Phương pháp 5W1H là một phương pháp được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực vì vai trò quan trọng của phương pháp này trong việc tìm hiểu thông tin của một vấn đề. Và dựa trên tính chất đó, người học có thể áp dụng phương pháp 5W1H này để có thể phát triển ý tưởng của mình một cách dễ dàng trong bài thi IELTS Speaking part 2.
Bài viết này sẽ giúp người học tìm hiểu về phương pháp 5W1H là gì và cách áp dụng phương pháp tư duy hiệu quả này vào IELTS Speaking part 2, cụ thể là ở dạng bài Describe an experience để triển khai thông tin trong phần trả lời của người học.
Bài học chính
Phương pháp 5W1H là một trong những phương pháp tư duy sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để khám phá những thông tin cơ bản của vấn đề. Từ đó, vấn đề có thể được phân tích và nghiên cứu mở rộng. Trong đó, 5W1H là được viết tắt cho những từ tiếng Anh: What, When, Where, Why, Who và How.
Áp dụng phương pháp 5W1H trong IELTS Speaking part 2 sẽ giúp tối ưu hóa được khoảng thời gian suy nghĩ dàn bài cho phần trả lời của người học. Ngoài ra, người học nên dựa theo trình tự câu hỏi gợi ý của phương pháp 5W1H để tạo tính liên kết và hệ thống giữa các thông tin trong phần trả lời.
Dạng bài Describe an experience là dạng bài mô tả về một sự kiện, một trải nghiệm và thường xuất hiện trong IELTS Speaking part 2.
Những ý được triển khai trong dạng đề Describe an experience dựa theo phương pháp 5W1H sẽ trả lời lần lượt 6 câu hỏi What, When, Where, Why, Who và How để xây dựng nội dung bài nói hoàn chỉnh.
Định nghĩa chính thức
Trong đó, 5W1H là được viết tắt cho những từ để hỏi trong tiếng Anh: What, When, Where, Why, Who và How. Việc áp dụng nguyên tắc này để tìm hiểu thông tin của một vấn đề thông qua việc phải trả lời những câu hỏi của những từ trên.
What (Cái gì): Chữ cái đầu tiên của phương pháp này giúp xác định, mô tả được vấn đề hoặc tình huống muốn nói đến, từ đó tập trung nhận thức về phạm vi của chúng. Các câu hỏi minh họa cho câu hỏi What có thể bao gồm:
-What is the problem? (Vấn đề trên là gì?)
-What does the problem include? (Vấn đề bao gồm những nội dung gì?)
When (Khi nào): Chữ cái tiếp theo đề cập đến thời gian xảy ra vấn đề hoặc tình huống. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi When có thể bao gồm:
-When did the problem happen? (Vấn đề xảy ra khi nào?)
Where (Ở đâu): Khi đã xác định được thời điểm, yếu tố tiếp theo cần tìm hiểu sẽ là địa điểm xảy ra vấn đề. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi Where có thể bao gồm:
-Where did the problem happen? (Vấn đề xảy ra ở đâu?)
Who (Ai): Câu hỏi này giúp việc xác định những người có thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc gây ra hoặc góp phần vào vấn đề một cách rõ ràng. Ngoài ra, câu hỏi này cũng sẽ giúp xác định những người bị ảnh hưởng tới vấn đề trên. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi Who có thể bao gồm:
-Who was involved in the problem? (Ai có liên quan tới vấn đề ?)
-Who was affected by the problem? (Ai bị ảnh hưởng bởi vấn đề này?)
Why (Tại sao): Câu hỏi này sẽ giúp xác định được những vấn đề sâu hơn như nguyên nhân vì sao vấn đề lại xảy ra, động cơ hoặc sự biện minh cho lý do đằng sau của vấn đề. Từ đó, sẽ có được những phương hướng giải quyết tốt cho vấn đề được nêu. Câu hỏi có thể bao gồm:
-Why did the problem happen? (Tại sao vấn đề xảy ra?)
-Why did the problem happen like this? (Tại sao vấn đề diễn ra như vậy?)
How (Như thế nào): Câu hỏi này sẽ xác định vấn đề diễn ra như thế nào. Câu hỏi có thể bao gồm:
-How did the problem happen? (Vấn đề diễn ra như thế nào?)
-How has the sequence of events led to another problem? (Chuỗi sự kiện đã dẫn đến một vấn đề khác như thế nào?)
Ở trong một vài tài liệu khác, phương pháp này còn được gọi là phương pháp 5W (bỏ How) hoặc phương pháp 5W2H (thêm How much để xác định về số lượng) nhưng tính chất cốt lõi của cả ba vẫn giống nhau.
Phương pháp 5W1H trong phần 2 của IELTS Speaking
Tại sao lại nên sử dụng phương pháp 5W1H trong Phần 2 của IELTS Speaking
Phương pháp 5W1H với tính chất tìm hiểu thông tin một cách một cách tổng quát qua việc trả lời các câu hỏi What, When, Where, Why, Who và How sẽ rất thích hợp để áp dụng vào phần thân bài của bài thi IELTS Speaking Part 2
Ở bài thi Speaking part 2, người học sẽ có một phút để chuẩn bị cho bài nói dài từ một phút rưỡi hai phút. Đây là một khoảng thời gian quan trọng để thí sinh liệt kê các ý để tạo thành một bài nói hoàn chỉnh. Việc trả lời lần lượt các câu hỏi của phương pháp 5W1H sẽ giúp tối ưu hóa được khoảng thời gian suy nghĩ dàn bài cho phần trả lời của người học. Các câu hỏi của phương pháp này cũng đơn giản và quen thuộc vì vậy người học cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ.
Có nên thay đổi thứ tự các câu hỏi của phương pháp 5W1H khi áp dụng trong IELTS Speaking hay không?
Mặc dù phương pháp 5W1H không có một sự bắt buộc nào trong trình tự của các câu hỏi nhưng việc sắp xếp các câu hỏi theo trình từ What, When, Where, Who, Why và cuối cùng là How sẽ tạo tính liên kết và hệ thống giữa các thông tin. Việc bỏ một câu hỏi hoặc xáo trộn trình tự của các câu hỏi sẽ làm phần trả lời của người học thiếu sự gắn kết, dẫn đến sự khó hiểu của người nghe.
Giới thiệu dạng bài Describe an experience trong phần 2 của IELTS Speaking
-Describe an occasion when you were not allowed to use your mobile phone. (Mô tả một lần mà người học không được phép sử dụng điện thoại di động của mình)
-Describe a time when you gave advice to others. (Mô tả một lần người học cho người khác lời khuyên.)
-Describe a time when you shared something with others.(Mô tả một lần mà người học chia sẻ một vật nào đó với người khác.)
Sử dụng phương pháp 5W1H vào dạng bài Describe an experience trong Phần 2 của IELTS Speaking
Đề bài dưới đây sẽ được sử dụng xuyên suốt trong các phần ví dụ minh họa.
Describe a time when you got lost. (Mô tả một lần người học bị lạc đường.)
What
Ở câu hỏi What (cái gì), người học sẽ đưa ra thông tin về trải nghiệm muốn nói tới là gì. Phần trả lời câu hỏi này còn đóng vai trò như một lời giới thiệu về phần trình bày sắp tới của người học.
Ví dụ: Với đề bài được nêu ở trên, người học sẽ đưa thông tin về trải nghiệm mà người học đã bị lạc trong một thị trấn hoặc thành phố.
-I’m going to talk about an incident that happened to me, which I never forget. It is about the time I got lost on the way to visit my friend on the outskirts.
(Tôi sẽ kể về một sự cố đã xảy ra với tôi mà tôi không bao giờ quên. Đó là lần tôi bị lạc trên đường đi thăm một người bạn của mình ở vùng ngoại ô.)
When
Sau khi đã giới thiệu bằng việc đưa thông tin về trải nghiệm, người học sẽ trả lời câu hỏi when (khi nào) để triển khai thông tin ở phần nội dung chi tiết. Ở phần trả lời câu hỏi này, người học sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về thời gian của trải nghiệm đó.
Ví dụ: Người học đưa ra thời gian về lần đi lạc đường của bản thân.
-Before the fourth wave of covid pandemic a few weeks, I was bored rigid because the semester was over, and I didn’t have anything to do. Traveling to another place would be great but honestly, my budget was tight. That was why I decided to go to Binh’s house by motorbike.
(Trước đợt đại dịch Covid lần thứ tư vài tuần, tôi cảm thấy vô cùng buồn chán vì học kỳ đã kết thúc và tôi không có việc gì để làm cả. Đi du lịch đến một nơi khác sẽ rất tuyệt nhưng thành thật mà nói, ngân sách của tôi khá eo hẹp. Đó là lý do tôi quyết định đến nhà bạn tôi- Bình bằng xe máy.)
Where
Khi đã xác định được thời gian, người học sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi Where (ở đâu) để thêm thông tin về địa điểm mà trải nghiệm đó xảy ra. Việc đưa chi tiết cho cả phần thời gian và địa điểm sẽ khiến phần trả lời của người học cụ thể và liên kết với nhau.
Ví dụ: Người học tiếp tục đưa ra thông tin về địa điểm nơi mình bị lạc.
My friend’s house is located in Tan Phuc district, which is about 10km away. Although it was not really far, it helped me get out of the house and go elsewhere for a change of scenery.
(Nhà bạn tôi ở quận Tân Phú, cách nhà tôi khoảng 10km. Mặc dù nó không thực sự xa, nhưng nó khiến tôi ra khỏi nhà và đi ra ngoài để thay đổi khung cảnh.)
Who
Ở phần câu hỏi Who (ai), người học có thể giới thiệu về người cùng trải nghiệm sự kiện đó với mình. Trong trường hợp, người học trải nghiệm sự kiện đó một mình thì ở phần câu hỏi này người học có thể kể về người có liên quan đến trải nghiệm đấy. Tuy nhiên, đối với trường hợp có thể diễn đạt cả hai ý, người học cần nên cân nhắc chọn một trong hai. Vì nếu tập trung trả lời cho cả hai thì người học sẽ không kịp thời gian để nói về nội dung chính của phần trả lời, chính là trải nghiệm của người học.
Ví dụ: Dưới đây sẽ là minh họa cho phần câu hỏi who, phần (a) sẽ giới thiệu người cùng trải nghiệm việc đi lạc và phần (b) sẽ là giới thiệu người liên quan đến trải nghiệm đi lạc (người bạn).
(a) Riding a motorbike was kind of new to me at that time so I wasn’t really confident to go on my own. That was why I asked one of our mutual friends, Minh, to join me.
(Lúc đó, tôi mới bắt đầu đi xe máy nên tôi không thực sự tự tin để đi một mình. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị một trong những người bạn chung của chúng tôi - Minh, đi cùng tôi.)
(b) Binh is one of my closest friends since we were in high school. I feel that I can always count on him and share with him my innermost thoughts. Although time has passed, our friendship is still going strong.
(Bình là một trong những người bạn thân nhất của tôi từ khi chúng tôi còn học cấp ba. Tôi cảm thấy rằng tôi luôn có thể tin tưởng vào anh ấy và chia sẻ với anh ấy những suy nghĩ thầm kín nhất của mình. Dù thời gian trôi qua nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn rất bền chặt.)
Why
Với câu hỏi why (tại sao), người học sẽ đưa ra thông tin tại sao trải nghiệm đó lại xảy ra với người học đối với các trải nghiệm mang tích tiêu cực. Còn đối với các trải nghiệm mang tích tích cực, ở phần câu hỏi này người học có thể nêu lý do mà người học chọn trở thành một phần của trải nghiệm đó.
Ví dụ: Vì việc đi lạc này mang theo hướng tiêu cực nên người học chọn cách đưa ra lý do tại sao dẫn đến việc mình bị lạc
-The tragedy started because I was so full of myself, and I didn’t search for the location as if I had known the area like the back of my hand. I just kept going until I found myself in the middle of nowhere.
(Bi kịch xảy ra bởi vì tôi quá tự mãn và tôi đã không tìm kiếm xem bản đồ trước mà làm như thể tôi đã biết khu vực này trong lòng bàn tay. Tôi chỉ tiếp tục đi cho đến khi tôi thấy mình ở một nơi đồng không mông quạnh.)
How
Qua việc trả lời câu hỏi cuối How (như thế nào) người học sẽ đưa thông tin về trải nghiệm đó diễn ra như thế nào. Những thông tin ở phần này phải có sự liên kết với phần thông tin cho câu hỏi Why (tại sao). Đồng thời, người học có thể trình bày thêm trải nghiệm kết thúc như thế nào.
Ví dụ: Người học trình bày về việc đi lạc của mình diễn ra như thế nào và kết thúc của trải nghiệm đó.
-The roads there were extremely bumpy, and there were no houses in close proximity. Frankly, I had not panicked yet because I believed I could use the map on my phone or maybe called my friend. But guess what, my phone went dead. I started to freak out and thought about some horrifying scenarios, like abduction or murder. When I was on verge of bursting into tears, a policeman came by. I literally felt that I could walk on air at that moment. I told him that I was lost so he suggested following him to get out of this area and showed me the way to reach my friend’s.
(Những con đường ở đó vô cùng gập ghềnh, và không có ngôi nhà nào ở gần đấy. Thành thật mà nói, tôi vẫn chưa cảm thấyhoảng sợ vì tôi tin rằng tôi có thể sử dụng bản đồ trên điện thoại của mình hoặc có thể gọi cho bạn bè của mình. Nhưng đoán xem,điện thoại của tôi đã tắt ngủm. Tôi bắt đầu lo lắng và nghĩ về một số tình huống kinh hoàng như bắt cóc hoặc giết người chẳng hạn. Khi tôi sắp bật khóc thì tôi thấy một người cảnh sát đi qua. Tôi thực sự cảm thấy vui mừng. Tôi nói với anh ấy rằng tôi đã bị lạc nên anh ấy đề nghị đi theo anh ấy để ra khỏi khu vực này và chỉ cho tôi đường đến nhà bạn của tôi.)
Sau khi đã trả lời hết 6 câu hỏi của phương pháp 5W1H, người học có thể kết thúc phần trình bày của mình bằng việc nêu suy nghĩ bản thân về trải nghiệm đấy.
Dưới đây sẽ là bài mẫu hoàn chỉnh về việc áp dụng phương pháp 5W1H với đề bài ‘’Describe a time when you got lost’’.
Tôi sẽ kể về một sự cố đã xảy ra với tôi, mà tôi không bao giờ quên. Đó là về lúc tôi lạc đường khi đang đi thăm bạn tôi ở ngoại ô.
Trước làn sóng dịch covid thứ tư cách đây vài tuần, tôi cảm thấy chán chường vì kỳ học đã kết thúc và tôi không có gì để làm. Việc đi đến một nơi khác sẽ thú vị nhưng thực ra, ngân sách của tôi khá eo hẹp. Đó là lý do tại sao tôi quyết định đi đến nhà bạn bằng xe máy. Nhà bạn tôi nằm ở quận Tân Phú, cách đây khoảng 10km. Mặc dù không thực sự xa, nhưng nó đã giúp tôi ra khỏi nhà và đi đến một nơi khác để thay đổi không khí. Bình là một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi từ khi chúng tôi còn học trung học. Tôi cảm thấy rằng tôi luôn có thể trông cậy vào anh và chia sẻ với anh những suy nghĩ sâu kín nhất của mình. Mặc dù thời gian đã trôi qua, tình bạn của chúng tôi vẫn còn mãi. Bi kịch bắt đầu vì tôi quá tự tin, và tôi không tìm kiếm vị trí như thể tôi biết khu vực đó như lòng bàn tay của mình. Tôi chỉ tiếp tục đi cho đến khi phát hiện ra mình đang ở giữa đâu đó xa lạ. Các con đường ở đó vô cùng gập ghềnh, và không có nhà cửa gần gũi. Thành thật mà nói, tôi chưa hoảng sợ vì tôi tin rằng tôi có thể sử dụng bản đồ trên điện thoại hoặc có thể gọi điện cho bạn. Nhưng đoán xem, điện thoại của tôi đã hết pin. Tôi bắt đầu hoảng loạn và nghĩ về một số kịch bản đáng sợ, như bị bắt cóc hoặc giết chết. Khi tôi trên bờ vực của việc rơi vào nước mắt, một cảnh sát đi ngang qua. Thực sự, tôi cảm thấy như có thể bay lên không gian vào thời điểm đó. Tôi nói với anh ấy rằng tôi bị lạc đường nên anh ấy gợi ý tôi theo anh ấy để rời khỏi khu vực này và chỉ cho tôi cách để đến nhà bạn.
Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, và nó đã dạy cho tôi rằng tôi nên luôn chuẩn bị tốt mọi lúc.