Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong việc hỗ trợ cho con người tiếp cận các nguồn tri thức mới, mở rộng mối quan hệ và cơ hội trong cuộc sống. Do đó, nhu cầu tìm hiểu các phương pháp học tiếng Anh mới ngày càng tăng cao, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng thật sự hiệu quả nếu như người học không thật sự hiểu toàn diện về áp dụng đúng cách trong việc học.
Học tiếng Anh bằng phương pháp Ngữ pháp – Dịch (Tên tiếng anh: Grammar – Translation Method) đã không còn là cách làm quá mới mẻ. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 19 khi quá trình dạy ngôn ngữ hiện đại bắt đầu manh nha phát triển trong các trường học trên thế giới, Ngữ pháp – dịch là một trong những phương pháp đầu tiên được giáo viên sử dụng.
Dù đây là phương pháp dạy học ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu và tương đối truyền thống so với các phương pháp hiện đại ngày nay, phương pháp Ngữ pháp – Dịch vẫn có những ưu điểm nhất định và nếu được thiết kế phù hợp với trình độ của người học, sẽ giúp họ đạt được những tiến bộ đáng kể. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ phân tích các khía cạnh của phương pháp học này nhằm giúp người đọc giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ tính hiệu quả của phương pháp Ngữ Pháp – Dịch trong việc học ngôn ngữ
Thứ hai, trình bày một số vấn đề người học gặp phải khi áp dụng
Thứ ba, đề xuất cách khắc phục một số khó khăn còn hạn chế ở phương pháp này.
Khái quát chung về phương pháp Ngữ pháp – Dịch
Vì vậy, trọng tâm của phương pháp này đặt ở việc giúp người học thông hiểu các đoạn văn bản thay vì phát triển khả năng nghe, nói và giao tiếp. Trong lớp học, giáo viên đóng vai trò chủ đạo điều phối các hoạt động nhằm chuyển đổi ngôn ngữ đích sang ngôn ngữ mẹ đẻ và phân tích những cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong bài. Tiếng mẹ đẻ thường được sử dụng khi dạy học bằng phương pháp này.
Hình dưới đây là một lesson plan của một giáo viên tại trường đại học Dhaka, Bangladesh sử dụng phương pháp Ngữ pháp – dịch khi dạy cặp ngôn ngữ English – Bangla. Có thể thấy, reading là kỹ năng chủ đạo chiếm gần như toàn bộ thời lượng tiết học, một số kỹ năng khác như speaking hay listening chỉ là những kỹ năng phụ ở đầu tiết học cho phần khởi động.
Bước 1: Đọc qua đoạn văn bản để hiểu được ý chính
Có thể đây là một cuộc hội thoại giữa hai người về công việc kinh doanh
Bước 2: Sử dụng từ điển để tra ý nghĩa của các từ mới (Từ điển Oxford Learner’s Dictionary)
Ví dụ:
trail somebody/something: to follow somebody/something by looking for signs that show you where they have been
entrepreneur: a person who makes money by starting or running businesses, especially when this involves taking financial risks
take somebody under your wing: to take care of and help somebody who has less experience of something than you
Bước 3: Kết hợp với nghĩa của từ trong từ điển và văn cảnh trong đoạn văn bản để tìm được sắc thái nghĩa phù hợp
Nghĩa trong từ điển của từ có một số khác biệt về sắc thái so với văn bản gốc mà nếu không cẩn thận, ghép vào văn bản sẽ tạo thành những câu không tự nhiên, không chuyển tải được thông điệp của câu gốc. Vì vậy, cần đọc cả nghĩa của từ trong từ điển và đọc lại câu/đoạn chứa từ đó để hiểu được sắc thái của từ. Chẳng hạn như từ trail mang nghĩa là lần theo, lần dấu như giải nghĩa ở phần trên. Tuy nhiên, giải nghĩa đó chỉ phù hợp với ngữ cảnh săn bắt, rượt đuổi. Trong đoạn văn trên cần phải dịch là lẽo đẽo theo sau/ đi theo mới phù hợp.
Tương tự, nghĩa của từ entrepreneur và cả cụm take somebody under your wing được dịch lần lượt là doanh nhân và che chở/nâng đỡ.
Bước 4: Gạch chân những cấu trúc ngữ pháp mới và kiểm tra cách sử dụng của chúng trong từ điển
Trong đoạn văn trên, có một hiện tượng ngữ pháp khá phổ biến là tính từ kép – Compound adjectives (Ví dụ a group of thirty-year-old entrepreneurs). Tính từ kép là tính từ có chứa hai hoặc nhiều hơn hai từ. Chúng ta thường đặt dấu gạch ngang giữa các từ để tạo thành một từ đơn có một ý nghĩa nhất định nhằm miêu tả, nói lên tính chất của sự vật, hiện tượng. Lưu ý, tính từ kép chỉ đứng trước danh từ.
Ví dụ:
A four-year-old girl = The girl is four years old./ Không nói “The girl is four-year-old”
A ten-storey building = The building has ten storeys./ Không nói “The building is ten-storey.”
I hope you can come up with an easy-to-remember rule to help me know when to use the hyphen./ Không nói “a rule that is easy-to-remember”
Bước 5: Dịch, đọc hiểu toàn bộ đoạn văn bản
“Thật sự không biết cảm ơn chị thế nào cho đủ”, tôi vừa nói vừa lẽo đẽo theo sau.
Cậu đừng nghĩ nhiều nữa”, cô ấy nói. “Khi tôi còn trẻ, một nhóm các doanh nhân 30 tuổi đã nâng đỡ và làm cho tôi điều tương tự. Đây là cách thế giới vận hành, là vòng tròn của cuộc sống.”
Bước 6: Tổng hợp từ vựng và cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong đoạn văn bản để ôn tập lại sau
Những ưu điểm của phương pháp Ngữ pháp – Dịch
Dễ thực hiện
Đối với những người mới bắt đầu, Ngữ pháp – dịch là phương pháp học tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất. Về cơ bản, quá trình học từ vựng và ngữ pháp của họ sẽ diễn ra như sau:
Gặp từ mới/cấu trúc ngữ pháp mới ⇒ Tra từ điển ⇒ Ghi chép, lưu trữ thông tin ⇒ Học thuộc, ghi nhớ.
Người học chỉ cần sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và từ điển song ngữ là có thể hiểu được các đoạn văn bản cần dịch. Khi so sánh với các bước sử dụng phương pháp Ngữ pháp – Dịch trình bày ở phần một, hai bước là Chọn sắc thái nghĩa phù hợp và Dịch toàn bộ đoạn văn bản có thể bị bỏ qua, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt ý nghĩa cơ bản của đoạn văn bản.
Đối với người dạy, phương pháp này không đòi hỏi phải chuẩn bị quá nhiều tư liệu dạy học, chỉ cần một đoạn văn bản, từ điển đơn ngữ là có thể tiến hành dạy học. Hơn nữa, Ngữ pháp – dịch chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ, vì vậy, giáo viên cũng không cần nói, sử dụng ngôn ngữ đích quá nhiều. Những hiểu lầm không đáng có, rào cản ngôn ngữ giữa người dạy và người học được giảm thiểu tối đa với phương pháp này.
Giúp người học mở rộng vốn từ vựng một cách nhanh chóng
Phương pháp Ngữ pháp – dịch giúp từ vựng của người học mở rộng ra rất nhanh thông qua việc tránh đi những định nghĩa khó, trừu tượng hoặc những cách diễn đạt dài dòng (Xem ví dụ về các bước học tiếng anh bằng phương pháp Ngữ pháp – dịch ở phần 1).
Bằng việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, mỗi từ tiếng Anh được dịch trực tiếp sang tiếng Việt luôn, khiến cho việc tiếp nhận thông tin của người học hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều. Hơn nữa, mỗi từ vựng đều được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, vì vậy, người học có thể dựa vào ngữ cảnh đó nắm bắt được sắc thái nghĩa chính xác của mỗi từ.
Bên cạnh đó, trong quá trình ôn tập, việc gắn một từ mới với một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh cũng giúp việc gợi nhớ lại từ vựng đơn giản hơn rất nhiều so với việc chỉ học nghĩa của từ.
Những hạn chế của phương pháp Ngữ pháp – Dịch
Là cách học tiếng Anh không tự nhiên
Quá trình học một ngôn ngữ bắt đầu từ khi mỗi người còn là một em bé với thứ tự của các kỹ năng lần lượt là nghe, nói, đọc, viết. Việc học nghe đầu tiên cho phép ngôn ngữ có điều kiện thẩm thấu vào não bộ của người học và giúp họ tích lũy đủ từ vựng trước khi bắt đầu làm quen với những kỹ năng khó hơn. Tuy nhiên, phương pháp Ngữ pháp – dịch lại đi ngược lại tiến trình tự nhiên đó khi đòi hỏi người học phải tập trung vào kỹ năng đọc và viết trước tiên. Điều này có thể dẫn đến hai khó khăn:
Thứ nhất, người học không có cơ hội luyện tập khả năng nghe – nói: Đây là điều rõ ràng vì ngôn ngữ sử dụng khi dạy học là tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, người học chỉ tiếp nhận thông tin từ giáo viên một cách thụ động mà không có cơ hội thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình…
Thứ hai, người học hình thành thói quen dịch trong đầu khi sử dụng ngôn ngữ: Để thành thạo một ngoại ngữ, người học phải rèn luyện và nâng cao phản xạ tức thì đối với ngoại ngữ đó. Tuy nhiên, quá chú trọng vào việc dịch ngữ pháp và từ vựng khiến cho khả năng phản xạ của người học bị chậm lại.
Ví dụ, khi nghe một câu tiếng Anh, thay vì nghe để hiểu, quá trình tiếp nhận ngôn ngữ diễn ra bằng cách: nghe ⇒ kiểm tra ngữ pháp/dịch trong đầu ⇒ hiểu. Tương tự, quá trình nói xảy ra theo con đường: nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ ⇒ dịch trong đầu ⇒ nói.
Dễ gây chán chường, mất hứng thú cho người học
Trong suốt buổi học bằng phương pháp Ngữ pháp – dịch, hoạt động duy nhất của học sinh và giáo viên là tra từ, dịch và ghi chép. Các hoạt động trên sẽ lặp đi lặp lại từ đầu đến cuối đoạn văn bản cho đến khi không còn bất cứ một từ mới hay cách diễn đạt nào lạ lẫm với người học. Hứng thú và sự tập trung của người học rất khó để duy trì trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc tự học ở nhà bằng phương pháp này thậm chí còn khó khăn hơn nữa do không có sự giám sát và hướng dẫn của người dạy.
Áp dụng phương pháp Ngữ pháp – Dịch để đạt hiệu quả tối đa
Chọn đoạn văn phù hợp với trình độ để dịch
Khi bắt đầu học tiếng anh, lượng từ vựng của mỗi người còn rất ít ỏi. Bởi vậy, nếu cố gắng dịch những đoạn văn bản dài, có nhiều từ ngữ chuyên ngành sẽ không giúp ích nhiều mà còn gây chán nản và thất vọng. Thay vì chọn những đoạn văn bản cố định, nhàm chán trong textbook, người học hoàn toàn có thể lựa chọn những đoạn văn theo một số tiêu chí:
Có độ dài vừa phải
Nội dung tạo được sự hứng thú
Có phân loại trình độ rõ ràng (Có thể sử dụng các website học tiếng anh như https://learnenglishteens.britishcouncil.org/skills/reading, tại đây mỗi bài khóa đều được gắn thẻ về độ khó, nên người học có thể dễ dàng chọn lựa)
Đa dạng hóa nội dung dịch
Không nên giới hạn việc dịch bài trong các đoạn văn bản không thôi, người học có thể chọn những nội dung khác như bài hát hoặc video/phim ngắn. Điểm hay của cách làm này là sau khi làm bài, người học có thể đối chiếu sự hiểu của bản thân về nội dung tiếng anh với bản dịch có sẵn. Hầu như tất cả các bài hát nói riêng và các nội dung giải trí tiếng anh nói chung đều có bản vietsub tương ứng trên Internet. Người học có thể tận dụng điều này làm mới quá trình dịch đơn điệu, kết hợp giữa học và giải trí.
Kết hợp cả từ điển song ngữ và từ điển đơn ngữ
Việc học bằng phương pháp Ngữ pháp – dịch chỉ yêu cầu sử dụng từ điển song ngữ là đủ. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng từ điển đơn ngữ, người học đang tập trung vào mỗi khía cạnh chuyển nghĩa của từ sang tiếng mẹ đẻ mà không tạo được phản xạ hiểu từ bằng ngôn ngữ đích. Vì vậy khi gặp một từ mới, người học có thể làm theo những bước như sau:
Bước một, tra từ trong từ điển đơn ngữ
Bước hai, cố gắng hình dung nghĩa, sắc thái của từ mới đó dựa vào định nghĩa trong từ điển đơn ngữ
Bước ba, nếu vẫn chưa nắm bắt được sắc thái phù hợp của từ, cần xem lại đoạn văn bản, ngữ cảnh xuất hiện của từ và tra từ điển song ngữ
Cách làm này sẽ tạo ấn tượng về từ mới sâu hơn, từ đó kiến việc ôn tập hay gợi nhớ từ dễ dàng hơn.
Kết hợp kỹ năng nói khi dịch đoạn văn bản
Một điểm yếu của phương pháp Ngữ pháp – dịch là hai kỹ năng nghe và nói bị bỏ quên. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người học không thể sáng tạo và lồng ghép hai kỹ năng này vào bài học.
Chẳng hạn, khi ôn tập lại tất cả từ vựng và cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong bài dịch, người học có thể hình dung lại vị trí xuất hiện trong bài của các từ/cụm từ đó rồi nói lại cả câu có chứa từ/cụm từ đó bằng tiếng Anh, sau đó tóm tắt cả đoạn văn bản đã dịch và đọc lại thành tiếng bằng ngôn ngữ đích.
Lưu ý: không cần đọc lại toàn bộ văn bản một cách chính xác nhất; chỉ cần tập trung vào hiểu ý và khả năng diễn đạt/phát âm.
Do đó, lý tưởng nhất là có một đối tác để luyện nghe và sửa một số lỗi phát âm và cách diễn đạt khi nói. Trong lớp học, giáo viên có thể đảm nhận vai trò này. Nếu không có đối tác luyện tập, bạn có thể sử dụng thiết bị ghi âm để tự nghe và phát hiện lỗi.
Kết luận
Chu Minh Thùy