Key Takeaways |
---|
Khi thí sinh đã có ý tưởng, việc chuyển hoá thành câu văn đôi khi vẫn thể hiện nhiều lỗi sai đặc biệt là các lỗi liên quan đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Áp dụng kiến thức về ngữ pháp thành tố và cấu trúc câu vào kỹ năng Writing có thể là một cách hiệu quả để hạn chế lỗi sai này cũng như tạo điều kiện để thể hiện khả năng ngữ pháp đa dạng và phức tạp của mình. Áp dụng kiến thức về ngữ pháp thành tố và cấu trúc câu vào kỹ năng Writing: Bước 1: Xác định cấu trúc câu Khi thí sinh chuẩn bị viết một ý văn, họ cần phải lập kế hoạch cho cấu trúc câu. Bắt đầu bằng việc xác định động từ chính trong câu để thể hiện hành động chính của câu văn. Từ động từ đã chọn, xác định cấu trúc câu cơ bản của câu văn. Bước 2: Xác định các thành tố Sau khi đã lên bộ khung cấu trúc câu, bước tiếp theo là xác định các thành tố hình thành nên các phần trong cấu trúc câu đó. Điều này bao gồm việc phân biệt các phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và phụ ngữ. Bước 3: Viết câu hoàn chỉnh và kiểm tra dấu câu Dựa vào cấu trúc và các thành phần đã xác định, xây dựng câu hoàn chỉnh và dò lỗi ngữ pháp nếu có. Dưới đây là một số lỗi ngữ pháp cần lưu ý khi áp dụng chiến lược viết câu này:
|
Xem lại phần trước:
Phương pháp học ngữ pháp IELTS nâng cao dành cho người học có tư duy phân tích
Phương pháp học ngữ pháp IELTS nâng cao dành cho người học có tư duy phân tích - P2: Kỹ năng Đọc
Cơ sở lý thuyết
Kiến thức cú pháp, liên quan đến việc hiểu cấu trúc của câu, đã được chứng minh là có khả năng giảm thiểu lỗi ngữ pháp. Có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu khác nhau ủng hộ cho lập luận này, vì nó nâng cao sự hiểu biết và sử dụng đúng các cấu trúc ngôn ngữ. Nó cũng được cho là cải thiện đáng kể khả năng đọc hiểu và kỹ năng viết của người học, cùng với một số lợi ích khác.
Quan trọng nhất, tác giả này tin rằng giải pháp được đề xuất sẽ phản ánh hướng giáo dục học tập cá nhân hóa (Personalized Learning) và học tập có khái niệm (Conceptual Learning). Bằng cách cung cấp cách học ngữ pháp giúp học viên phân tích tốt cấu trúc câu, bài viết hướng đến cách học ngữ pháp một cách rõ ràng và phù hợp với học viên thích sự rõ ràng trong cấu trúc và có khả năng phân tích tốt.
Hơn nữa, bằng cách nhấn mạnh việc giảng dạy các khái niệm cơ bản, như các lớp từ, cụm từ, và sự tương tác của chúng để tạo thành mệnh đề và câu, giải pháp được đề xuất thể hiện sự học tập có khái niệm. Sự tập trung vào các nguyên tắc cơ bản không chỉ giúp hiểu các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn khuyến khích người học phát triển một khung khái niệm sâu sắc hơn cho việc tiếp thu ngôn ngữ.
Vì vậy, việc áp dụng phương pháp cú pháp hứa hẹn không chỉ khắc phục các lỗi ngữ pháp phổ biến mà còn nuôi dưỡng một môi trường học tập bao gồm, hiểu biết và giàu khái niệm. Thông qua phương pháp này, học viên không chỉ thành thạo ngữ pháp mà còn được trang bị các kỹ năng tư duy phân tích và phục vụ họ tốt hơn ngoài việc chỉ cố gắng thực hiện tốt bài thi.
Phương tiện tiếp cận khi thực hiện trong kỹ năng Viết
Bước 1: Nhận biết cấu trúc câu
Khi thí sinh chuẩn bị viết một ý văn, họ cần phải lập kế hoạch cho cấu trúc câu. Bắt đầu bằng việc xác định động từ chính trong câu để thể hiện hành động chính của câu văn. Từ động từ đã chọn, xác định cấu trúc câu cơ bản của câu văn. Các cấu trúc cơ bản thường gặp khi viết bao gồm:
S V (A): Câu đơn giản với động từ không yêu cầu tân ngữ, thường đi kèm trạng ngữ.
S V O (A): Câu với động từ yêu cầu tân ngữ, thường đi kèm trạng ngữ.
S V C (A): Câu với động từ liên kết, bổ ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ.
S V O O (A): Câu có động từ đi kèm hai tân ngữ, trực tiếp và gián tiếp.
S V O C (A): Câu có động từ, một tân ngữ và một bổ ngữ cho tân ngữ.
Kiểm tra xem ý văn đang muốn viết có cần phải sử dụng liên từ hay không để xác định đó là câu đơn, câu ghép, hay câu phức, và thay đổi cấu trúc câu cho phù hợp.
Ví dụ:
Giả sử người học muốn viết về tác động của việc học ngoại ngữ đối với trí não:
"Việc học một ngôn ngữ mới tăng cường chức năng não vì nó khiến não hoạt động thường xuyên."
Ý văn này có một phần chỉ ra nguyên nhân do đó nó cần mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, hay nói cách khác cần có thêm 1 mệnh đề phụ.
→ Động từ có thể sử dụng cho mệnh đề chính: "enhance" / “increase” / “boost” (tăng cường) → Cấu trúc câu cần dùng: S V O (cả 3 động từ đều là ngoại động từ cần tân ngữ - cấu trúc SVO)
→Liên từ: liên từ chỉ nguyên nhân → because / as / since (vì)
→ Động từ có thể sử dụng cho mệnh đề phụ: "make” (khiến) → Cấu trúc câu cần dùng: S V O C (make (V) sth (O) do sth (C))
Cấu trúc câu: SVO + conj + SVOC
Bước 2: Xác định các yếu tố
Sau khi đã lên bộ khung cấu trúc câu, bước tiếp theo là xác định các thành tố hình thành nên các phần trong cấu trúc câu đó. Điều này bao gồm việc phân biệt các phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và phụ ngữ. Sự hiểu biết rõ ràng về từng thành tố giúp thí sinh đảm bảo mọi phần trong câu được phát triển một cách cân đối và đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả truyền đạt ý tưởng của mình.
S (Subject - Chủ ngữ): Đây là phần chính của câu, thường là người hoặc vật thực hiện hành động hoặc trạng thái được miêu tả trong câu.
Noun Phrase làm chủ ngữ:
Noun Clause làm chủ ngữ
Present Participle (V-ing) Phrase làm chủ ngữ
To-Infinitive (To-V) Phrase làm chủ ngữ
Prepositional Phrase làm chủ ngữ
V (Verb - Động từ): Đây là phần biểu thị hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Việc lựa chọn động từ phù hợp giúp làm rõ nghĩa của câu.
(Auxiliaries) + Verb
O (Object - Tân ngữ): Đây là mục tiêu hoặc đối tượng chịu ảnh hưởng của hành động. Tân ngữ có thể là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ.
Noun Phrase làm tân ngữ:
Noun Clause làm tân ngữ
Present Participle (V-ing) Phrase làm tân ngữ
To-Infinitive (To-V) Phrase làm tân ngữ
Prepositional Phrase làm tân ngữ
C (Complement - Bổ ngữ): Bổ ngữ là thành phần bổ sung thông tin về chủ ngữ hoặc tân ngữ, giúp làm rõ hoặc hoàn thiện ý nghĩa của câu.
Adjective Phrase làm bổ ngữ
Noun Phrase làm bổ ngữ
Noun Clause làm bổ ngữ
Present Participle (V-ing) Phrase làm bổ ngữ
To-Infinitive (To-V) Phrase làm bổ ngữ
A (Adjunct - Phụ ngữ): Phụ ngữ là thành phần không bắt buộc, thường cung cấp thông tin bổ sung về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, hoặc cách thức của hành động.
Adverb Phrase làm sung ngữ/ phụ ngữ
Noun Phrase làm sung ngữ/ phụ ngữ
Participle (V-ing/Ved) Phrase làm sung ngữ/ phụ ngữ
To-Infinitive (To-V) Phrase làm sung ngữ/ phụ ngữ
Ví dụ
Câu gốc: "Việc học một ngôn ngữ mới tăng cường chức năng não vì nó khiến não hoạt động thường xuyên."
Phân tích thành tố:
S (Subject - Chủ ngữ): "Việc học một ngôn ngữ mới" - cụm danh từ hoạt động như một chủ ngữ thực hiện hành động. → Chủ từ với “Việc” thường được viết bằng Ving → “Learning a new language”
V (Verb - Động từ): "tăng cường" - cụm động từ chỉ hành động mà chủ ngữ thực hiện. → động từ đã chọn là “enhance” nhưng chủ ngữ là Ving là số ít, động từ cần thêm -s → “enhances”
O (Object - Tân ngữ): "chức năng não" - đây là tân ngữ của hành động tăng cường. →dùng cụm danh từ ghép “brain function”
Conj (Conjunction - Liên từ): "vì" - liên từ chỉ nguyên nhân, nối mệnh đề chính với mệnh đề phụ. → chọn (as/because/since)
S (Subject - Chủ ngữ của mệnh đề phụ): "nó" - đại từ chỉ lại "việc học ngôn ngữ mới." →dùng đại từ “it”
V (Verb - Động từ của mệnh đề phụ): "khiến" - động từ chỉ nguyên nhân hoạt động của chủ ngữ phụ. → dùng động từ “make” chia với chủ ngữ “it” thành “makes”
O (Object - Tân ngữ của mệnh đề phụ): "não" - từ chỉ đối tượng của động từ “make”. → the brain
C (Complement - Bổ ngữ hoàn thiện tân ngữ): “hoạt động thường xuyên” cụm từ chỉ tác động của hành động “khiến” lên đối tượng “não”. →function regularly (V + ADV)
Bước 3: Viết câu hoàn chỉnh và kiểm tra dấu câu
Dựa vào cấu trúc và các thành phần đã xác định, xây dựng câu hoàn chỉnh và dò lỗi ngữ pháp nếu có.
Câu hoàn chỉnh: "Learning a new language enhances brain functionality as it makes the brain function regularly.”
Đôi khi thí sinh cần tổ chức lại ý tưởng để thể hiện rõ ràng mục đích của câu. Điều này bao gồm việc loại bỏ các thông tin không cần thiết và tập trung vào thông tin chính, giúp câu văn trở nên rõ ràng và dễ hiểu.
Thực hành
Sự gia tăng của xe hơi cá nhân đã gây ra nhiều vấn đề cho các thành phố lớn, bao gồm ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông
Việc học online đã trở nên phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng cũng có những hạn chế nhất định.
Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân.
Sự phát triển của công nghệ đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng cũng mang lại những thách thức mới.
Đáp Án Tham Khảo và Hướng Dẫn Chi Tiết
Bài Tập 1:
Câu 1
Câu tiếng Việt: "Sự gia tăng của xe hơi cá nhân đã gây ra nhiều vấn đề cho các thành phố lớn, bao gồm ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông."
Step-by-Step Instructions:
Xác định cấu trúc câu:
Câu tiếng Việt có cấu trúc phức, gồm một mệnh đề chính và mệnh đề phụ chỉ rõ các vấn đề do xe hơi cá nhân gây ra.
Cấu trúc cơ bản: SVO, "Sự gia tăng" là chủ ngữ, "đã gây ra" là động từ, và "nhiều vấn đề" là tân ngữ.
Phân tích và chọn các thành tố cho câu tiếng Anh:
Subject (S): "The increase in personal cars"
Verb (V): "has caused"
Object (O): "many problems for major cities"
Adjunct (A): "including air pollution and traffic congestion"
Viết câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh:
"The increase in personal cars has caused many problems for major cities, including air pollution and traffic congestion."
Câu 2
Câu tiếng Việt: "Việc học online đã trở nên phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, nhưng cũng có những hạn chế nhất định."
Step-by-Step Instructions:
Xác định cấu trúc câu:
Cấu trúc phức, bao gồm hai phần liên kết bởi "nhưng" cho thấy sự đối lập.
Cấu trúc cơ bản: SVO + Conj + SVO
Phân tích và chọn các thành tố cho câu tiếng Anh:
Subject (S): "Online learning"
Verb (V): "has become"
Object (O): "popular and beneficial for students"
Conjunction (Conj): "but"
S2: "it"
V2: "has"
O2: "certain limitations"
Viết câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh:
"Online learning has become popular and beneficial for students, but it has certain limitations."
Câu 3
Câu tiếng Việt: "Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân."
Step-by-Step Instructions:
Xác định cấu trúc câu:
Câu mang tính chỉ định, sử dụng một cấu trúc nhằm mục đích.
Cấu trúc cơ bản: SVO + Purpose clause
Phân tích và chọn các thành tố cho câu tiếng Anh:
Subject (S): "The government"
Verb (V): "needs to implement"
Object (O): "stronger measures"
Purpose clause: "to encourage the public to use public transportation instead of personal vehicles"
Viết câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh:
"The government needs to implement stronger measures to encourage the public to use public transportation instead of personal vehicles."
Câu 4
Câu tiếng Việt: "Sự phát triển của công nghệ đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng cũng mang lại những thách thức mới."
Step-by-Step Instructions:
Xác định cấu trúc câu:
Câu phức với sự đối lập giữa hai phần, nối bởi "nhưng".
Cấu trúc cơ bản: SVO + Conj + SVO
Phân tích và chọn các thành tố cho câu tiếng Anh:
Subject (S): "The development of technology"
Verb (V): "has improved"
Object (O): "the quality of life"
Conjunction (Conj): "but"
S2: "it"
V2: "has also brought"
O2: "new challenges"
Viết câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh:
"The development of technology has improved the quality of life, but it has also brought new challenges."
Chú ý
1. Chọn Động Từ
Các động từ có nghĩa tương tự nhau đôi khi đi với cấu trúc câu khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Anh, động từ "make" và "force" đều có thể dùng để bày tỏ việc buộc ai đó làm điều gì, nhưng chúng lại đi với cấu trúc khác nhau:
Make + Object + Verb (base form):
"Government policies can make citizens adopt healthier lifestyles."
Force/Get + Object + To + Verb (infinitive):
"Government regulations might force companies to reduce emissions."
Đôi khi người học thực hiện thay đổi động từ đã chọn (có thể vì muốn tránh lặp lại từ vựng), hãy lưu ý về cấu trúc câu xem có cần thay đổi theo hay không.
2. Chia Động Từ
Khi tách rời chủ ngữ và động từ, người học thường không để ý đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Cần chú ý một cách chủ động vào khía cạnh này và chia động từ ngay khi ghép thành câu hoàn chỉnh. Ví dụ:
Incorrect: "The data from various studies indicates a rising trend in obesity rates."
Correct: "The data from various studies indicate a rising trend in obesity rates."
3. Mệnh Đề Quan Hệ
Đôi khi trong quá trình ghép mệnh đề quan hệ vào danh từ, người học có thể quên chia động từ. Ví dụ:
Incorrect: "The strategies which is recommended by the World Health Organization are effective."
Correct: "The strategies which are recommended by the World Health Organization are effective."
4. Dấu Câu
Một số mệnh đề phụ khi gắn vào mệnh đề chính cần có dấu phẩy để phân cách chúng, đảm bảo nắm rõ những kiến thức này và thêm dấu câu khi cần:
Without Comma (incorrect in some cases): "While many believe global warming is a hoax it is scientifically proven to be real."
With Comma (correct): "While many believe global warming is a hoax, it is scientifically proven to be real."
5. Trọng Tâm Của Câu Văn
Đôi khi việc tách rời các thành phần và ghép chúng lại tạo ra một câu văn không tự nhiên. Người học cần đọc lại và đánh giá mức độ thiếu tự nhiên hay thiếu trọng tâm của câu.
Tóm tắt
Xác định cấu trúc câu: Là bước đầu tiên và quan trọng nhất, giúp thí sinh lên kế hoạch cụ thể cho từng câu văn mình muốn viết.
Xác định các thành tố cấu thành câu: Cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tạo dựng các phần của câu để truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả.
Viết câu hoàn chỉnh và kiểm tra dấu câu: Giai đoạn cuối cùng, nơi thí sinh cần đảm bảo rằng mọi yếu tố ngữ pháp và dấu câu đã được kiểm tra kỹ lưỡng, đồng thời câu văn đã được sắp xếp logic và rõ ràng.
Các bài tập được xây dựng để củng cố hiểu biết này, yêu cầu thí sinh áp dụng trực tiếp những điều đã học vào việc viết câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh từ các câu tiếng Việt. Điều này không chỉ giúp nâng cao kỹ năng viết mà còn tăng cường khả năng phân tích và áp dụng ngữ pháp trong các tình huống thực tế.
Trích dẫn
Bowey, J. A. (1986). Nhận thức về cú pháp liên quan đến kỹ năng đọc và việc theo dõi hiểu biết đang diễn ra trong đọc. Tạp chí Tâm lý thí nghiệm trẻ em, 41(2), 282–299. https://doi.org/10.1016/0022-0965(86)90041-X
Cain, Kate. (2007). Nhận thức về cú pháp và khả năng đọc: Có bằng chứng nào cho một mối quan hệ đặc biệt không?. Ngôn ngữ học ứng dụng. 28. 679 - 694. 10.1017/S0142716407070361.
Cambridge IELTS 13 Sách học viên Học thuật với Câu trả lời: Bài kiểm tra thực hành chính xác. Tiếng Anh Cambridge, 2018.
Indefrey, P et al. “Xử lý cú pháp trong vùng vỏ não trước trái độc lập với ý nghĩa từ vựng.” Hình ảnh não vol. 14,3 (2001): 546-55. doi:10.1006/nimg.2001.0867
Jacobs, Roderick A. Cú pháp tiếng Anh: Một Ngữ pháp cho Các Chuyên gia Ngôn ngữ Tiếng Anh. Oxford U, 1995.
Kaivanpanah, Shiva & Alavi, Mohammad. (2008). Vai trò của kiến thức ngôn ngữ trong việc suy luận ý nghĩa từ vựng. Hệ thống. 36. 172-195. 10.1016/j.system.2007.10.006.
Müller, Amanda, và Weifeng Han. 'Điểm bài viết IELTS 5.5-7.5: Tỷ lệ lỗi ngữ pháp, nhận thức của các bên liên quan và rủi ro.' ielts.org, Loạt Báo cáo Nghiên cứu IELTS Trực tuyến, Tháng 1. 2022, s3.eu-west-2.amazonaws.com/ielts-web-static/production/Research/grammatical-error-rates-stakeholder-perceptions-and-risk-muller-et-al-2022.pdf. Truy cập 4 Tháng Hai. 2024.
Straw, S. B., & Schreiner, R. (1982). Hiệu ứng của việc biến đổi câu trên các biện pháp sau về hiểu biết đọc và nghe sau. Tạp chí Nghiên cứu Đọc, 17(3), 339–352. https://doi.org/10.2307/747523
Uddén, J., Folia, V., Forkstam, C., Ingvar, M., Fernandez, G., Overeem, S., van Elswijk, G., Hagoort, P., & Petersson, K. M. (2008). Vỏ não trán dưới trong xử lý cú pháp nhân tạo: Một nghiên cứu rTMS. Nghiên cứu về não, 1224, 69–78. https://doi.org/10.1016/j.brainres.2008.05.070