Khi một cú va đập khiến não bị rung lắc tại khoảng trống giữa não và sọ, hậu quả dẫn đến sẽ là chấn động não (concussion). Chấn động não là dạng chấn thương đầu phổ biến nhất. Chấn động não có thể xảy ra do tai nạn đâm xe, chấn thương trong thể thao, té ngã, đầu hoặc phần trên cơ thể bị va đập mạnh. Mặc dù hầu hết các trường hợp chấn động não chỉ gây choáng tạm thời và không để lại tổn thương lâu dài, nhưng nó vẫn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bước tiếp theo
Xác định liệu nạn nhân có bị chấn động não hay không

- Thương tổn nhìn thấy được ngoài da không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chắc chắn cho thấy tình trạng chấn động não, vì một số vết thương nhẹ trên da đầu cũng có thể khiến chảy nhiều máu, trong khi đó một số tổn thương do va chạm mạnh khó nhìn thấy hơn lại có thể làm tổn hại não.
- Các triệu chứng thực thể cần chú ý bao gồm các dấu hiệu gãy xương đáy sọ (basilar skull fracture). Bầm tím sau xương chũm (vùng bầm tím sưng lên sau nhiều ngày bị nứt xương sọ do máu rỉ vào vùng sau tai), bầm máu quanh ổ mắt và chảy mũi (rò dịch não tủy).


- Cảm giác tức giận hoặc kích động không bình thường
- Thờ ơ hoặc khó tập trung, suy nghĩ và nhớ
- Tâm trạng không ổn định, cảm xúc không thích hợp hoặc khóc lóc
- Buồn ngủ hoặc mê man

- A – (Alert – tỉnh táo). Nạn nhân có tỉnh táo không? – Họ có phản ứng khi bạn gọi không? Họ có trả lời không? Họ có phản ứng với những kích thích bình thường không?
- V – (Voice – tiếng nói). Nạn nhân có phản ứng với tiếng nói không? Họ có phản ứng khi bạn nói chuyện với họ không, ngay cả khi không hoàn toàn tỉnh táo? Họ có phản ứng với yêu cầu bằng lời nói nhưng vẫn không hoàn toàn tỉnh táo. Nếu họ hỏi lại “Hả?” khi bạn nói chuyện, nghĩa là họ đã phản ứng với tiếng nói nhưng không hoàn toàn tỉnh táo.
- P – (Pain – đau). Nạn nhân có phản ứng với sự đau đớn không? – Véo vào da nạn nhân xem họ có cử động hoặc mở mắt không. Hoặc cố gắng kẹp hoặc chọc móng của họ. Nhớ rằng bạn chỉ đang thử phản ứng cơ thể của họ, không tạo thêm tổn thương.
- U – (Unresponsive – không phản ứng). Nạn nhân có phản ứng với bất kỳ thử nghiệm nào không?

Phương pháp Điều trị chấn thương não nhẹ

- Không áp đá trực tiếp lên da, hãy gói đá vào vải hoặc túi nhựa. Nếu không có đá, bạn có thể dùng túi rau củ đông lạnh.
- Không nén vết thương trên đầu vì áp lực có thể đẩy mảnh xương vào não.


- Hôm nay là ngày mấy?
- Bạn đang ở đâu?
- Bạn vừa gặp chuyện gì?
- Tên của bạn là gì?
- Bạn cảm thấy thế nào?
- Bạn có thể nhớ lại những từ sau không...?

- Mỗi lần đánh thức, hãy sử dụng phép đo ý thức AVPU như đã mô tả. Hãy theo dõi tình trạng của họ nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào hoặc nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu họ không phản ứng khi được đánh thức, hãy chăm sóc họ như bệnh nhân bất tỉnh.

- Việc tập luyện quá sớm có thể tăng nguy cơ tái phát chấn thương não và vấn đề về trí nhớ lâu dài.



- Quả bơ
- Việt quất
- Dầu dừa
- Hạt và hạnh nhân
- Cá hồi
- Bơ, phô mai và trứng
- Mật ong
- Mọi loại rau củ và hoa quả mà bạn thích
Điều trị trường hợp chấn động não nghiêm trọng

- Nếu nạn nhân không tỉnh dậy hoặc nếu bạn không chắc về mức độ tổn thương, hãy gọi cấp cứu. Đừng di chuyển nạn nhân đến khi đầu của họ được ổn định. Di chuyển có thể gây nguy hiểm cho họ.
- Nếu nghi ngờ nặng, nạn nhân nên được kiểm tra ngay tại phòng cấp cứu. Bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm như CT scan để đánh giá sự sưng tấy hoặc chảy máu và xác định chẩn đoán chấn động não. Chấn động não còn được gọi là chấn thương não nhẹ.

- Bất tỉnh, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
- Bị mất trí nhớ
- Cảm giác hoa mắt hoặc lú lẫn
- Đau đầu cấp
- Nôn nhiều lần
- Cơ thể co giật

- Nếu cần phải di chuyển nạn nhân, hãy cẩn thận và chú ý. Hãy đảm bảo đầu và lưng của nạn nhân ít di chuyển nhất có thể.


- Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm hình ảnh như MRI, CT scan hoặc EEG. Bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm thần kinh để đánh giá thị giác, thính giác, phản xạ và phối hợp. Xét nghiệm về nhận thức như kiểm tra trí nhớ, tập trung và khả năng nhớ cũng có thể được thực hiện.
Lời khuyên
- Tránh chơi thể thao ngay sau khi bị chấn động não. Các vận động viên nên chờ đến khi không còn triệu chứng và không sử dụng thuốc nữa mới trở lại. Trẻ em và thanh thiếu niên cần có biện pháp phòng ngừa cẩn thận hơn.
- Sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia các môn thể thao như bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết và trượt ván trên tuyết để tránh nguy cơ chấn thương đầu.