạng như u, sỏi, túi thừa.
- Các vấn đề như xơ cứng cơ cổ bàng quang, xơ thành bàng quang.
- Sa bàng quang gây áp lực lên niệu đạo,...
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các bệnh lý liên quan đến bàng quang như thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền hoặc tuổi già.
Bệnh lý liên quan đến bàng quang tạo ra cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể làm được
3.2. Bệnh lý liên quan đến niệu đạo
Niệu đạo cũng là bộ phận đảm nhận việc vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ngoài các vấn đề liên quan đến bàng quang, một số bệnh lý niệu đạo cũng gây ra tình trạng mắc tiểu không đi được ở phụ nữ như: hẹp niệu đạo, tụ máu trong niệu đạo, sỏi, áp lực niệu đạo, u nang,...
3.3. Tai nạn trong sinh hoạt, làm việc
Hệ tiết niệu là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng ở vùng bụng dưới và các dây thần kinh. Do đó, bất kỳ tai nạn hoặc tác động mạnh mẽ vào vùng lưng, bụng dưới, hoặc các bộ phận sinh dục có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát tiểu tiện.
3.4. Bệnh lý ở phụ khoa
Các vấn đề liên quan đến tử cung, buồng trứng cũng có thể gây ra tình trạng mắc tiểu không đi được ở phụ nữ như:
- Viêm nhiễm âm đạo.
- U xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Sa tử cung,...
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống bài tiết
3.5. Phụ nữ đang mang thai
Tình trạng mắc tiểu không thể tiêu được ở phụ nữ thường xảy ra đều đặn và liên tục trong thời kỳ mang thai. Kích thước của thai nhi ngày càng lớn trong tử cung tạo áp lực lên vùng bàng quang, do đó thường xuyên gây cảm giác cần đi tiểu cả ngày lẫn đêm.
Đối với triệu chứng mắc tiểu nhưng không đi được do thai kỳ, thường xuất hiện từ tháng thứ 6 của thai kỳ và có thể tự giảm hoặc kéo dài đến khi sinh con tùy thuộc vào cơ địa và vị trí của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi về hormone và tâm lý cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết nước tiểu, gây ra các triệu chứng tiểu thường xuyên hoặc khó tiểu.
4. Mắc tiểu không đi được ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Triệu chứng mắc tiểu không đi được ở phụ nữ không chỉ gây ra bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và tinh thần mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Người bệnh dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách
Nếu không được khám và điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng như:
- Viêm nhiễm đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Viêm nhiễm hoặc suy giảm chức năng thận khi tiết nước tiểu không đúng cơ chế tự nhiên.
- Suy giảm chức năng của bàng quang do biến dạng khi chứa quá nhiều chất lỏng và không được thải ra ngoài hoặc co bóp thường xuyên trong tình trạng không có nước tiểu.
- Trường hợp nếu nước tiểu ứ đọng vượt quá khả năng chứa của bàng quang có thể tăng nguy cơ vỡ bàng quang gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
5. Làm gì khi không thể tiểu được ở phụ nữ?
- Khi có dấu hiệu mắc tiểu liên tục nhưng không thể đi được, người bệnh nên giữ tâm lý bình tĩnh, thư giãn để tránh kích thích thêm tín hiệu mắc tiểu đến não.
- Thăm khám tại các cơ sở y tế và chuẩn bị thông tin để cung cấp cho bác sĩ như chế độ ăn uống gần đây, các loại thuốc đang dùng, các hoạt động hoặc tác động (nếu có) có thể gây bệnh, tiền sử bệnh, các triệu chứng khác,... để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và không tự ý áp dụng các phương pháp trị bệnh không khoa học, các phương pháp tự nhiên vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn,... và điều chỉnh thời gian biểu sinh hoạt khoa học.
6. Cách phòng tránh mắc tiểu không thể đi được
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt đối với những người có tiền sử về hệ tiết niệu nên thực hiện kiểm tra sâu để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải để tránh tình trạng thừa cân.
- Hạn chế sử dụng các loại thức uống có nhiều đường.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng với gia vị vừa đủ.
- Tập luyện để củng cố sức mạnh vùng chậu và chống lại quá trình lão hóa sớm.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể.