1. Nuôi con bằng sữa mẹ - những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé
Nhiều mẹ chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông hoặc tủ lạnh để cung cấp sữa đều đặn cho con với những lợi ích tuyệt vời mà sữa mẹ mang lại:
- Đối với trẻ
+ Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và vô cùng quý giá cho những năm tháng đầu đời của bé. Trong sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, đạm, mỡ, đường, năng lượng,... hỗ trợ sự phát triển và hấp thụ của bé. Việc cho bé bú sữa mẹ đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả.
+ Lượng đạm trong sữa mẹ ít hơn so với sữa động vật, phù hợp với chức năng thận của bé trong những năm đầu đời. Đồng thời, đạm trong sữa mẹ dạng lỏng hòa tan giúp bé dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa. Whey Protein trong sữa mẹ còn có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
+ Chất béo trong sữa mẹ chứa nhiều axit béo không no giúp cải thiện não bộ và thị lực của bé, duy trì sức khỏe của hệ thống tuần hoàn máu.
+ Carbohydrate trong sữa mẹ cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có ích, giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu cung cấp dinh dưỡng quý giá và tăng cường hệ miễn dịch cho bé
+ Rất giàu vitamin, khoáng chất và vi chất vi lượng giúp bé chống lại quá trình oxi hóa và thiếu hụt dinh dưỡng.
+ Chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp bé chống lại bệnh nhiễm khuẩn và củng cố hệ miễn dịch.
- Với mẹ
+ Giảm nguy cơ chảy máu sau sinh.
+ Kích thích sự co bóp tử cung.
+ Thúc đẩy quá trình rụng trứng diễn ra mạnh mẽ.
+ Khuyến khích sản xuất sữa mẹ và giảm bớt cảm giác căng trướng ở vùng ngực.
+ Giảm nguy cơ mắc phải ung thư vú và buồng trứng.
+ Tăng cường gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.
+ Tăng cường quá trình tránh thai tự nhiên với hiệu quả cao.
+ Hỗ trợ đốt cháy calo và năng lượng dư thừa trong cơ thể.
+ Bảo vệ sức khỏe của em bé đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho mẹ vì không cần mua sữa công thức.
2. Phương pháp lưu trữ sữa mẹ đúng cách để đảm bảo chất lượng và an toàn
2.1. Các dụng cụ cần thiết để bảo quản sữa mẹ
Để bảo quản sữa mẹ tốt, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
Túi zip là một phương tiện phổ biến mà nhiều mẹ tin dùng để bảo quản sữa mẹ
- Bình lưu trữ sữa
Mẹ có thể sử dụng bình thủy tinh hoặc bình nhựa an toàn để lưu trữ sữa mẹ. Trước khi đổ sữa vào bình, mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng bình sạch sẽ, khô ráo. Khi đổ sữa vào bình, nhớ để lại một khoảng trống để tránh tràn sữa.
- Túi đựng sữa mẹ
Mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa không chứa BPA để đảm bảo an toàn. Khi đổ sữa vào túi, cần để lại một ít không gian trống để khi đông lại sữa có thể giãn nở dễ dàng.
2.2. Thời gian lưu trữ sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều protein và đường giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu không lưu trữ đúng cách, các chất này có thể biến chất nhanh chóng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Thời gian bảo quản sữa mẹ được khuyến nghị như sau:
- Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể được lưu trữ trong khoảng 6 - 8 giờ ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C.
- Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 - 13 độ C có thể giữ được từ 3 - 5 ngày.
- Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông ở nhiệt độ dưới 18 độ C có thể lưu trữ tối đa 6 tháng.
2.3. Cách sử dụng sữa mẹ đã qua bảo quản
Ngoài việc biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ cần cũng cần hiểu cách rã đông sữa một cách đúng đắn để bảo vệ nguồn dinh dưỡng của sữa. Để làm được điều này, mẹ cần thực hiện những bước sau:
Nhiều mẹ chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đông để lấy sữa cho con dùng
- Tránh rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì nó làm tăng vi khuẩn trong sữa.
- Không được dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì nó làm mất chất của sữa.
- Không dùng sữa thừa để cho bé bú tiếp hay dự trữ lại cho các cữ sau.
Không nên pha sữa mới vắt cùng với sữa đã được rã đông.
Quá trình rã đông sữa mẹ cần thực hiện đúng như sau:
Đặt bình sữa đã đậy kín vào một cốc nước ấm hoặc hâm trong máy hâm sữa ở nhiệt độ 60 độ C.
Sau khi sữa đã ấm, hãy lắc đều bình sữa và cho bé bú trong vòng 1 - 2 giờ.
Những điều cần lưu ý khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ:
Nhiều người mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, dẫn đến một số lỗi khiến sữa trữ không an toàn và dễ bị hỏng. Vì vậy, khi trữ đông sữa, mẹ cần chú ý:
- Khi hút ít sữa mỗi lần nhưng muốn dồn vào cùng một dụng cụ trữ sữa, hãy để sữa mới vào tủ mát cho đến khi nhiệt độ bằng với sữa cũ trước khi kết hợp. Mẹ không nên pha sữa mới vắt vào chung với sữa cũ đã trữ đông.
- Trong quá trình trữ đông, chất béo trong sữa mẹ sẽ tách ra và nổi lên. Việc này không phải làm sữa hỏng. Sau khi hâm sữa ra ngoài để cho bé, mẹ nên lắc nhẹ để chất béo phân bố đều trong sữa.
- Tránh mở tủ lạnh thường xuyên và không nên trữ sữa ở cánh tủ vì sẽ làm thay đổi nhiệt độ trong tủ, ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của bé khi dùng sữa trữ đông.
- Trước khi cho bé dùng sữa trữ đông, mẹ cần kiểm tra mùi vị và hâm nóng sữa đúng cách.
Để tránh sữa mẹ trữ đông bị tanh hôi, mẹ cần đảm bảo vệ sinh dụng cụ hút sữa sạch sẽ, tiệt trùng kỹ và tuân thủ quy trình trữ đông sữa mẹ đúng cách.
Từng giọt sữa được trữ đông chứa đựng tình yêu to lớn mà mẹ muốn dành cho con. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về cách bảo quản sữa mẹ để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên an toàn và ý nghĩa hơn.