Khi quyết định bắt đầu học tiếng Anh trở lại, người mất gốc thường khá loay hoay không biết bắt đầu từ đâu và học thế nào mới đúng. Nhiều người cứ vì thế mà trì hoãn việc học hay học sai cách dẫn đến kết quả cuối cùng không được như kỳ vọng. Để giải quyết vấn đề này, bài viết này sẽ cung cấp cách học tiếng Anh cho người mất gốc bằng việc mổ xẻ từng loại kỹ năng nhỏ hơn trong môn học lớn là tiếng Anh.
Key takeaways |
---|
|
Nguyên tắc học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Cơ chế tập trung và phân phối
Nhiều người học hiểu lầm rằng đã học là phải học cho ra học, thế nên họ sẽ ngồi cày cuốc căng não nhiều giờ và thậm chí học như thế nhiều ngày liền. Điều này là phản lại cơ chế hoạt động của não bộ. Trong quá trình tạm nghỉ, bộ não và trí nhớ của con người vẫn đang hoạt động và củng cố kết nối của kiến thức. Đây là lý do mà nhiều người bất chợt nghĩ ra một điều gì đó khi đang làm dở việc (như quét nhà, tắm, đi dạo, nghe nhạc,...). Bộ não chúng ta cần tập trung học nhưng cũng cần nghỉ ngơi để tiềm thức tiếp tục xử lý kiến thức.
Cơ chế hoạt động của thói quen
Bộ não của ưa sự hiệu quả trong mọi hoạt động. Đây là lý do thói quen ra đời - giúp tiết kiệm thời gian và sức lực cho những nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Vì thế mà mỗi sáng khi thức dậy, đa số chúng ta cứ tự động mà đi đánh răng mà không cần phải suy nghĩ nhiều.
Cơ chế của thói quen là vòng lặp thói quen bao gồm 3 bước: Gợi ý - Chuỗi hành động lặp lại - Phần thưởng. Ví dụ, người học tạo gợi ý đến từ môi trường là đúng 8 giờ tối mỗi ngày (gợi ý), người học sẽ học tiếng Anh. Sau khi học xong đến 9 giờ, người học có thể tự thưởng cho mình 15 phút nghỉ ngơi, hoặc ăn món mà mình thích.
Hình minh họa: Vòng lặp thói quen
Một thiếu sót của người học là đã chuẩn bị một động lực đủ lớn nhưng chưa đủ kiên trì để biến nó trở thành thói quen hàng ngày, dẫn đến việc học đứt đoạn và ảnh hưởng tới tâm lý và hiệu quả cuối cùng của việc học tiếng Anh. Do vậy, nếu biết tận dụng cơ chế này và tạo được thói quen học tiếng Anh mỗi ngày, người học có thể thấy việc học tiếng Anh kể cả cho người mới bắt đầu sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Hơn nữa, nếu có điều kiện, trong giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh, người học nên tìm người hướng dẫn như giáo viên hoặc nhóm người học cùng chí hướng để tạo áp lực từ bên ngoài. Từ đó có thể giúp mình duy trì được thói quen học tập hiệu quả hơn thay vì tự loay hoay giữa khối kiến thức khổng lồ mà không biết bắt đầu từ đâu.
Tiến từ cơ bản đến chuyên sâu
Người học mà mất gốc thì thường ở 1 tình thế rất tiến thoái lưỡng nan: Cảm giác như mình cũng biết tiếng Anh đủ để đọc hiểu giao tiếp cơ bản, nhưng lại không đủ chắc chắn và tự tin với kiến thức mình đang có. Nhiều người đang ở trạng thái như thế đôi khi từ chối học lại những lớp tiếng Anh cơ bản, bởi vì họ đã có “nền tảng tiếng Anh” từ trước đó . Điều này dẫn đến tình trạng gốc cũ chưa vững, lại trồng thêm kiến thức mới, khiến nhiều người học hoang mang, choáng ngợp, và thiếu tự tin.
Do vậy, hãy thử đến một trung tâm tiếng Anh nào đó, kiểm tra đầu vào và nghe phân tích đánh giá từ những người có kinh nghiệm phân loại trình độ học sinh thay vì tự đánh giá năng lực của mình ở ngay giai đoạn bỡ ngỡ như mất gốc.
Phương pháp học từng kỹ năng trong tiếng Anh
Học từ vựng
Khi học từ vựng, người học không chỉ cần biết ý nghĩa của từ mà còn cần phải biết cách đọc, và nếu được, các tầng nghĩa khác nhau của một từ trong các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là từ desert nhưng khi là danh từ (mang nghĩa “sa mạc”), nó được phát âm là /ˈdɛzɜrt/ - trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Trong khi đó, nếu là động từ (mang nghĩa “bỏ hoang, bỏ lại”) - /dɪˈzɜːt/ - trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Việc học sâu một từ sẽ giúp người học khắc sâu hơn hiểu biết về từ đó.
Khi tra cứu từ vựng, người học được khuyến khích nên sử dụng từ điển Anh - Anh càng thường xuyên càng tốt. Dạng từ điển này giải thích ý nghĩa của từ bằng tiếng Anh bằng ngôn ngữ dễ hiểu, và việc đọc phần giải thích ấy sẽ giúp người đọc càng mở rộng vốn từ vựng. Một số từ điển phổ biến có thể dùng là Cambridge và Oxford.
Học cách phát âm
Như đã nói ở phía trên, việc học phát âm nên song hành cùng việc học từ vựng (về nghĩa và bối cảnh sử dụng từ vựng). Tuy nhiên, trước khi có thể thực sự tự tin đọc được phần phiên âm của từ vựng, người học nên bắt đầu học từ bảng phiên âm quốc tế IPA.
Tiếng Anh là ngôn ngữ có mặt chữ không đồng nhất với cách phát âm. Ví dụ, cùng là chữ cái “c” nhưng 2 từ “cat” /kæt/ và “cease” /siːs/ lại phát âm khác nhau. Do vậy, người học không thể chỉ dựa trên mặt chữ mà phán đoán cách đọc đúng, đặc biệt là những người mới bắt đầu học tiếng Anh và chưa có sự tiếp xúc đủ rộng với từ vựng trong tiếng Anh.
Ở giai đoạn này, sẽ rất tốt nếu người học có thể tham gia một khóa học có sự kèm cặp của một người có trình độ chuyên môn để đảm bảo mình đã phát âm đúng và sửa những lỗi sai ngay từ lúc bắt đầu.
Song song với việc học phát âm, thì người học cần tích hợp việc luyện nghe podcast hay xem videoclip do người bản xứ thực hiện để có thể bắt chước chuẩn xác nhất.
Học ngữ pháp
Do đó, để cải thiện vốn ngữ pháp tiếng Anh, người học có thể tham khảo các đầu sách vạch sẵn lộ trình học như English Grammar in Use hay Destination to A1 A2. Ngoài ra, người học cũng cần cố gắng ứng dụng kiến thức ngữ pháp tiếng Anh mà mình học được vào đời sống để có thể sử dụng nó chính xác và thành thạo.
Học kỹ năng nghe
Người mới học tiếng Anh có thể bắt đầu học bảng IPA trước để nắm rõ cơ chế phát âm trong tiếng Anh. Sau khi đã vững các âm trong IPA, người học có thể bắt đầu nghe từng từ đơn lẻ, rồi nghe các câu ngắn, rồi nghe các câu dài hơn, các đoạn hội thoại và bài phát biểu. Việc lựa chọn nguồn nghe từ cơ bản đến nâng cao là rất quan trọng trong việc tránh để người học phải liên tục xử lý quá nhiều thông tin mới và thấy nhụt chí khi không nghe được gì.
Khi luyện nghe, người học cần kết hợp nghe rộng (nghe hiểu nội dung chính, không cần phải nghe được 100% từ vựng) và nghe sâu (nghe và phân tích từng âm, từng từ, từng cấu trúc ngữ pháp,...).
Học cách nói
Trước hết, để có thể nói đúng, người học cần học cách phát âm đúng.
Khi đã tự tin với khả năng phát âm tiếng Anh, người học có thể bắt đầu luyện nói bằng việc tự nói với chính mình. Ban đầu có thể là những câu đơn giản miêu tả khung cảnh xung quanh, miêu tả tâm trạng và một ngày làm việc và học tập của mình,...
Sau đó, người học có thể tiến hành kỹ thuật Shadowing (lập lại ngôn từ theo cách diễn giả hoặc nhân vật trong phim nói) để cải thiện độ trôi chảy và độ “quen miệng” với khẩu hình từ vựng của mình.
Bên cạnh đó, việc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh cũng sẽ giúp người học rèn luyện tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh hơn, do vậy, người học đừng nên sợ mình còn yếu mà không dám tham gia.
Học cách đọc
Các bài đọc cung cấp một nguồn từ vựng có ngữ cảnh đầu vào rất tốt cho việc rèn từ vựng, rèn phát âm, và rèn ngữ pháp. Trong quá trình luyện đọc, người mới bắt đầu học tiếng Anh nên chọn nguồn bài đọc quen thuộc với họ hoặc là nguồn mà họ thích. Chìa khóa ở đây là sự kết hợp giữa từ vựng đã biết và từ vựng chưa biết, và dần dần biến từ vựng chưa biết thành từ vựng họ biết. Lý do là vì khi chọn bài đọc, phần lớn từ vựng là xa lạ, dễ khiến người đọc phải tra cứu liên tục và gây nhụt chí.
Trong giai đoạn này, tác giả bài viết khuyến khích người học không nên gánh áp lực thi chứng chỉ IELTS hay TOEIC để có thể tiếp cận tiếng Anh một cách nhẹ nhàng nhất, tập trung hơn vào cách áp dụng và tự truyền cảm hứng về những cơ hội hiểu biết mà tiếng Anh có thể mang lại.
Học cách viết
Tương tự như việc tập luyện các kỹ năng khác, người học cũng nên bắt đầu luyện viết từ dễ đến khó. Ban đầu, đó có thể chỉ là 1 - 2 câu trạng thái chia sẻ trên mạng xã hội, áp dụng ngay các từ vựng và kiến thức ngữ pháp mới học. Sau đó có thể là các đoạn văn ngắn và sau nữa là các đoạn văn dài. Người học cũng có thể luyện viết nhật ký hoặc viết blog bằng tiếng Anh như một cách gắn kết việc học tiếng Anh với cuộc sống hàng ngày của họ.