1. Mắt cá chân là bệnh gì?
Mắt cá chân là những tổn thương hình thành do dày sừng da và xuất hiện ở dưới lòng bàn chân hoặc những vị trí khác như kẽ ngón chân, gót chân, cạnh bàn chân,... Chúng thường mọc ở những nơi ma sát nhiều với giày dép với đặc điểm là vùng trung tâm hình tròn có chứa chất sừng, da xung quanh màu vàng trong. Khi tác động vào mắt cá có thể sẽ gây cảm giác đau nhói và khó chịu.
Loại bệnh này tuy không nguy hiểm, không lây lan nhưng lại có nguy cơ bị nhiễm trùng và gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng vận động, đi lại của bệnh nhân. Chúng ta cũng cần phân biệt rõ bệnh mắt cá chân với mụn cóc. Mụn cóc sẽ có những biểu hiện như sau:
- Những đặc điểm của mụn cóc
Bệnh mắt cá chân thường phát triển nhiều ở lòng bàn chân
2. Cách chữa trị mắt cá dưới lòng bàn chân
2.1. Can thiệp y tế để chữa trị mắt cá dưới lòng bàn chân
Dưới đây là các biện pháp điều trị mắt cá dưới lòng bàn chân bạn có thể tham khảo:
- Chấm Nitơ lỏng: sử dụng khí Nitơ được lỏng chất lượng cao để chấm vào mụn, phản ứng thường là sưng và đau trong vài ngày. Chỉ nên chấm Nitơ lỏng 1 - 2 tuần một lần; Người bệnh có thể áp dụng axit salicylic 40% để làm mềm mụn; Phẫu thuật: dùng gây tê để lấy nhân mụn và lớp sừng bên trong, sau đó khâu vết thương; Đốt điện bằng laser: đốt mụn bằng điện cao tần, tạo vết loét trên da, thời gian lành vết thương kéo dài khoảng 2 tháng.
Điều trị mắt cá chân bằng phương pháp đốt điện
2.2. Một số phương pháp trị mắt cá dưới lòng bàn chân theo kinh nghiệm dân gian
Dưới đây là những phương pháp trị mắt cá dưới lòng bàn chân tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Nước muối:
Nước muối có tác dụng khá tốt trong việc sát khuẩn. Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 2 muỗng cà phê muối hòa cùng nước ấm; Ngâm chân vào trong hỗn hợp nước này trong khoảng 20 phút, mực nước nên để ngập đến mắt cá chân; Trong 10 phút đầu, da sẽ cảm thấy cứng hơn và có thể xuất hiện cồi mắt cá dần nhô ra, gây đau nhức; Sau 10 phút, da sẽ trở nên mềm mại hơn và nốt mụn dần nhỏ lại, làm giảm cảm giác khó chịu.
Có thể áp dụng biện pháp này kiên trì trong 1 tuần để giảm bớt sự khó chịu do mắt cá dưới lòng bàn chân gây ra.
Sử dụng cây xấu hổ:
Rửa sạch lá và thân cây xấu hổ, sau đó cắt nguyên liệu thành những đoạn ngắn. Rang vàng nguyên liệu rồi nấu lên với nước sôi. Khi nước nguội bớt, bạn có thể ngâm chân với nước này trong 30 phút. Thường xuyên áp dụng cách này sẽ giúp mắt cá teo dần một cách nhanh chóng.
Dùng lô hội giúp trị mắt cá chân:
Nhựa cây nha đam chứa axit malic có tác dụng làm mòn hiệu quả phần da dày sừng ở mắt cá chân. Bạn có thể bẻ một nhánh nha đam, nặn một vài giọt nhựa trong suốt từ nhánh cây này và bôi lên vùng mắt cá chân. Thực hiện điều này mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân bằng nha đam
Dùng đu đủ để trị mắt cá:
Vỏ của quả đu đủ chứa một chất enzyme phá hủy tế bào chết trên da. Lấy dao và rạch những vết cắt trên vỏ của quả đu đủ xanh, sau đó hứng phần nhựa chảy ra. Pha phần nhựa này với nước và bôi lên mắt cá ở lòng bàn chân ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Dùng tinh dầu thầu dầu:
Tinh dầu thầu dầu giúp điều trị mắt cá dưới lòng bàn chân. Lấy một ít tinh dầu thầu dầu, cho chúng vào chén nhỏ rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da có mắt cá chân.
Mỗi ngày nên kiên trì bôi tinh dầu thầu dầu khoảng 2 lần để làm khô và loại bỏ mắt cá chân. Khi sử dụng loại tinh dầu này, vùng da xung quanh nốt mụn cũng trở nên mịn màng hơn.
Điều trị mắt cá dưới lòng bàn chân bằng bột trà xanh:
Trà xanh có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người, trong đó giúp điều trị những bệnh về da liễu, bao gồm mắt cá dưới lòng bàn chân. Xoa bột trà xanh lên mắt cá chân hoặc ngâm chân với nước chè âm hàng ngày để sát khuẩn hiệu quả.
Tổng hợp một số cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân bạn có thể tham khảo áp dụng. Mắt cá là tình trạng bệnh gây phiền phức, điều trị sớm giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng hay biến chứng nghiêm trọng.
Nhận thấy sự xuất hiện của mắt cá dưới chân hay tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Biện pháp dân gian cần được thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo điều trị hiệu quả.