Qua phần đầu tiên của series, tác giả đã giới thiệu đến độc giả những kiến thức nền tảng liên quan đến các dạng rút gọn (informal contractions) bao gồm khái niệm, “mục đích sử dụng” và “những lưu ý khi sử dụng”. Ngoài ra, tác giả cũng đã cung cấp thêm 9 dạng rút gọn đầu tiên trong tổng cộng 17 dạng rút gọn được giới thiệu trong toàn bộ series. Ở phần tiếp theo này, tác giả sẽ tiếp tục cung cấp thêm 8 informal contractions còn lại. Ở mỗi dạng rút gọn, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc cách phát âm, cách sử dụng và các điểm ngữ pháp liên quan của dạng rút gọn đó cũng như cung cấp thêm 2 ví dụ minh họa dễ hiểu. Trong đó 1 ví dụ để giúp độc giả hiểu thêm về cách sử dụng và ví dụ còn lại để cho phần luyện tập phát âm. Tất cả với mục đích giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về những dạng rút gọn này và từ đó, có thể áp dụng trực tiếp chúng vào giao tiếp tiếng Anh thông thường.
Key takeaways (những điểm mấu chốt trong bài)
Cuz: dùng như một từ nối và là dạng rút gọn của “because”
Shoulda: dùng dễ diễn tả một việc nên làm nhưng đã không làm trong quá khứ. Là dạng rút gọn của “Should have”
Coulda: dùng để chỉ các khả năng trong quá khứ và là dạng rút gọn của “could have”
Woulda: được sử dụng trong câu điều kiện loại 3 hoặc dùng để diễn tả một việc muốn làm nhưng đã không làm trong quá khứ. Nó là dạng rút gọn của “would have”
Musta: là dạng rút gọn của “must have” và được dùng để diễn tả một việc chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ.
Outta: thường được sử dụng như là một giới từ trong câu và là dạng rút gọn của “out of”
Sorta: là dạng rút gọn của “sort of” và thường được dùng như một trạng từ trongcâu
Lotsa: là dạng rút gọn của “lots of và được dùng như một hạn định từ trong câu
Các informal contractions phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh
Because (vì)
“Because” thường được sử dụng như một từ nối trong câu và nó có dạng rút gọn là “cuz”.
“Cuz” có cách phát âm là /’kəz/
Dưới đây là hai ví dụ cho việc luyện tập phát âm cũng như hiểu rõ hơn về cách sử dụng:
We missed the train cuz we were late. (because we were late)
I’m not gonna eat anything cuz I’m not hungry (because I’m not hungry)
Shoulda (should have)
“Should have” được dùng dễ diễn tả một việc nên làm nhưng đã không làm trong quá khứ.
“Shoulda” chính là dạng rút gọn của nó và có cách phát âm là /ʃʊd.ə/
Các ví dụ:
I shoulda brought more money. (should have brought)
You shoulda studied harder for your exam (should have studied)
Coulda (could have)
“Could have” sẽ phức tạp hơn đôi chút so với “Should have”. Nó có 2 cách sử dụng:
Dùng để diễn tả một việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng đã không xảy ra
Dùng để diễn tả một sự việc mà có khả năng được thực hiện trong quá khứ nhưng người sử dụng đã không làm
Dạng rút gọn của “could have” là “’coulda” và có cách phát âm là /'kʊd.ə/
Các ví dụ:
He coulda bought Jane a birthday present. (could have bought)
They coulda call us before coming. (could have call)
Woulda (would have)
“Would have” cũng có 2 cách sử dụng:
Dùng để diễn tả một việc muốn làm nhưng đã không làm trong quá khứ
Được sử dụng trong câu điều kiện loại 3
“Would have” có thể được rút gọn thành “woulda” và được phát âm là /'wʊd.ə/
Các ví dụ:
I woulda gone to the party, but I was really busy. (would have gone)
If I had known it was going to rain, I woulda brought my umbrella. (would have brought)
Musta (must have)
“Musta” chính là dạng rút gọn của “Must have”. Nó được dùng để diễn tả một việc chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ.
“Musta” có cách phát âm là /məs.tə/
Các ví dụ:
I musta left the keys in the car (must have left)
He musta gone home early (must have gone)
Outta (out of)
“Outta” là dạng rút gọn của “out of” và được sử dụng như là một giới từ trong câu.
“Outta” có cách phát âm là /ˈaʊtə/
Các ví dụ:
We’re going outta town tomorrow (out of town)
It looks like we’re outta sugar (out of sugar)
Sorta (sort of)
“Sorta” là dạng rút gọn của “sort of” và nó thường được dùng như một trạng từ trongcâu. Nó mang nghĩa “có vẻ” và khi dùng dưới dạng rút gọn, “sorta” là từ đồng nghĩa với “kind of”.
Tuy nhiên, sự khác biệt của chúng nằm ở thể đầy đủ. Dù “sort of” và “kind of” mang cùng một nghĩa, nhưng “kind of” có thể được dùng linh hoạt hơn. Nó có thể được dùng ở cả văn nói và văn viết, trong tình huống trang trọng (formal) hoặc không trang trọng (informal). Trong khi đó, người anh em của nó chỉ có thể được dùng trong văn nói và một vài tình huống văn viết không trang trọng. Ngoài ra, “sort of” cũng được dùng nhiều trong tiếng anh (British English) hơn là tiếng Mỹ (American English).
Các ví dụ:
This tomato smells sorta rotten. (sort of rotten)
I sorta like him, but I don’t know why. (sort of like)
Lotsa (lots of)
“Lotsa” là dạng rút gọn của “lots of”. Nó được dùng như một hạn định từ (đứng trước danh từ để chỉ số lượng, cường độ hoặc tần suất của danh từ) và mang nghĩa “nhiều, số lượng lớn”.
“Lotsa” được phát âm là /ˈlɑːtsə/
Các ví dụ:
Chúng tôi đã có rất nhiều niềm vui tại công viên giải trí. (nhiều niềm vui)
Cô ấy có rất nhiều bạn ở trường. (nhiều bạn)