Việc lên ý tưởng cho bài viết IELTS Writing task 2 luôn là một trong những khó khăn lớn nhất người học mắc phải. Trong khoảng thời gian vỏn vẹn chỉ có 40 phút, thí sinh sẽ thường có lối suy nghĩ “vừa làm vừa nghĩ” và bỏ qua bước lên ý tưởng, nghĩ rằng làm vậy sẽ tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên đây là một lối suy nghĩ mà người học không nên áp dụng lúc thi. Thay vào đó, trước khi viết, thí sinh nên dành ra tối đa 5 phút để phân tích đề bài, lên ý tưởng cũng như lên dàn ý cho bài viết trước khi thực sự bắt tay vào việc viết bài. Trong đó, bước lên ý tưởng là bước quan trọng nhất. Việc luyện tập lên ý tưởng trước khi làm bài sẽ tốn khá nhiều công sức của người học. Tuy nhiên, nếu như luyện tập được thuần thục kĩ năng này, người học sẽ thu về lại được khá nhiều lợi ích và tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong công đoạn viết bài. Trong bài viết này, tác giả sẽ nêu lên lợi ích, tầm quan trọng của việc brainstorming idea for IELTS Writing Task 2 và đưa ra phương pháp theo tác giả là hiệu quả nhất mà người học có thể áp dụng khi lên ý tưởng cho bài viết của mình.
Key takeaways:
Trong IELTS Writing, brainstorming là quá trình người học suy nghĩ về những gì mình sẽ cho vào bài viết của mình.
Việc Brainstorming trước khi viết bài sẽ giúp cho bài viết không bị lạc đề và thiếu logic
Trong quá trình luyện tập Brainstorm ý tưởng, người học cần lưu ý những điểm sau: Luyện tập bằng cách chỉ lên ý tưởng mà không cần viết bài, bổ sung kiến thức nền cho bản thân và luyện tập chỉ brainstorm trong một khoảng thời gian cố định.
Phương pháp Perspective Change là một trong những phương pháp hiệu quả giúp người học có thể lên ý tưởng một cách có hệ thống, đa dạng mà không trùng lặp.
Cải thiện là gì?
Sự quan trọng của việc Tạo ý tưởng qua Brainstorming cho IELTS Writing Task 2 trước khi viết
Việc nghĩ và sắp xếp ý trước khi viết sẽ giúp cho thí sinh có thể lọc và đưa vào bài của mình những ý tưởng phù hợp với yêu cầu của đề bài. Việc bỏ qua bước này và vào thẳng bước viết bài sẽ có thể dẫn đến tình trạng người học đưa vào bài những ý tưởng không liên quan đến bài hoặc đưa vào bài quá ít hoặc quá nhiều ý. Tất cả những tình trạng này đều ảnh hưởng xấu đến thang điểm tiêu chí Task Response của phần Writing task 2 của thí sinh.
Bên cạnh đó, việc brainstorm ý tưởng cũng sẽ giúp cho người học có thể sắp xếp các ý tưởng sao cho phù hợp logic và hợp tiến trình bài viết. Một bài viết task 2 dù có ý tưởng hay và độc đáo đến mấy, nếu không đảm bảo tính logic thì khả năng truyền tải của bài viết đó cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và điểm số phần Coherence and Cohesion của thí sinh cũng sẽ không thể cao được.
Lưu ý khi luyện tập tạo ý tưởng qua Brainstorming cho IELTS Writing Task 2
Luyện tập tạo ý tưởng qua Brainstorming cho IELTS Writing Task 2 mà không hoàn thiện bài
Việc brainstorm ý tưởng, cũng như việc luyện viết bài hoàn chỉnh, yêu cầu người học phải luyện tập thường xuyên thì mới có thể thuần thục được. Để có thể luyện tập brainstorming một cách thường xuyên, đối với mỗi đề bài, người học cần brainstorm và ghi lại 3 đến 4 ý. Tuy nhiên, người học không cần phải viết toàn bộ bài theo những ý đã brainstorm mà có thể chuyển sang đề tiếp theo và lặp lại công đoạn như trên.
Trong trường hợp vào thời điểm ban đầu việc viết ra các ý tưởng bằng tiếng Anh quá khó, người học hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Việt để lên ý tưởng. Tuy nhiên sau khi đã thuần thục lên ý tưởng bằng tiếng Việt, tác giả khuyến khích người học nên sử dụng tiếng Anh để brainstorm ý tưởng.
Việc luyện brainstorm mà không cần viết bài sẽ giúp cho người học không bị “nản” do người học không phải chịu các áp lực liên quan đến việc viết bài hoàn chỉnh (sử dụng từ sao cho hay, paraphrase thế nào cho hợp lí,…) mà chỉ cần chú ý làm chủ kĩ năng lên ý tưởng cho bài viết mà thôi.
Thêm vào kiến thức xã hội cho bản thân
100% đề bài IELTS Writing Task 2 đều có liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, nếu người học không trang bị cho mình một vốn kiến thức nền dồi dào, người học sẽ dễ bị “bí” khi lên ý tưởng và các ý tưởng người học đưa ra sẽ không có tính khách quan mà chỉ mang tính phỏng đoán và cá nhân. Việc bổ sung thêm kiến thức nền bên cạnh việc giúp người học có cho mình nguồn ý tưởng dồi dào về mọi mặt của xã hội, những kiến thức đó còn có thể được áp dụng, tạo thành ví dụ để giúp làm sáng tỏ các ý tưởng trên
Vậy người học có thể sử dụng những phương tiện gì để nâng cao kiến thức nền của bản thân? Dưới đây là một vài nơi mà người học có thể tìm đến để nâng cao nguồn kiến thức xã hội của mình.
Chỉ luyện tập việc tạo ý tưởng qua Brainstorming trong một khoảng thời gian nhất định
Người học có thể đưa ra những ý tưởng rất hay, rất sâu và rất sát với đề bài. Tuy nhiên nếu như người học tốn 30 phút để nghĩ ra các ý tưởng đó thì việc hiện thực hóa các ý tưởng đó vào bài viết thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Người học sẽ không có đủ thời gian để đưa toàn bộ các ý mình đã brainstorm được vào bài.
Để tránh tình trạng này xảy ra, người học cần tự ép bản thân mình phải brainstorm trong một khoảng thời gian ngắn. Thường việc brainstorm và đưa ra ý tưởng lớn sẽ chỉ được cho phép tốn tối đa là 2 phút. Nếu quá 2 phút, người học sẽ không có đủ thời gian lên dàn ý, viết bài và kiếm tra lại bài.
Việc giới hạn thời gian sẽ giúp người học có thể luyện tập brainstorm ý tưởng một cách nhanh chóng hơn, đúng như trong lúc thi thật.
Phương pháp tạo ý tưởng qua Brainstorming cho IELTS Writing Task 2 - Thay đổi góc nhìn
Vậy phương pháp Perspective Change là gì?
Nói đơn giản thì đây là phương pháp suy nghĩ một ý kiến, một quan điểm hay một chủ đề từ nhiều điểm nhìn khác nhau nhằm có được các cách nhìn mới cho cùng 1 vấn đề.
Ví dụ, cho một vấn đề sau:
Computer games can have many detrimental effects on children. (Trò chơi điện tử gây nhiều ảnh hưởng xấu lên trẻ em.)
Thay vì việc brainstorm các ý không theo một quy luật gì, người học có thể đưa mình vào từng góc nhìn để xem xét vấn đề trên.
Cụ thể, đối với đề bài này, người học có thể quan sát từ 3 góc độ khác nhau để tạo ra ý tưởng: Sức khỏe, Xã hội và Giáo dục
Sau khi xem xét các góc độ đó, chúng ta sẽ thu được bảng ý tưởng như sau:
Phương pháp brainstorm này không chỉ cung cấp một “điểm phát” để người học phát triển ý tưởng một cách đa dạng và có hệ thống, tránh tình trạng bí ý hoặc ý tưởng lộn xộn, mà còn giúp tránh việc lặp lại các ý kiến khi viết.