Hồng hoàng | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Sắp nguy cấp (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Coraciiformes |
Họ (familia) | Bucerotidae
|
Chi (genus) | Buceros |
Loài (species) | B. bicornis |
Danh pháp hai phần | |
Buceros bicornis Linnaeus, 1758 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Phượng hoàng đất hay còn gọi là hồng hoàng (tên khoa học: Buceros bicornis) là loài chim lớn nhất thuộc họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Phượng hoàng đất phân bố ở các khu rừng Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Sự nổi bật về kích thước và màu sắc của chúng đã khiến chúng trở thành biểu tượng trong văn hóa và nghi lễ của nhiều bộ lạc địa phương. Loài này có thể sống đến 50 năm khi được nuôi trong điều kiện nhốt.
Loài chim này được liệt vào danh sách sắp nguy cấp trong sách đỏ của IUCN vì bị săn bắn trái phép để lấy mỏ sừng.
Miêu tả
Phượng hoàng đất là loài chim có kích thước lớn, dài từ 95 đến 120 cm, với sải cánh đạt 152 cm và cân nặng từ 2,15 đến 4 kg. Đặc điểm nổi bật của loài này là mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên chiếc mỏ lớn. Mũ mỏ, được làm bằng keratin (một loại protein dạng sợi), kéo dài từ phần trên mỏ đến xương sọ và mặc dù chưa rõ mục đích, nó được cho là kết quả của quá trình chọn lọc giới tính. Mũ mỏ này chiếm khoảng 11% trọng lượng cơ thể của chim.
Hồng hoàng mái có kích thước nhỏ hơn và sở hữu đôi mắt xanh dương thay vì đỏ. Để tạo màu vàng tươi cho lông cánh sơ cấp và mỏ, hồng hoàng trống thường rỉa lông và thoa chất nhờn màu vàng lên đó.
Hành vi của loài
Chế độ ăn
Trong môi trường tự nhiên, hồng hoàng chủ yếu ăn trái cây, cùng với một số loài động vật như thú, chim, thằn lằn, rắn và côn trùng nhỏ.
Quá trình sinh sản
Hồng hoàng mái thường làm tổ trong các lỗ rỗng trên cây lớn, và miệng tổ được bịt kín bằng lớp phân. Nó sẽ tự giam mình trong tổ cho đến khi chim non đủ lớn, phụ thuộc vào thức ăn mà chim trống mang về qua khe nứt trong lớp trát. Trong giai đoạn này, chim mái sẽ trải qua đợt thay lông hoàn toàn. Mỗi lần đẻ, hồng hoàng mái thường đẻ từ 01 đến 02 trứng và ấp trứng trong khoảng 38 - 40 ngày.
Hồng hoàng thường tạo thành cặp một vợ một chồng, nhưng cũng có thể sống thành đàn từ 2 đến 40 cá thể.
Trong nền văn hóa
Một số bộ lạc địa phương đang gây nguy hiểm cho hồng hoàng vì họ săn bắt chúng để thu thập các bộ phận khác nhau. Máu của chim non được tin là có khả năng xoa dịu các linh hồn đã khuất, và trước ngày cưới, lông của hồng hoàng thường được những người đàn ông từ một số bộ lạc ở Ấn Độ dùng để làm mũ đội đầu, trong khi đầu của chúng thường được sử dụng làm đồ trang trí.
Con hồng hoàng tên là William (xem hình dưới) là biểu tượng của Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Bombay. Norman Kinnear đã từng viết mô tả về William.
Chăn nuôi trong môi trường giam giữ
Hiện có khoảng 60 con hồng hoàng đang bị nuôi nhốt ở Hoa Kỳ, và ít hơn ở một số quốc gia khác. Dù việc chăm sóc và cung cấp thức ăn cho chúng không quá phức tạp, việc nhân giống lại rất khó khăn và ít có thành công.
Khi nuôi nhốt, hồng hoàng ăn trái cây và thịt. Một số ít con hồng hoàng đã được thuần hóa trong môi trường giam giữ, nhưng hành vi của chúng được mô tả là căng thẳng.
Hồng hoàng là biểu tượng của bang Kerala ở Ấn Độ.
Tình trạng bảo tồn
Hiện nay, việc buôn bán mỏ sừng của loài chim vẫn tiếp tục âm thầm và khó kiểm soát do giá trị của nó lên tới khoảng 6.150 USD/kg, gấp ba lần giá ngà voi. Mặc dù việc săn bắn voi và tê giác để lấy ngà và sừng đã được kiểm soát, số phận của chim hồng hoàng mỏ cát vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng vì thiếu sự bảo vệ. Mỏ sừng của chim hồng hoàng mỏ cát được các thợ thủ công Trung Quốc sử dụng để chế tác những tác phẩm giá trị cao. Nghệ nhân Nhật Bản cũng chạm khắc mỏ sừng thành những núm trang trí tinh xảo cho dây thắt lưng kimono của nam giới. Nhiều sản phẩm tinh xảo từ mỏ sừng chim đã được đưa đến Anh và trở thành thời trang của giới quý tộc vào thế kỷ XIX.
Vì mất môi trường sống và bị săn bắn ở một số khu vực, hồng hoàng hiện được đánh giá là gần nguy cấp trong sách đỏ của IUCN. Loài này được liệt kê trong Phụ lục I của CITES.
Liên kết ngoài
- Dữ liệu về loài tại BirdLife
- Video về hồng hoàng trên Internet Bird Collection
- Hồng hoàng tại Vườn thú Saint Louis Lưu trữ 2007-05-03 tại Wayback Machine