Biểu đồ thời gian, một trong những dạng bài của IELTS Writing Task 1, có yếu tố tương lai đưa ra dự đoán về trạng thái của đối tượng tại những mốc thời gian cụ thể trong tương lai. Biểu đồ không chỉ đòi hỏi người viết phải linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả xu hướng, mà còn có khả năng áp dụng các cấu trúc ngữ pháp dùng để diễn đạt sự dự đoán trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho người đọc cách miêu tả biểu đồ thời gian có yếu tố tương lai chi tiết cho bài thi IELTS Writing Task 1.
Dưới đây là ví dụ của một biểu đồ thời gian có yếu tố tương lai:
The table below shows information and predictions regarding the change in percentage of the population aged 65 and above in three countries
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparison where relevant.
Write at least 150 words.
Cấu trúc bài diễn đạt biểu đồ thời gian có phần tương lai trong IELTS Writing Task 1
Mở bài: Giới thiệu biểu đồ
Miêu tả chung: Giới thiệu các đặc điểm nổi bật (key highlights) trên biểu đồ
Thân bài 1: Miêu tả các đối tượng tại những mốc thời gian quá khứ & hiện tại
Thân bài 2: Miêu tả các đối tượng tại những mốc thời gian tương lai
Các cấu trúc dự đoán tương lai trong IELTS Writing Task 1
Cấu trúc 1:
It is + predicted/forecast/expected/suggested/likely + that + S + will + động từ nguyên mẫu
S đề cập ở trên là đối tượng miêu tả, ví dụ “the number of students”. Lưu ý rằng sau theo sau “that” sẽ là một mệnh đề, và mệnh đề này sẽ sử dụng thì tương lai đơn (will + động từ nguyên mẫu)
Ví dụ: In 2024, it is expected that the number of students will increase to 1500. (Vào năm 2024, số lượng học sinh được dự đoán sẽ tăng lên 1500)
Cấu trúc 2 - Hướng dẫn:
S + is/are + Động từ dự đoán (dạng bị động) + to
Ví dụ:
In 2024, the number of students is expected to increase to 1500 (Vào năm 2024, số lượng học sinh được dự đoán sẽ tăng lên 1500)
In the next 10 years, the numbers of male and females students are forecast to double (Trong 10 năm tới, số lượng học sinh nam và nữ dự đoán sẽ tăng gấp đôi)
Lưu ý: Trong tiếng Anh, thì tương lai đơn dùng để diễn đạt điều gì chắc chắn sẽ xảy ra, do đó chỉ nên được dùng trong mệnh đề theo sau động từ dự đoán (cấu trúc 1). Bên cạnh đó, các động từ khiếm khuyết (may, might, can, could) cũng nên được hạn chế sử dụng vì chúng mang tính chủ quan, và có hàm nghĩa thể hiện sự không chắc chắn.
Phương pháp diễn đạt biểu đồ thời gian có nhân tố tương lai trong IELTS Writing Task 1
Bước thứ nhất: Phân tích biểu đồ
Trước hết, người viết phải nghiên cứu các thông tin có sẵn trên đề bài, bao gồm dạng biểu đồ, đơn vị, đối tượng, các mốc thời gian nếu có và thì.
Bước thứ hai: Tạo dàn ý
Ở bước này, người viết quan sát và tìm các đặc điểm chung nổi bật và đặc điểm chính (main features) của từng đối tượng, đồng thời chia các đặc điểm chính thành hai phần tương ứng hai đoạn thân bài dựa trên tính chất của chúng.
Bước thứ ba: Sáng tác bài hoàn chỉnh
Người viết bắt đầu viết bài hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã lập, bổ sung các liên từ để kết nối các mệnh đề, câu văn và đoạn văn.
Sau đây tác giả sẽ phân tích một ví dụ biểu đồ thời gian có yếu tố tương lai, kèm theo đó sẽ là bài viết mẫu miêu tả biểu đồ này.
The table below shows information and predictions regarding the change in percentage of the population aged 65 and above in three countries
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparison where relevant.
Bước 1: Phân tích biểu đồ
Dạng biểu đồ: Bảng
Đối tượng miêu tả: Dân số từ 65 trở lên ở Canada, Germany & UK
Đơn vị: Phần trăm
Thời gian: 1988, 2000 & 2030
Thì: Sử dụng thì quá khứ cho các năm 1988 & 2000, và thì tương lai cho năm 2030
Bước 2: Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu biểu đồ
Miêu tả chung:
Phần trăm dân số từ 65 trở lên tăng ở tất cả các nước khảo sát.
Germany có phần trăm cao nhất, UK có phần trăm thấp nhất trong suốt thời kỳ khảo sát
Thân bài 1: Miêu tả xu hướng của 3 nước vào năm 1998 & 2000
Canada & Germany đã tăng gần 5%
UK hầu như không tăng
Thân bài 2: Miêu tả xu hướng của 3 nước vào năm 2030
Cả ba nước đều dự đoán sẽ tăng 5-6%
Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh
The table illustrates the proportion of people who are 65 years old and above in Canada, Germany and the UK in 1900 and 2000, and a prediction for 2030.
In general, it is projected that the proportion of people aged 65 and over will increase across all surveyed nations from 1988 to 2030. Despite Germany having the highest elderly population rate, the UK exhibited the lowest ratio before 2000 and is anticipated to maintain that position even 30 years later.
By 1988, the percentage of individuals aged 65 and above in Canada and Germany started at 16.32% and 20.45% respectively. These figures then saw a significant rise of nearly 5%, reaching 20.67% and 25.32% respectively in the following year. Meanwhile, the UK remained relatively stable at slightly above 14% between 1988 and 2000.
In 2030, it is expected that the proportion of the elderly population will rise by about 5% in the three mentioned countries. Specifically, Canada’s rate is projected to increase from 20.67% to 26.35%, while Germany's is anticipated to climb from 25.32% to 30.43% within the next 30 years. The UK, for the first time during this period, is likely to rise from 14.89% to 20.35% in the final year.